Breaking News

Pháp Luật Về Kinh Doanh Bảo Hiểm (Phần 1)

Cùng tìm hiểu những quy định pháp lý về việc kinh doanh sản phẩm bảo hiểm tại Việt Nam qua bài viết pháp luật về kinh doanh bảo hiểm
Pháp Luật Về Kinh Doanh Bảo Hiểm

1. Định nghĩa

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm; góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế – xã hội, ổn định đời sống nhân dân; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm; Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi năm 2010 được ban hành, bao gồm 9 chương và 129 điều
Cấu trúc luật kinh doanh bảo hiểm
Chương 1: những quy định chung
Chương 2: Hợp đồng bảo hiểm
Chương 3: Doanh nghiệp bảo hiểm
Chương 4: Doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài
Chương 5: Tài chính, hạch toán kế toán và báo cáo tài chính
Chương 6: Đại lí bảo hiểm, doanh nghiệp, môi giới bảo hiểm
Chương 7: Quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm
Chương 8: Khen thưởng và xử lí vi phạm
Chương 9: Điều khoản thi hành

2. Pháp luật hiện hành về kinh doanh bảo hiểm

2.1. Quy định chung về hợp đồng bảo hiểm

2.1.1. Khái niệm

Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó:
  • – Bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm
  • – Doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm

2.1.2. Phân loại hợp đồng bảo hiểm


 Bảo Hiểm Con NgườiBảo Hiểm Tài SảnBảo Hiểm Trách Nhiệm Dân Sự
Đối tượng bảo hiểm
  • Tuổi thọ
  • Tính mạng
  • Sức khỏe
  • Tai nạn
  • Tài sản
  • Vật có thực
  • Tiền
  • Giấy tờ trị giá bằng tiền
  • Các quyền tài sản
Trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với bên thứ 3 theo quy định pháp luật
Số tiền bảo hiểmBên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm tự thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểmBên mua bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm cho tài sản đóDoanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm

2.1.3. Nội dung hợp đồng bảo hiểm

  • – Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng;
    Đối tượng bảo hiểm;
  • – Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;
  • – Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
  • – Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
  • – Thời hạn bảo hiểm;
  • – Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
  • – Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
  • – Các quy định giải quyết tranh chấp;
  • – Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.
  • – Hình thức hợp đồng bảo hiểm
  • – Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản
  • – Bẳng chứng giao kết:
  • – Giấy chứng nhận bảo hiểm
  • – Đơn bảo hiểm
  • – Điện báo, fax, telex và các hình thức khác do pháp luật quy định

2.1.4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm

2.1.4.1. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên

Quyền Của Doanh Nghiêp Bảo HiểmNghĩa Vụ Của Doanh Nghiệp Bảo Hiểm
  • Thu phí bảo hiểm
  • Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ thông tin
  • Từ chối trả tiền bồi thường
  • Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất
  • Đơn phương đình chỉ hợp đồng
  • Giải thích các điều khoản bảo hiểm
  • Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm
  • Bồi thường kịp thời và đầy đủ
  • Trả lời bằng văn bản chính thức lí do từ chối chi trả quyền lợi nếu có
  • Phối hợp với bên mua bảo hiểm để yêu cầu đòi bồi thường từ bên thứ 3 nếu có
Quyền Của Bên Mua Bảo HiểmNghĩa Vụ Của Bên Mua Bảo Hiểm
  • Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm uy tín để mua bảo hiểm
  • Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích điều khoản, cấp giấy chứng nhận bảo hiểm
  • Đơn phương đình chỉ hợp đồng khi doanh nghiệp bảo hiểm cố tình cung cấp thông tin sai sự thật để ép bên mua bảo hiểm kí hợp đồng
  • Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm
  • Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm
  • Đóng phí bảo hiểm đầy đủ
  • Kê khai trung thực, đầy đủ thông tin sức khỏe và các thông tin khác liên quan đến hợp đồng bảo hiểm
  • Thông báo những trường hợp làm tăng rủi ro hoặc phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm
  • Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm càng sớm càng tốt khi sự kiện bảo hiểm xảy ra
  • Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất cho đối tượng bảo hiểm

2.1.4.2. Quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng

Một trong hai bên có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng bảo hiểm trong những trường hợp sau:
Đối Với Doanh Nghiệp Bảo HiểmĐối Với Bên Mua Bảo Hiểm
Khi bên mua bảo hiểm:
  • Cố tình cung cấp thông tin sai sự thật: không thực hiện đúng các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm
  • Không chấp nhận tăng phí bảo hiểm khi có sự thay đổi làm tăng rủi ro được bảo hiểm
  • Không thể đóng được phí sau thời gian gia hạn đóng phí (60 ngày)
  • Không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm sau thời gian được doanh nghiệp bảo hiểm ấn định
Khi doanh nghiệp bảo hiểm:
  • Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật (khi đó doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật)
  • Không chấp nhận giảm phí khi có sự thay đổi làm giảm rủi ro được bảo hiểm