Breaking News

Phân tích BHNT : ĐẦU TƯ - TIẾT KIỆM & BẢO VỆ


👉 Đầu tư được hiểu theo cách phổ thông là "rót tiền" vào lĩnh vực gì đó với mong muốn có lãi.
Trong kinh tế học, đầu tư có liên quan đến tiết kiệm và trì hoãn tiêu thụ.
Trong tài chính, đầu tư là đặt tiền vào tài sản với kỳ vọng của vốn đánh giá cao, thường là tương lai dài hạn.
Hầu hết hoặc tất cả các hình thức đầu tư liên quan đến một số hình thức rủi ro, chẳng hạn như đầu tư vào cổ phần, bất động sản và thậm chí các chứng khoán lãi suất cố định mà có thể gây ra rủi ro lạm phát.
Đầu tư, nghĩa là chúng ta trong sự mong đợi sinh lợi trong khi thực tế có thể dẫn đến kết quả thua lỗ, thậm chí phá sản, khánh kiệt.
Trong khi đó, trong từ ngữ mang tính dân dã, đầu tư được hiểu là cho nợ tiền đối với một mặt hàng nào đó để đến mùa vụ hoàn trả (nghĩa này không được đề cập trong bài viết này).

👉 Tiết kiệm hiểu theo cách dân dã là sự hạn chế chi tiêu, chi tiêu hợp lý cho những thứ cần thiết, không lãng phí cho những việc vô bổ.
Tiết kiệm tiền tùy mục đích, có thể cất giữ trong két sắt (linh hoạt chi tiêu trong những lúc cấp thời hay chi tiêu hàng ngày, phổ biến trong đời sống người dân có thói quen sử dụng tiền mặt hoặc ở vùng chưa phát triển), hoặc gửi tiết kiệm có kỳ hạn, hoặc gửi tiền không kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng (Ngân hàng, Quỹ Tín dụng). Vậy, tiết kiệm ở đây cũng có hơn 1 cách hiểu tùy vào ngữ cảnh của nó.
Mua vàng thường được hiểu là tiết kiệm nhưng có thể vàng đứng giá (đôi khi giảm giá) lại mất chi phí cơ hội sinh lợi đồng tiền từ các kênh khác nên đúng ra mua vàng cất trữ là đầu tư (dài hạn) hoặc đầu cơ (ngắn hạn). Tuy nhiên, người dân vẫn xem đây là cách tiết kiệm, mua vàng vẫn được xem là phòng chống cám dỗ chi tiêu? (Có lẽ xuất phát từ truyền thống mua vàng bỏ chum chôn sâu dưới đất, chết con cháu không biết số vàng này ở đâu!)

👉 Vậy đầu tư sinh ra lợi nhuận thì khoản tiền này có thể tái đầu tư và tất nhiên phải có một phần dùng để tiết kiệm, tức là để dành tiền, cất trữ đồng tiền bằng cách có sinh lãi (gửi Ngân hàng, tham gia Bảo hiểm Nhân thọ).

👉 Việc tham gia Bảo hiểm Nhân thọ, xét về tính tiết kiệm có thể không bằng lãi suất Ngân hàng (do các chi phí hợp lý được khấu trừ được sự phê chuẩn của Bộ tài chính để đảm bảo tính công bằng, an toàn tài chính) nhưng có một điểm vượt trội là sự bảo vệ rủi ro liên quan đến con người. Xét cho cùng, vì còn người còn của nên bảo vệ con người chính là bảo vệ sản nghiệp, khối tài sản do chính họ tạo ra trong quảng thời gian từ lúc sinh ra đến khi chết đi, bao gồm cả bệnh tật và các thương tật mà tùy theo quy tắc và điều khoản khi ký kết để được chấp nhận chi trả bởi Công ty phát hành hợp đồng bảo vệ thân chủ của mình.

