Tiền Sử Bệnh Gia Đình Ảnh Hưởng Đến Chi Phí Bảo Hiểm Nhân Thọ Thế Nào?
Các công ty bảo hiểm dựa trên nhiều yếu tố để đánh giá mức độ
rủi ro về sức khỏe và tính mạng của người được bảo hiểm, từ đó quyết
định việc họ có thể tham gia bảo hiểm hay không và đưa ra mức chi phí
phù hợp. Tiền sử bệnh gia đình chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng
đến chi phí bảo hiểm nhân thọ mà bạn cần lưu tâm.
Ngoài các yếu tố về tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp và điều kiện sức khỏe của người được bảo hiểm, việc tính toán giá trị bảo hiểm còn dựa trên lịch sử bệnh lý của gia đình. Nếu bất cứ ai trong gia đình bạn từng mắc những bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh mang tính chất di truyền, chi phí đóng định kỳ sẽ cao hơn hoặc thậm chí bạn sẽ không được tham gia bảo hiểm.
1. Tiền sử gia đình và một số bệnh lý mang tính di truyền
Tiền sử bệnh gia đình (Family Medical History) là những thông tin về sức khỏe của một cá nhân và những người có cùng huyết thống – họ thường có những đặc điểm chung về gene, môi trường sống, lối sống… Nhờ mối liên quan giữa các yếu tố đó mà chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể xác định được ai dễ mắc và có nguy cơ phát triển bệnh cao đối với các dạng bệnh lý di truyền.
Một số bệnh di truyền thường gặp trong gia đình có thể kể đến:
– Tim mạch: Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), những bất thường trong di truyền là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh về tim mạch. Theo báo cáo của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA), mức hooc-môn homocysteine trong máu tăng cao sẽ gây ra bệnh tim, đột quỵ, đông máu. Những người có biến thể di truyền methylenetetrahydrofolate reductase (MTHFR) trong gen sẽ có tỷ lệ tăng lượng hooc-môn này cao gấp 2-3 lần những người khác.
– Ung thư vú: Yếu tố di truyền đối với ung thư vú đã được phát hiện trong gen BRCA1 và BRCA2. Các báo cáo của WHO đều chứng tỏ rằng, những thành viên trong gia đình sở hữu mã gen BRCA1 hoặc BRCA2 sẽ có tỷ lệ mắc ung thư vú cao hơn 70% – 85% so với người bình thường.
– Tiểu đường: Tiểu đường được xếp vào nhóm rối loạn nội tiết và nguy cơ di truyền từ đời này sang đời khác là rất cao. Nếu cả bố và mẹ đều bị tiểu đường type 1, con cái sẽ có tỷ lệ di truyền 25%. Tỷ lệ này sẽ là 30-40% khi có bố hoặc mẹ được chuẩn đoán tiểu đường type 2 và khi cả bố mẹ đều mắc thì tỷ lệ sẽ tăng lên đến 50%.
– Parkinson và Alzheimer: đây là những bệnh có xu hướng di truyền trong gia đình. Đối với Parkinson, nếu trong gia đình có người được chuẩn đoán bị bệnh thì thế hệ sau sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần những người khác. Thậm chí một nghiên cứu từ đại học Harvard cũng chứng minh rằng, nếu bạn có từ 2 người thân đã mắc căn bệnh này trở lên thì nguy cơ mắc bệnh của bạn có thể tăng 10 lần.
2. Tiền sử bệnh gia đình sẽ tác động đến chi phí bảo hiểm như thế nào?
Yếu tố lịch sử bệnh gia đình ở đây bao gồm cha mẹ và anh chị em ruột của người được bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm thường quan tâm đến số lượng người trong gia đình bạn được chẩn đoán bệnh và thời gian mắc là trước hay sau 60 hoặc 65 tuổi (tùy quy định của từng công ty bảo hiểm). Nếu như có người đã tử vong trước 60 – 65 tuổi vì một trong những bệnh thuộc danh sách xem xét, mức phí bảo hiểm có thể tăng hoặc bạn không được tham gia bảo hiểm. Ví dụ, đối với một số bệnh như tiểu đường, Alzheimer, Parkinson: nếu có 2 người trong gia đình bị bệnh thì bạn sẽ có nguy cơ mắc cao hơn, từ đó dẫn đến chi phí bảo hiểm đắt hơn.
