Chưa có thói quen dự phòng bằng bảo hiểm, người Việt bị động trước rủi ro
Nguy cơ rủi ro cao nhưng tư duy dự phòng còn thấp
Còn trong bảng xếp hạng về chỉ số sức khỏe của các quốc gia trên 1 triệu dân do hãng tin Bloombers công bố, Việt Nam đang đứng thứ 62 trên toàn cầu về nguy cơ sức khỏe với số điểm 51,99%, cách một khoảng rất xa so với quốc gia xếp đầu bảng là Singapore với 89,5%.
Có đến 95% người dân Việt lo lắng về mức lương hưu ít ỏi không đủ chi trả cho cuộc sống, đó là kết quả của một cuộc khảo sát về thái độ và kỳ vọng vào tương lai hưu trí của người dân do Quỹ dân số Liên hợp quốc, Viện Lão hóa toàn cầu và Công ty Prudential thực hiện vào tháng 9/2015.
Bên cạnh đó, tuổi thọ khỏe mạnh của người Việt còn khá thấp. Trung bình mỗi người cao tuổi phải chịu 14 năm bệnh tật và mắc 2,69 bệnh kinh niên. Trong khi, người Việt vẫn chưa có nhiều biện pháp để tích luỹ và dự phòng tài chính khi về già, do vậy, với số lương hưu ít ỏi, người cao tuổi Việt Nam rất khó có khả năng trang trải cho các khoản chi về y tế và cuộc sống.
Có thể thấy người Việt đang phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ và rủi ro từ cuộc sống. Thế nhưng, tư duy dự phòng và chuẩn bị đối diện sau rủi ro của người Việt còn khá thấp.
90% dân số Mỹ mua bảo hiểm nhân thọ, người Việt chỉ là 8%
Bảo hiểm nhân thọ từ lâu đã được biết đến là một giải pháp hữu hiệu để chuẩn bị cho những rủi ro khó lường của cuộc sống. Ở các nước tiên tiến trên thế giới, bảo hiểm nhân thọ có từ lâu đời, trung bình mỗi người dân có ít nhất 2 hợp đồng bảo hiểm. Đặc biệt, ở Mỹ, tỉ lệ dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ là trên 90%. Tuy nhiên tại Việt Nam, con số này chỉ đang ở mức 8%. Đây là lý do chính khiến cho nhiều gia đình Việt khốn đốn, không có điểm tựa khi có những sự cố bất ngờ xảy ra.
Khi rủi ro ập đến không phải ai cũng có sẵn nguồn lực tài chính cũng như tinh thần để đối phó với nó. Đây chính là nguyên nhân khiến người dân ở các nước phát triển rất quan tâm đến việc chọn mua các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Việc mua bảo hiểm cũng như "của để dành", giúp người mua có thể đề phòng những rủi ro bất trắc xảy ra trong cuộc sống.
Như gia đình chị Nguyễn Thị Thủy (Thái Thụy – Thái Bình) là một ví dụ điển hình. Chị không may mắn mất đi người chồng, người cha là trụ cột chính trong nhà sau một tai nạn đột ngột, trong khi hai con trai của chị đứa chuẩn bị vào đại học, đứa vào cấp ba. Là người hay lo xa, nên khi thấy nghề nghiệp của chồng thường xuyên phải di chuyển liên tục, rủi ro lớn, nên chị Thủy đã mua bảo hiểm nhân thọ cho anh và cả gia đình với số tiền đóng chỉ 10 triệu/năm. Đóng được gần 5 năm thì chồng chị không may gặp tai nạn. Ngay sau đó, gia đình đã được đơn vị bảo hiểm bồi thường với mức hơn 600 triệu đồng.
Đáng tiếc là số gia đình như chị Thủy tại Việt Nam còn rất ít, việc chưa nhận thức đầy đủ về lợi ích của bảo hiểm nhân thọ đã khiến nhiều gia đình Việt bị động trước những rủi ro.
Dưới góc độ chuyên gia nhiều năm trong lĩnh vực bảo hiểm, ông Ngô Trung Dũng – Phó Tổng thư ký phụ trách Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết: “Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại có nhiều biến động, rủi ro có thể xảy đến bất cứ lúc nào, bảo hiểm nhân thọ với những lợi ích nhìn thấy rõ như: bảo vệ, tích luỹ và đầu tư, là giải pháp ưu việt giúp người Việt có được cuộc sống ổn định và luôn chủ động trước những kế hoạch cho tương lai.”
Ông Ngô Trung Dũng cũng cho biết, với 20 năm phát triển, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trên thị trường Việt Nam đã ngày càng nỗ lực trong việc đa dạng hoá những sản phẩm đáp ứng tốt hơn nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng. Đó là lý do mà người dân ở nhiều mức thu nhập khác nhau, cả thị trường nông thôn và thành thị đều có cơ hội tham gia bảo hiểm nhân thọ.
Rõ ràng, cuộc sống luôn có những rủi ro không thể dự đoán trước, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể trở thành người chủ động trong việc lập kế hoạch tài chính để có được sự yên tâm và đảm bảo tương lai lâu dài. Theo các chuyên gia, đã đến lúc người Việt cần thay đổi tư duy dự phòng rủi ro bằng cách tìm hiểu và lựa chọn cho mình một giải pháp tài chính ưu việt để song hành.