Breaking News

7 lưu ý "vàng" cần biết khi tham gia bảo hiểm nhân thọ

Tham gia bảo hiểm nhân thọ rất dễ nhưng lần đầu tiên chắc chắn sẽ có những khó khăn và bỡ ngỡ. Hãy tham khảo ngay những lưu ý khi tham gia bảo hiểm nhân thọ.

1/ Hiểu về bảo hiểm nhân thọ và các công ty bảo hiểm

Hiểu về bảo hiểm nhân thọ và công ty bảo hiểm là điều đầu tiên và quan trọng nhất với những người lần đầu tham gia bảo hiểm.
Trước hết bạn cần nắm bảo hiểm nhân thọ là gì, mục đích của bảo hiểm nhân thọ và nó mang lại cho bạn những lợi ích hay quyền lợi gì... từ đó bạn mới quyết định có nên mua hay không.
Sau đó, bạn cần nắm cơ bản về công ty bảo hiểm như thông tin hoạt động theo pháp luật, nguồn gốc, lịch sử, mô hình hoạt động… để bạn hoàn toàn an tâm khi quyết định tham gia bảo hiểm. Đặc biệt với công ty mà bạn lựa chọn cần tìm hiểu kỹ về quy mô, đại lý, chi tiết các sản phẩm hiện nay, dịch vụ khách hàng, thông tin lãi suất, quỹ đầu tư...
thebank_thebank_7luuyvangcanbietkhithamgiabaohiemnhantho_1548989887

2/ Phân tích tài chính và nhu cầu cá nhân

Trước khi tham gia bảo hiểm nhân thọ rất cần xác định nhu cầu và phân tích tài chính để chọn đúng sản phẩm và thiết kế một hợp đồng có mức phí phù hợp nhất.
Mỗi một hợp đồng chỉ duy nhất một người được bảo hiểm chính nên cần xác định rõ mục đích tham gia là gì, mua cho ai. Ví dụ, trong gia đình nếu chưa dư dả về tài chính nên tham gia cho người trụ cột trước để bảo vệ nguồn thu nhập chính của gia đình. Hoặc nếu mục đích cho con đi du học thì nên để con là người được bảo hiểm, xem xét bố hoặc mẹ ai thu nhập cao hơn và trẻ tuổi hơn chọn là người mua bảo hiểm. Hoặc nếu muốn bảo vệ cả gia đình trước rủi ro nên chọn người trụ cột và ghép tên các thành viên còn lại trong cùng một hợp đồng.
Phân tích tài chính cá nhân bao gồm:
- Nhu cầu tài chính tương lai bao gồm những mục tiêu nào, nên chia ra mục tiêu ngắn - trung - dài hạn. Số tiền mong muốn có được tương ứng từng mục tiêu, số tiền tiết kiệm hiện có, thời gian hoàn thành mục tiêu…
- Khả năng tài chính hiện tại: Tổng nhu nhập bao gồm cả tiền lương thưởng, tiền lãi đầu tư kinh doanh, tiền lãi gửi ngân hàng, tiền cổ tức từ góp vốn, tiền cho thuê nhà/xe...trừ đi tổng khoản chi bao gồm chi phí sinh hoạt cơ bản, chi phí giáo dục cho con, khoản đầu tư, giải trí, đầu tư bản thân, nợ ngân hàng phải trả, tiền hỗ trợ những người phụ thuộc...

3/ Kê khai trung thực thông tin cá nhân và gia đình trên hồ sơ yêu cầu bảo hiểm

Hầu hết khách hàng khi tham gia bảo hiểm nhân thọ đều không phải khám sức khỏe chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt như mệnh giá lớn, có bệnh tiền sử đặc biệt… Nên kê khai trung thực là yếu tố rất quan trọng bởi thông tin trên hồ sơ yêu cầu bảo hiểm là cơ sở để công ty bảo hiểm tính phí và quyết định chi trả quyền lợi cho người được bảo hiểm.
thebank_thebank_7luuyvangcanbietkhithamgiabaohiemnhantho_1548989865
Trong hồ sơ yêu cầu bảo hiểm cần lưu ý nhất:
- Thông tin cá nhân của Bên mua bảo hiểm và Người được bảo hiểm chính bao gồm: Tên, giới tính, ngày sinh, thông tin CMND/ CCCD/ HC, quốc tịch, dân tộc, tình trạng hôn nhân, mối quan hệ với Người được bảo hiểm, nghề nghiệp, chức vụ, thu nhập, các thông tin liên lạc...
- Tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh của Bên mua bảo hiểm và Người được bảo hiểm chính: chiều cao và cân nặng, tình trạng hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng chất kích thích, có tham gia các hoạt động mạo hiểm… Tiền sử các bệnh đã mắc hoặc được khám như bệnh về tim, bệnh về phổi, ung thư, tiểu đường, cao huyết áp… Và các triệu chứng về hô hấp, tiêu hóa, nội tiết, da, thần kinh…
Ngoài ra các thông tin về Người được bảo hiểm phụ, Người Thụ hưởng và thông tin sản phẩm bảo hiểm cần điền đúng, đủ và chính xác.
Đặc biệt phải chính Bên mua bảo hiểm và Người được bảo hiểm ký, ghi rõ họ tên trên hồ sơ yêu cầu bảo hiểm.

