Breaking News

Phân tích LÃI VÀ LỖ Trong Hợp Đồng Bảo Hiểm Nhân Thọ


Hôm nay, tôi chia sẻ cho bạn rõ ràng hơn về điều này trong hợp đồng Bảo hiểm Nhân thọ.
Sơ đồ sau đây diễn đạt sự phân bổ của phí Bảo hiểm và nguyên lý chung của dòng tiền khi đầu tư vào sản phẩm Liên kết chung (viết tắt là UL) - chung thôi, mỗi Công ty có chút khác biệt!

Khi số tiền phí bảo hiểm mong muốn của khách hàng trong chừng mực thấp nhất mà muốn bảo vệ rủi ro rất cao thì có thể họ nhận về số tiền đáo hạn không bằng tổng số phí. Chúng ta không xem đây là LỖ vì phí đóng hàng năm thấp mà muốn bảo vệ cao thì đương nhiên khách hàng đang đầu tư vào sự bảo vệ. Một cách rất công bằng, Bộ tài chính đã phê chuẩn toàn bộ hợp đồng của các Công ty BHNT, vì bảo vệ cao thì tương ứng phí bảo hiểm đóng hàng năm cũng cao, trong khi ý chí khách hàng muốn đóng phí thấp hơn, không có phí đóng thêm, bảo vệ sản phẩm bổ sung nhiều thì từ đó các dòng phí theo sơ đồ dưới đây (xem hình ảnh) sẽ bị khấu trừ cao. Từ đó, số tiền nhận về so với phí bảo hiểm bị âm là do chi phí hợp lý cao hơn. Âm này không gọi là lỗ (Chi phí hợp lý chủ yếu dành cho việc bảo vệ - nôm na là gạt vào 1 cái hũ riêng, nếu bình an là chia sẻ cho người khác như 1 cách làm từ thiện, nếu rủi ro trong phạm vi hợp đồng cam kết thì được nhận số tiền lớn. Chỉ có điều, chúng ta không biết trước mình là người từ thiện hay nhận từ thiện). Dùng từ lỗ, nó không những gây hoang mang mà đó không phải là quan điểm đúng trong bảo hiểm. Ví như: Bảo hiểm phi nhân thọ, không có rủi ro thì mất toàn bộ số phí, nhưng cũng không bị xem là lỗ.

Nhiều bạn cho rằng: Tham gia Bảo hiểm Nhân thọ là để bảo vệ chứ không quan trọng về tiết kiệm. Quan điểm này cũng không phải lúc nào cũng không đúng. Và cần nói thêm cho rõ là: Nếu vậy thì Bảo hiểm Nhân thọ sẽ không phát huy tác dụng nữa, như Prudential hay Dai-ichi có sản phẩm bảo vệ thuần túy về tử vong/TTTB&VV, tai nạn, bệnh hiểm nghèo, chăm sóc sức khỏe, sao chúng ta không tư vấn sự bảo vệ thuần túy mà cần đến sản phẩm liên kết chung và sản phẩm liên kết đơn vị?

Cho nên, bạn là Tư vấn chuyên nghiệp hãy trải lòng lắng nghe tôi chia sẻ, quyết định về điều này là do bạn, tôi không áp đặt gì cả.

Sở dĩ vai trò Bảo hiểm Nhân thọ sống được là vì kết hợp với tính TIẾT KIỆM CÓ NGUYÊN TẮC, còn nếu bạn cho rằng: nó chỉ cần phát huy tính bảo vệ, tiết kiệm không quan trọng thì coi như bạn vô tình gieo ý thức thiên về phi nhân thọ trong lòng khách hàng (trong khi vốn dĩ không thể thay thế cho nhau).

Nếu bạn chưa đồng ý với điều trên, bạn chịu khó lắng nghe thêm tí nữa. Hiện nay, nhiều Công ty bảo vệ linh hoạt khi thiết kế, ví dụ của Dai-ichi trong cùng 1 mức phí bảo vệ 1 tỷ thì một vài Công ty có thể TÙY CHỈNH lên đến hơn 2 tỷ, tất nhiên chi phí bảo hiểm rủi ro sẽ tăng lên, giảm giá trị tài khoản xuống. Nếu bạn thừa nhận 1 ý nghĩa bảo vệ, không tính toán đến sự tiết kiệm thì coi như Dai-ichi "không có cửa".

Tôi lấy ví dụ như vậy, không tung hô cũng không dìm hàng Công ty nào, khách hàng cần biết và chấp nhận "được cái này thì mất cái kia", họ muốn bảo vệ cao thì tiền đáo hạn sẽ thấp, so với số tiền thực tế đưa đi đầu tư và phân bổ vào giá trị tài khoản, trích các khoản phí hợp lý thì hẳn nhiên vẫn sinh lãi theo lãi suất đầu tư quỹ liên kết chung hay liên kết đơn vị (Họ biết vậy, họ sẽ không trách mình sau này).

(theo Hùng Thiện)

No comments