Làm Thế Nào Để Ngừng Ngay Tiêu Xài Hoang Phí Và Bắt Đầu Tích Lũy Hàng Ngày
Một điều tra thăm dò về “nghị quyết đầu năm” của nhân loại
cho thấy “bớt tiêu tiền và tiết kiệm nhiều hơn” chỉ đứng sau mỗi “giảm
cân” và trên xa “bỏ thuốc lá”. Đáng tiếc là thống kê đó cũng cho thấy
80% số lời tự hứa với bản thân này sẽ không thành hiện thực, vậy thì bí
quyết của 20% còn lại là gì?
Đó là thay đổi cả lối sống chứ không chỉ hô khẩu hiệu trong ít ngày, dứt bỏ tật xấu và hình thành thói quen tốt đòi hỏi thời gian cũng như nỗ lực không ngừng từ chính bản thân bạn. Nhưng kết quả về lâu dài sẽ rất đáng giá đấy, và quá trình tập tành cũng sẽ không khổ sở như ngưng hút thuốc hay xỏ giày ra đường chạy nếu như bạn thực hành tốt 4 nguyên tắc sau đây.
Trước hết, ta cần định nghĩa thế nào là tiêu xài hoang phí? Đó là chi tiêu cho những mục đích không cần thiết. Tất cả chúng ta đều từng phạm sai lầm này, sắm TV to hơn hay điện thoại di động đời chót trong khi hoàn toàn không cần vì thực rathiết bị đang có vẫn đáp ứng được hết nhu yêu cầu sử dụng. Với các quyết định chi tiêu lớn thế này thì chỉ một phút bốc đồng là tốn nhiều tiền rồi.
Một bí mật mà ngành bán lẻ không muốn bạn biết chính là các đợt giảm giá rầm rộ, “giảm tới đáy” với những món hời thật khó tin mới khiến cho khách hàng tốn tiền nhiều nhất vào những thứ vô dụng.
Lập danh sách Cần/Muốn/Ao Ước sẽ là cách chặn đứng tín hiệu “mua, mua, mua” đang tấn công vào bộ não của bạn. Những bà nội trợ kinh nghiệm sẽ nhận ra ngay tác dụng của phương pháp này vì sự tương tự với danh mục đi chợ của họ. Điểm khác biệt là có đến 3 cột khác nhau.
Đầu tiên là Cần, đây là những thứ bạn thực sự cần thiết phải có, thậm chí sẵn sàng vay mượn để mua nó. Tiếp theo là nhóm Muốn, tức là bạn chỉ sẽ mua nếu đã tiết kiệm đủ tiền cho nó, mức độ quan trọng của nhóm này không thể khiến bạn chịu lãi suất ngân hàng để sở hữu nó. Cuối cùng mới là Ao Ước, đúng như tên gọi của nó, đây là chỗ cho các thứ hay ho bạn thích có nhưng hiểu mình chưa thể mua được.
Đương nhiên, cả ba danh mục này đều có thể thêm bớt tuỳ ý vì nhu cầu và sở thích của chúng ta luôn biến động, nhưng nguyên tắc chi tiêu là sẽ không chi tiền vào cột Muốn nếu như bên Cần vẫn còn thứ phải sắm. Tương tự, khi mà cột Muốn chưa được gạch hết thì tuyệt đối không được bỏ một xu cho Ao Ước.
Gợi ý nhỏ là công cụ tiện nhất để tạo danh mục này chính là Excel, vì rất đơn giản nên tốt hơn hết bạn hãy lưu nó trong điện thoại hoặc e-mail để có thể chỉnh sửa và theo dõi bất cứ lúc nào cần.