Thông thường, các công ty bảo hiểm sẽ căn cứ vào một số căn bệnh sau để đưa ra chi phí bảo hiểm cho khách hàng:
– Alzheimer;
– Đau thắt ngực;
– Ung thư đại tràng/ruột;
– Ung thư vú;
– Tiểu đường;
– Đau tim;
– Huntington;
– Rối loạn thần kinh;
– Ung thư buồng trứng;
– Parkinson;
– Bệnh thận đa nang;
– Đột quỵ;
…
3. Có nên che giấu tiền sử bệnh gia đình để được bảo hiểm chi phí thấp hay không?
Một trong những yếu tố quan trọng để được tham gia bảo hiểm đó là sự trung thực. Bất cứ yếu tố gian lận nào trong quá trình tham gia bảo hiểm nhân thọ sẽ là căn cứ pháp lý trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa khách hàng và công ty bảo hiểm. Do đó, đừng để khoản phí bảo hiểm rẻ hơn “cám dỗ” bạn kê khai không đúng sự thật về lịch sử bệnh lý gia đình.
Thông tin khách hàng cung cấp không những là yếu tố quan trọng để công ty chấp thuận hay từ chối bảo hiểm, mà còn là cơ sở chi trả hợp pháp cho người được bảo hiểm khi xảy ra rủi ro. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp không được nhận tiền bồi thường bảo hiểm do thông tin cung cấp ban đầu không đúng. Chính vì vậy, việc khách hàng đảm bảo tính trung thực trong quá trình kê khai là điều thực sự cần thiết. Mặc dù có thể chịu một mức chi phí bảo hiểm cao hơn bình thường nhưng bù lại, khách hàng sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi từ Công ty Bảo hiểm theo những gì đã thỏa thuận giữa hai bên một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Ngoài các yếu tố về tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp và điều kiện sức khỏe của người được bảo hiểm, việc tính toán giá trị bảo hiểm còn dựa trên lịch sử bệnh lý của gia đình. Nếu bất cứ ai trong gia đình bạn từng mắc những bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh mang tính chất di truyền, chi phí đóng định kỳ sẽ cao hơn hoặc thậm chí bạn sẽ không được tham gia bảo hiểm.
1. Tiền sử gia đình và một số bệnh lý mang tính di truyền
Tiền sử bệnh gia đình (Family Medical History) là những thông tin về sức khỏe của một cá nhân và những người có cùng huyết thống – họ thường có những đặc điểm chung về gene, môi trường sống, lối sống… Nhờ mối liên quan giữa các yếu tố đó mà chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể xác định được ai dễ mắc và có nguy cơ phát triển bệnh cao đối với các dạng bệnh lý di truyền.
Một số bệnh di truyền thường gặp trong gia đình có thể kể đến:
– Tim mạch: Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), những bất thường trong di truyền là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh về tim mạch. Theo báo cáo của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA), mức hooc-môn homocysteine trong máu tăng cao sẽ gây ra bệnh tim, đột quỵ, đông máu. Những người có biến thể di truyền methylenetetrahydrofolate reductase (MTHFR) trong gen sẽ có tỷ lệ tăng lượng hooc-môn này cao gấp 2-3 lần những người khác.
– Ung thư vú: Yếu tố di truyền đối với ung thư vú đã được phát hiện trong gen BRCA1 và BRCA2. Các báo cáo của WHO đều chứng tỏ rằng, những thành viên trong gia đình sở hữu mã gen BRCA1 hoặc BRCA2 sẽ có tỷ lệ mắc ung thư vú cao hơn 70% – 85% so với người bình thường.