4/ Tìm hiểu kỹ về từng quyền lợi bảo hiểm

Trong bộ hợp đồng khách hàng nhận được chắc chắn có Bảng minh họa quyền lợi bảo hiểm, đây là bản hồ sơ chi tiết nhất về quyền lợi giúp bạn nắm rõ các quyền lợi của mình.
Trong đó bạn cần hiểu rõ sản phẩm chính có các quyền lợi nào, những trường hợp loại trừ và thời gian chờ của bệnh là bao lâu. Mức chi trả của từng quyền lợi là bao nhiêu, tổng quyền lợi theo từng năm hợp đồng và chú ý các mức lãi suất minh họa. Các quyền lợi tiền mặt, bảo tức, tạm ứng, rút 1 phần hoặc toàn bộ, đáo hạn hợp đồng được quy định như thế nào trong điều khoản sản phẩm.
Ngoài ra, không thể bỏ qua các sản phẩm bổ trợ: có bao nhiêu sản phẩm bổ trợ được tham gia kèm, ngày hiệu lực, những sản phẩm này có quyền lợi như nào, có thời gian chờ hay không, mức chi trả bao nhiêu...
thebank_thebank_7luuyvangcanbietkhithamgiabaohiemnhantho3_1548989865

5/ Lựa chọn mức phí bảo hiểm hợp lý

 Mức phí bảo hiểm rất quan trọng trong việc quyết định khả năng duy trì hợp đồng dài hạn sau này nên cần lưu ý chọn mức phí bao nhiêu thì phù hợp dựa vào phân tích tài chính và nhu cầu cá nhân ở trên. Mức phí hợp lý nhất là khoản 10-15% tổng thu nhập của bạn.
Bên cạnh đó cũng cần chú ý về độ linh hoạt tăng giảm mức phí trong suốt quá trình tham gia, thời hạn đóng phí bao lâu so với thời hạn hợp đồng, định kỳ đóng phí, các hình thức thanh toán phí - chọn hình thức nào lợi thế hơn. Nếu quên đóng phí thì được gia hạn trong bao lâu (thông thường là 60 ngày), khi nào hợp đồng mất hiệu lực, điều kiện khôi phục hiệu lực hợp đồng là gì…

6/ Nắm rõ quy định chi trả quyền lợi bảo hiểm

Công ty có quyền từ chối giải quyết quyền lợi bảo hiểm nếu khách hàng nộp yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm chậm so với quy định nên một điểm lưu ý không kém quan trọng nữa khi tham gia bảo hiểm là nắm rõ quy định chi trả của công ty cho từng sản phẩm cụ thể.
Thứ nhất, thời hạn nộp đơn sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp rủi ro, thông thường là 12 tháng với trường hợp tử vong hoặc mắc bệnh hiểm nghèo; 30 - 60 ngày với trường hợp nằm viện nội trú hoặc bị chấn thương do tai nạn dẫn đến tổn thương bên trong; từ 60 - 90 ngày kể từ khi người tham gia bảo hiểm được kết luận chính xác về bệnh tình của mình...
Thứ hai, hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm của từng công ty sẽ khác nhau với từng trường hợp nằm viện, tai nạn, thương tật hay tử vong...bạn cần nắm ngay từ đầu tránh trường hợp chậm trễ do thiếu thủ tục.
Thứ ba, thời gian giải quyết quyền lợi bảo hiểm thông thường là 30 ngày tính từ ngày công ty nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Hiện nay, một số công ty còn tạo điều kiện cho người tham gia nhanh chóng nộp yêu cầu bồi thường trong vài cú nhấp. Điển hình là dịch vụ "Bồi thường dễ dàng" (EasyClaims) của Manulife Việt Nam.
EasyClaims áp dụng cho các hồ sơ yêu cầu bồi thường quyền lợi trợ cấp nằm viện, giúp người sử dụng không cần đăng nhập bằng mật khẩu, không cần điền đơn yêu cầu bảo hiểm hay nộp chứng từ gốc (trừ một số trường hợp đặc biệt), giảm thủ tục phức tạp.
Như vậy, thay vì đến văn phòng hoặc nhờ đại lý nộp giúp, khách hàng của Manulife có thể yêu cầu bồi thường bảo hiểm trực tuyến. Người dùng bảo hiểm đăng nhập bằng số chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu cùng ngày sinh của mình.
Các phương thức thanh toán đa dạng hơn từ chuyển khoản, lệnh chuyển tiền, trừ phí kỳ sau đến nhận bằng tiền mặt. Trung bình mỗi khách hàng chỉ mất một phút để hoàn tất toàn bộ quy trình yêu cầu bồi thường bảo hiểm trên website này.

7/ Sau khi ký hợp đồng bảo hiểm

Thời hạn hợp đồng bảo hiểm rất dài nên sau khi ký hợp đồng khách hàng vẫn cần phải lưu ý một số điểm sau để đảm bảo quyền lợi:
  • Đóng phí đầy đủ, định kỳ;
  • Lưu giữ các giấy tờ, hóa đơn đóng phí nếu có;
  • Nếu phát hiện kê khai sai sót/nhầm độ tuổi, giới tính thì cần thông báo với công ty ngay để xử lý kịp thời;
  • Có bất cứ thay đổi nào về thông tin cá nhân cần thông báo với công ty, nếu thông tin nào cần chỉnh sửa hoặc khai báo bổ sung cần làm giấy tờ để thay đổi;
  • Nếu xuất ngoại cũng phải thông báo trước cho công ty bảo hiểm về thời gian, mục đích...
  • Thường xuyên kiểm tra tình trạng hợp đồng trên các ứng dụng/phần mềm/SMS của công ty…
Mỗi một hợp đồng bảo hiểm đều có những thông tin, quyền lợi, điều khoản rõ ràng nên khi mua bảo hiểm nhân thọ khách hàng cần tìm hiểu kỹ từng hạng mục, đặc biệt đừng bỏ qua 7 lưu ý “vàng” trên đây để đảm bảo quyền lợi của mình nhé.

No comments