Nghiên cứu thị trường của tạp chí Consumer Report cho thấy 89% số khách hàng mặc cả với người bán sẽ nhận được mức giá tốt hơn. Điều đáng ngạc nhiên là thói quen mua sắm hiện đại khiến cho chúng ta không muốn trả giá và thường đồng ý ngay với mức giá trên bao bì. Thực tế là trong nền kinh tế hiện đại thì luôn tồn tại sự chênh lệch về giá cả giữa cùng một sản phẩm (hoặc sản phẩm thay thế tương tự) trong các hệ thống bán lẻ khác nhau. So sánh giá cả qua mạng hoặc catalog sẽ giúp bạn tiết kiệm không ít nếu biết biến nó thành thói quen hàng ngày. Đừng ngại mất thời gian vì chỉ cần làm quen một thời gian ngắn, tốc độ tìm kiếm sản phẩm và giá cả của bạn qua Internet sẽ rất nhanh. Tiếng lành đồn xa, kỹ năng này thậm chí sẽ khiến bạn dễ được bạn bè hay người quen nhờ shopping hộ, đây chính là cơ hội để bạn tích điểm thành viên, trở thành khách VIP và nhận giảm giá còn nhiều hơn nữa.
Nghiên cứu của National Health Service, Anh quốc cũng như Quỹ tim mạch Úc đã chỉ ra rằng lo lắng về tài chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm và bệnh tim mạch. Thoạt nghe thì lời khuyên này hoàn toàn ngược lại với phép dưỡng sinh khi khiến chúng ta chủ động đối đầu với stress liên tục. Từ khoá ở đây là chủ động, nợ và tín dụng là phần tất yếu của đời sống kinh tế hiện đại. Nó không xấu, nợ chỉ có hại khi không kiểm soát được và gây sốc mỗi khi ta bắt buộc phải nhớ ra nó. Nếu đối diện thường xuyên thì tự khắc bản thân bạn sẽ coi nó như một con số, một bài toán mà mỗi nỗ lực tiết kiệm sẽ đưa bạn lại gần lời giải hơn.
Thiết lập cho màn hình chờ của điện thoại hay máy vi tính hiển thị một con số nợ ngắn hạn nào đó như nợ thẻ tín dụng hay dư nợ vay tín chấp cũng sẽ khiến cho bạn dễ chùn tay hơn khi định chi tiêu quá đà. Bổ sung thêm vào đó hình ảnh phần thưởng, ví dụ như thứ gì đó trong danh sách Muốn hay Ao Ước sẽ giúp bạn có động lực tiết kiệm chi tiêu hơn nữa để đạt đến mục tiêu. Phương pháp này hiệu quả đến mức có cả vài chục ứng dụng phục vụ nó trên smartphone hiện nay. Một ví dụ hiệu quả chính là Debt Tracker.
Cho dù thói quen chi dùng có ngân hàng điện tử hay tiền mặt thì đây cũng là phương án khả thi và đem lại tác dụng nhanh chóng. Hãy đặt kế hoạch một tỉ lệ phần trăm của chi tiêu bạn muốn tiết kiệm, ví dụ 10%. Vậy khi nào bạn tiêu 100,000 đồng thì hãy bỏ lại 10,000 đồng vào tài khoản tiết kiệm trực tuyến (nếu dùng internet banking) hay ngăn riêng trong ví (nếu dùng tiền mặt). Tất nhiên tài khoản thuế tự thu này sẽ không được động đến, chỉ có thể dùng nó để gửi tiết kiệm hay đầu tư. Nếu không có kinh nghiệm đầu tư thì bạn có thể chọn giải pháp tích lũy thông qua các gói bảo hiểm tài chính giúp tích lũy và chi trả tiền lời hàng năm. Giá cả của mọi mặt hàng và dịch vụ khi đó sẽ tăng lên 10% với bản thân ngay lập tức, yếu tố đắt đỏ tự tạo sẽ khiếm bạn phải chủ động cân nhắc và giảm chi tiêu cho hợp lý hơn mỗi khi định rút ví mà vẫn có thêm khoản sinh lời được bổ sung hàng ngày.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng phương pháp có ưu việt đến mấy thì hiệu quả cũng phụ thuộc vào nghị lực của người thực thi nó. Tin vui là bốn cách trên sẽ nhanh chóng giúp bạn đưa việc chi tiêu đi vào kỷ luật, giúp hình thành những thói quen lành mạnh cho đời sống tài chính hàng ngày của bạn. Theo thời gian, những cách tiết kiệm thông minh hơn sẽ đến với tư duy tài chính của bạn, khi đó tác dụng của những khoản đầu tư và bảo vệ có tính lâu dài như bảo hiểm nhân thọ mới thực sự phát huy được hiệu quả cao nhất với tương lai gia đình bạn.
