Breaking News

Pháp Luật Về Kinh Doanh Bảo Hiểm (Phần 2)

Cùng tìm hiểu những quy định pháp lý về việc kinh doanh sản phẩm bảo hiểm tại Việt Nam qua bài viết pháp luật về kinh doanh bảo hiểm
Pháp Luật Về Kinh Doanh Bảo Hiểm

2.1.5. Một số định nghĩa khác

2.1.5.1. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu

  • – Hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu hóa khi có ít nhất một trong các trường hợp sau xảy ra:
  • – Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm
  • – Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm không tồn tại hoặc bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra
  • – Bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm
  • – Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật

2.1.5.2. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm

Các bên tham gia hợp đồng có thể chấm dứt hợp đồng bảo hiểm khi:
  • – Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm
  • – Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng, trừ khi các bên có thỏa thuận khác
  • – Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm

2.1.5.3. Sửa đổi, bổ sung và chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm

Trong một số trường hợp, bên mua bảo hiểm có thể thay đổi các thông tin trong hợp đồng, đặc biệt là thông tin cá nhân khi có bất cứ sự thay đổi nào.
Những sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm này phải được lập thành văn bản với sự xác nhận của các bên tham gia
Bên mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm bằng cách thay đổi bên mua bảo hiểm. Sự thay đổi này có thể dẫn đến việc thay đổi người thụ hưởng.

2.1.5.4. Tái bảo hiểm

Trong nghiệp vụ tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm duy nhất với khách hàng
Doanh nghiệp tái không được yêu cầu khách hàng đóng phí trực tiếp
Bên mua bảo hiểm không được yêu cầu doanh nghiệp tái bảo hiểm bồi thường/ trả tiền

2.1.5.5. Thời hạn yêu cầu trả tiền bồi thường

Thời hạn yêu cầu trả tiền bồi thường được tính theo những cách sau:
  • – 1 năm kể từ ngày sự kiện bảo hiểm xảy ra (không tính thời gian do trở ngại khách quan)
  • – 1 năm kể từ ngày biết sự kiện bảo hiểm
  • – 1 năm kể từ ngày người thứ ba yêu cầu

2.1.5.6. Thời hạn và tiền bồi thường

Theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm
Nếu không có thỏa thuận thì phải trả trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
Thời điểm khởi kiện
3 năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp
Thời điểm phát sinh trách nhiệm
Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, trong đó có thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bênh mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm
Có bằng chứng về hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm

2.2. Quy định về hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm

2.2.1. Các quy định chung

2.2.1.1. Bảo đảm của nhà nước đối với kinh doanh bảo hiểm

Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và các tổ chức kinh doanh bảo hiểm.
Nhà nước có chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam, chính sách ưu đãi đối với các nghiệp vụ bảo hiểm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là chương trình phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.

2.2.1.2. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm

Nhà nước khuyến khích thu hút nước ngoài đầu tư vốn vào Việt Nam và tái đầu tư lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm phục vụ công cuộc phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam
Việt Nam đã kí kết hiệp định thương mai với Hoa Kỳ (BTA), trở thành thành viên của tổ chức THương mại thế giới WTO. Điều này thể hiện Việt Nam cam kết mở cửa thị trường không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài

2.2.1.3. Hợp tác, cạnh tranh và đấu thầu trong kinh doanh bảo hiểm

Luật pháp Việt Nam quy định, các công ty được hợp tác trong việc tái bảo hiểm, đồng bảo hiểm
Được cạnh tranh về điều kiện, phạm vi, mức trách nhiệm, mức phí, chất lượng dịch vụ, năng lực bảo hiểm và năng lực tài chính.
Đấu thầu phải công khai, minh bạch theo quy định của Luật này và pháp luật đấu thầu

2.2.2. Các quy định về thành lập và tham gia thị trường

2.2.2.1. Các hình thức pháp lý của doanh nghiệp bảo hiểm

  • – Công ty cổ phần bảo hiểm
  • – Công ty TNHH bảo hiểm
  • – Hợp tác xã bảo hiểm
  • – Tổ chức bảo hiểm tương hỗ

2.2.2.2. Quy định về cấp giấy phép thành lập, hoạt động

  • – Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động
  • – Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động
  • – Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm
  • – Thu hồi và thay đổi nội dung giấy phép thành lập và hoạt động

2.2.2.3. Quy định về tổ chức của doanh nghiệp bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần có các tiêu chí sau về tổ chức:
  • – Trụ sở chính
  • – Chi nhánh sở giao dịch, hội sở, công ty thành viên hạch toán phụ thuộc
  • – Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
  • – Địa điểm kinh doanh, phòng giao dịch
  • – Tổng đại lý (GA)
  • – Vốn điều lệ: vốn điều lệ của từng công ty sẽ khác nhau tùy lĩnh vực kinh doanh. Đối với công ty bảo hiểm nhân thọ, vốn điều lệ tối thiểu là 600 triệu. Đối với công ty bảo hiểm phi nhân thọ, vốn điều lệ tối thiểu là 300 triệu. Vốn điều lệ đã góp bằng mức vốn pháp định: được mở tối đa 20 chi nhánh và văn phòng đại diện
  • – Mỗi chi nhánh và văn phòng đại diện tăng thêm thì doanh nghiệp bảo hiểm phải bổ sung vốn điều lệ đã góp thêm 10 tỷ đồng.

2.2.2.4. Quy định về nhân sự của doanh nghiệp bảo hiểm

Nguyên tắc chung về việc bổ nhiệm người quản trị, điều hành doanh nghiệp bảo hiểm
Quy định về các chuyên gia tính toán

2.2.2.5. Quy định về kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện các quy chế và quy trình
Phải lập hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Phải thường xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật, các quy trình nghiệp vụ và quy định nội bộ
Lưu giữ văn bản kết quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