– Tiểu đường: Tiểu đường được xếp vào nhóm rối loạn nội tiết và nguy cơ di truyền từ đời này sang đời khác là rất cao. Nếu cả bố và mẹ đều bị tiểu đường type 1, con cái sẽ có tỷ lệ di truyền 25%. Tỷ lệ này sẽ là 30-40% khi có bố hoặc mẹ được chuẩn đoán tiểu đường type 2 và khi cả bố mẹ đều mắc thì tỷ lệ sẽ tăng lên đến 50%.
– Parkinson và Alzheimer: đây là những bệnh có xu hướng di truyền trong gia đình. Đối với Parkinson, nếu trong gia đình có người được chuẩn đoán bị bệnh thì thế hệ sau sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần những người khác. Thậm chí một nghiên cứu từ đại học Harvard cũng chứng minh rằng, nếu bạn có từ 2 người thân đã mắc căn bệnh này trở lên thì nguy cơ mắc bệnh của bạn có thể tăng 10 lần.
2. Tiền sử bệnh gia đình sẽ tác động đến chi phí bảo hiểm như thế nào?
Yếu tố lịch sử bệnh gia đình ở đây bao gồm cha mẹ và anh chị em ruột của người được bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm thường quan tâm đến số lượng người trong gia đình bạn được chẩn đoán bệnh và thời gian mắc là trước hay sau 60 hoặc 65 tuổi (tùy quy định của từng công ty bảo hiểm). Nếu như có người đã tử vong trước 60 – 65 tuổi vì một trong những bệnh thuộc danh sách xem xét, mức phí bảo hiểm có thể tăng hoặc bạn không được tham gia bảo hiểm. Ví dụ, đối với một số bệnh như tiểu đường, Alzheimer, Parkinson: nếu có 2 người trong gia đình bị bệnh thì bạn sẽ có nguy cơ mắc cao hơn, từ đó dẫn đến chi phí bảo hiểm đắt hơn.
Thông thường, các công ty bảo hiểm sẽ căn cứ vào một số căn bệnh sau để đưa ra chi phí bảo hiểm cho khách hàng:
– Alzheimer;
– Đau thắt ngực;
– Ung thư đại tràng/ruột;
– Ung thư vú;
– Tiểu đường;
– Đau tim;
– Huntington;
– Rối loạn thần kinh;
– Ung thư buồng trứng;
– Parkinson;
– Bệnh thận đa nang;
– Đột quỵ;
…
3. Có nên che giấu tiền sử bệnh gia đình để được bảo hiểm chi phí thấp hay không?
Một trong những yếu tố quan trọng để được tham gia bảo hiểm đó là sự trung thực. Bất cứ yếu tố gian lận nào trong quá trình tham gia bảo hiểm nhân thọ sẽ là căn cứ pháp lý trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa khách hàng và công ty bảo hiểm. Do đó, đừng để khoản phí bảo hiểm rẻ hơn “cám dỗ” bạn kê khai không đúng sự thật về lịch sử bệnh lý gia đình.
Thông tin khách hàng cung cấp không những là yếu tố quan trọng để công ty chấp thuận hay từ chối bảo hiểm, mà còn là cơ sở chi trả hợp pháp cho người được bảo hiểm khi xảy ra rủi ro. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp không được nhận tiền bồi thường bảo hiểm do thông tin cung cấp ban đầu không đúng. Chính vì vậy, việc khách hàng đảm bảo tính trung thực trong quá trình kê khai là điều thực sự cần thiết. Mặc dù có thể chịu một mức chi phí bảo hiểm cao hơn bình thường nhưng bù lại, khách hàng sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi từ Công ty Bảo hiểm theo những gì đã thỏa thuận giữa hai bên một cách nhanh chóng và dễ dàng.