Đó là thay đổi cả lối sống chứ không chỉ hô khẩu hiệu trong ít ngày, dứt bỏ tật xấu và hình thành thói quen tốt đòi hỏi thời gian cũng như nỗ lực không ngừng từ chính bản thân bạn. Nhưng kết quả về lâu dài sẽ rất đáng giá đấy, và quá trình tập tành cũng sẽ không khổ sở như ngưng hút thuốc hay xỏ giày ra đường chạy nếu như bạn thực hành tốt 4 nguyên tắc sau đây.
Lập danh sách CẦN/MUỐN/AO ƯỚC để phân loại chi tiêu
Trước hết, ta cần định nghĩa thế nào là tiêu xài hoang phí? Đó là chi tiêu cho những mục đích không cần thiết. Tất cả chúng ta đều từng phạm sai lầm này, sắm TV to hơn hay điện thoại di động đời chót trong khi hoàn toàn không cần vì thực rathiết bị đang có vẫn đáp ứng được hết nhu yêu cầu sử dụng. Với các quyết định chi tiêu lớn thế này thì chỉ một phút bốc đồng là tốn nhiều tiền rồi.
Một bí mật mà ngành bán lẻ không muốn bạn biết chính là các đợt giảm giá rầm rộ, “giảm tới đáy” với những món hời thật khó tin mới khiến cho khách hàng tốn tiền nhiều nhất vào những thứ vô dụng.
Lập danh sách Cần/Muốn/Ao Ước sẽ là cách chặn đứng tín hiệu “mua, mua, mua” đang tấn công vào bộ não của bạn. Những bà nội trợ kinh nghiệm sẽ nhận ra ngay tác dụng của phương pháp này vì sự tương tự với danh mục đi chợ của họ. Điểm khác biệt là có đến 3 cột khác nhau.
Đầu tiên là Cần, đây là những thứ bạn thực sự cần thiết phải có, thậm chí sẵn sàng vay mượn để mua nó. Tiếp theo là nhóm Muốn, tức là bạn chỉ sẽ mua nếu đã tiết kiệm đủ tiền cho nó, mức độ quan trọng của nhóm này không thể khiến bạn chịu lãi suất ngân hàng để sở hữu nó. Cuối cùng mới là Ao Ước, đúng như tên gọi của nó, đây là chỗ cho các thứ hay ho bạn thích có nhưng hiểu mình chưa thể mua được.
Đương nhiên, cả ba danh mục này đều có thể thêm bớt tuỳ ý vì nhu cầu và sở thích của chúng ta luôn biến động, nhưng nguyên tắc chi tiêu là sẽ không chi tiền vào cột Muốn nếu như bên Cần vẫn còn thứ phải sắm. Tương tự, khi mà cột Muốn chưa được gạch hết thì tuyệt đối không được bỏ một xu cho Ao Ước.
Gợi ý nhỏ là công cụ tiện nhất để tạo danh mục này chính là Excel, vì rất đơn giản nên tốt hơn hết bạn hãy lưu nó trong điện thoại hoặc e-mail để có thể chỉnh sửa và theo dõi bất cứ lúc nào cần.
Sẵn sàng khảo giá và mặc cả
Nghiên cứu thị trường của tạp chí Consumer Report cho thấy 89% số khách hàng mặc cả với người bán sẽ nhận được mức giá tốt hơn. Điều đáng ngạc nhiên là thói quen mua sắm hiện đại khiến cho chúng ta không muốn trả giá và thường đồng ý ngay với mức giá trên bao bì. Thực tế là trong nền kinh tế hiện đại thì luôn tồn tại sự chênh lệch về giá cả giữa cùng một sản phẩm (hoặc sản phẩm thay thế tương tự) trong các hệ thống bán lẻ khác nhau. So sánh giá cả qua mạng hoặc catalog sẽ giúp bạn tiết kiệm không ít nếu biết biến nó thành thói quen hàng ngày. Đừng ngại mất thời gian vì chỉ cần làm quen một thời gian ngắn, tốc độ tìm kiếm sản phẩm và giá cả của bạn qua Internet sẽ rất nhanh. Tiếng lành đồn xa, kỹ năng này thậm chí sẽ khiến bạn dễ được bạn bè hay người quen nhờ shopping hộ, đây chính là cơ hội để bạn tích điểm thành viên, trở thành khách VIP và nhận giảm giá còn nhiều hơn nữa.