👉 Việc đầu tư vào Bảo hiểm Nhân thọ cần một sự tư vấn, phục vụ mang tính chuyên sâu hơn vì nó liên quan đến dòng tiền của nhà đầu tư được phân bổ hợp lý.
Có một sự khác biệt mà chúng ta cần biết rõ là trong cùng một chương trình tối ưu được thiết kế và tận tình phục vụ của một Tư vấn Tài chính chuyên nghiệp thì cả 3 ý nghĩa: Đầu tư - tiết kiệm - bảo vệ rủi ro sẽ được phát huy xứng tầm với một hay nhiều hợp đồng BHNT thích đáng về giá trị!

Tham gia Bảo hiểm Nhân thọ có 3 cách đầu tư:
1. Đầu tư vào giá trị bảo vệ => Bạn chấp nhận giá trị đáo hạn thấp.
2. Đầu tư vào giá trị đáo hạn => Bạn chấp nhận giá trị bảo vệ thấp.
3. Đầu tư cân đối vào giá trị bảo vệ và giá tị đáo hạn.

Quyết định như thế nào tùy vào khách hàng. Tuy nhiên người Tư vấn cần làm rõ điều mong muốn của khách hàng, không nên áp đặt họ và cần phải hiểu rõ để đem lại sự cân đối cho khách hàng.
Hiện nay có nhiều dòng sản phẩm BHNT. Tôi xin nêu ra 3 dòng phổ biến:

1. Sản phẩm truyền thống (TL): Bảo vệ thấp, tiết kiệm cao vì phí bảo hiểm và lãi tích lũy hàng tháng được "rót" vào giá trị hợp đồng. Đến thời hạn hợp đồng kết thúc, khách hàng nhận giá trị đáo hạn bằng giá trị hợp đồng (trước đó nếu đáo hạn trước bạn đều phải chịu chi phí chấm dứt hợp đồng trước hạn). Nếu lãi suất đầu tư thực tế xuống quá thấp (lỗ) thì Công ty BHNT vẫn chịu trả theo lãi suất cam kết tối thiểu.Tham gia sản phẩm này là đầu tư chủ yếu vào giá trị đáo hạn (vì mục tiêu tiết kiệm sinh lãi cao).

2. Sản phẩm liên kết chung (UL): bảo vệ cao nhưng tính tiết kiệm không bằng TL, chỉ có khoản thưởng duy trì hợp đồng 3 năm 1 lần được rót vào giá trị tài khoản nhưng không được rút ra nhưng quyền lợi tiền mặt định kỳ của TL (quyền lợi này của TL tùy Công ty - ở đây không thể bao quát hết được). Về lãi suất của sản phẩm phụ thuộc vào lãi suất đầu tư tách biệt với sản phẩm khác và để riêng, đầu tư vào các lĩnh vực ổn định như trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị, trái phiếu doanh nghiệp và tiền gửi Ngân hàng. Từ đây, các anh/chị Tư vấn viên lưu ý là không tư vấn về lãi suất trên trời đối với sản phẩm này, chi phí sản phẩm này cũng không là con số nhỏ. Sự an toàn, ổn định là mục tiêu của quỹ liên kết chung chứ không phải là lợi nhuận cao.
Tham gia sản phẩm này là đầu tư chủ yếu vào quyền lợi bảo vệ, sự sinh lợi đồng tiền thứ yếu (nếu muốn cân đối thì gia giảm sản phẩm phụ và gia tăng phí đóng thêm - ít chịu chi phí nên gần như số tiền được tham gia tích lũy sinh lãi cao).

3. Sản phẩm liên kết đơn vị: Bảo vệ cao, lãi suất không có cam kết tối thiểu (Đầu tư cùng với Công ty theo các quỹ lựa chọn và có thể chuyển đổi). Lợi nhuận có thể rất cao, hơn lãi suất Ngân hàng nhiều lần nhưng rủi ro cũng rất lớn. Chi phí nhiều! Điều này có khả năng đáo hạn rất khủng nhưng không hứa hẹn gì cả!

Theo Hà Hùng Thiện

No comments