Nhắc nợ hàng ngày
Nghiên cứu của National Health Service, Anh quốc cũng như Quỹ tim mạch Úc đã chỉ ra rằng lo lắng về tài chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm và bệnh tim mạch. Thoạt nghe thì lời khuyên này hoàn toàn ngược lại với phép dưỡng sinh khi khiến chúng ta chủ động đối đầu với stress liên tục. Từ khoá ở đây là chủ động, nợ và tín dụng là phần tất yếu của đời sống kinh tế hiện đại. Nó không xấu, nợ chỉ có hại khi không kiểm soát được và gây sốc mỗi khi ta bắt buộc phải nhớ ra nó. Nếu đối diện thường xuyên thì tự khắc bản thân bạn sẽ coi nó như một con số, một bài toán mà mỗi nỗ lực tiết kiệm sẽ đưa bạn lại gần lời giải hơn.
Thiết lập cho màn hình chờ của điện thoại hay máy vi tính hiển thị một con số nợ ngắn hạn nào đó như nợ thẻ tín dụng hay dư nợ vay tín chấp cũng sẽ khiến cho bạn dễ chùn tay hơn khi định chi tiêu quá đà. Bổ sung thêm vào đó hình ảnh phần thưởng, ví dụ như thứ gì đó trong danh sách Muốn hay Ao Ước sẽ giúp bạn có động lực tiết kiệm chi tiêu hơn nữa để đạt đến mục tiêu. Phương pháp này hiệu quả đến mức có cả vài chục ứng dụng phục vụ nó trên smartphone hiện nay. Một ví dụ hiệu quả chính là Debt Tracker.
Tiêu mười, tiết kiệm một
Cho dù thói quen chi dùng có ngân hàng điện tử hay tiền mặt thì đây cũng là phương án khả thi và đem lại tác dụng nhanh chóng. Hãy đặt kế hoạch một tỉ lệ phần trăm của chi tiêu bạn muốn tiết kiệm, ví dụ 10%. Vậy khi nào bạn tiêu 100,000 đồng thì hãy bỏ lại 10,000 đồng vào tài khoản tiết kiệm trực tuyến (nếu dùng internet banking) hay ngăn riêng trong ví (nếu dùng tiền mặt). Tất nhiên tài khoản thuế tự thu này sẽ không được động đến, chỉ có thể dùng nó để gửi tiết kiệm hay đầu tư. Nếu không có kinh nghiệm đầu tư thì bạn có thể chọn giải pháp tích lũy thông qua các gói bảo hiểm tài chính giúp tích lũy và chi trả tiền lời hàng năm. Giá cả của mọi mặt hàng và dịch vụ khi đó sẽ tăng lên 10% với bản thân ngay lập tức, yếu tố đắt đỏ tự tạo sẽ khiếm bạn phải chủ động cân nhắc và giảm chi tiêu cho hợp lý hơn mỗi khi định rút ví mà vẫn có thêm khoản sinh lời được bổ sung hàng ngày.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng phương pháp có ưu việt đến mấy thì hiệu quả cũng phụ thuộc vào nghị lực của người thực thi nó. Tin vui là bốn cách trên sẽ nhanh chóng giúp bạn đưa việc chi tiêu đi vào kỷ luật, giúp hình thành những thói quen lành mạnh cho đời sống tài chính hàng ngày của bạn. Theo thời gian, những cách tiết kiệm thông minh hơn sẽ đến với tư duy tài chính của bạn, khi đó tác dụng của những khoản đầu tư và bảo vệ có tính lâu dài như bảo hiểm nhân thọ mới thực sự phát huy được hiệu quả cao nhất với tương lai gia đình bạn.
No comments