Mức chi phí cho bảo hiểm nhân thọ có quá đắt không?
Tâm lý chung của người Châu Á và của hầu hết người Việt đó là
làm gì cũng phải thấy được lợi ích thì mới làm. Nếu không thấy ngay cái
lợi trước mắt thì cũng để đó “từ từ tính” hoặc lúc nào cũng chủ quan
cho rằng sẽ chẳng có chuyện gì đâu, cẩn thận quá cũng thừa, lo nhiều lại
thành “lo hão” v.v..
Chắc chưa ai quên sự ra đi bất ngờ và đầy nuối tiếc khi còn rất trẻ của nhạc sỹ/ ca sỹ Trần Lập. Anh là một người mắc ung thư – căn bệnh mà cứ mỗi năm, Việt Nam có tới hơn 200 ngàn người mắc phải. Quá trình điều trị bệnh ung thư tốn kém vô cùng, đến lúc lâm nguy mới hiểu giá trị của bảo hiểm lớn đến đâu. Với sự lo xa và cẩn thận của mình, Trần Lập đã mua tới 7 hợp đồng bảo hiểm. Với một sự dự trù trước sau cho những rủi ro bất ngờ, không những Trần Lập được chi trả và hỗ trợ tài chính trong quá trình chữa trị mà anh hoàn toàn có thể yên tâm, vợ con anh sẽ luôn có cuộc sống không phải lo toan nghĩ ngợi về tài chính.
Vậy mức chi phí bảo hiểm có quá đắt không khi so sánh với giá trị sức khỏe và tinh thần của một con người?
Phí bảo hiểm không phải món tiền mua bán. Đó là sự trao đổi thể hiện trách nhiệm
giữa người tham gia đối với công ty bảo hiểm. Khi người tham gia gặp
rủi ro, công ty bảo hiểm sẽ phải chịu toàn bộ gánh nặng tài chính. Vậy
thì cớ gì mà lại tiếc khoản tiền chi phí hàng tháng cho bảo hiểm? Nhất
là sau đáo hạn, người tham gia sẽ được nhận lại toàn bộ chi phí bảo
hiểm, cả gốc lẫn lãi.
Khi nghe thấy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trị giá vài trăm triệu đồng, ai cũng lắc đầu từ chối tham gia. Nhưng đó thông thường là tổng chi phí cả hợp đồng, tính ra, mỗi năm người tham gia chỉ phải đóng vài chục triệu, chia nhỏ mức ra hàng tháng cũng chỉ tốn trên dưới 1 triệu đồng. Số tiền này có bằng tiền mua một đôi giày hiệu, hay những chầu nhậu cùng bạn bè hàng tháng không?
Hãy cùng làm một vài phép so sánh:
– So với chi phí cà phê và ăn sáng hàng ngày: Một tô phở giá thấp nhất 25.000VNĐ cộng với ly cà phê thấp nhất 15.000VNĐ. Một tháng một người tiêu hết khoảng 1.200.000VNĐ cho bữa sáng.
– So với chi phí hút thuốc lá: Một bao thuốc lá Việt rẻ nhất 10.000VNĐ, thuốc lá ngoại khoảng 50.000VNĐ. Mỗi người đàn ông Việt hút trung bình từ 1-3 gói thuốc mỗi ngày. Một ngày hết từ 10.000 VNĐ đến 150.000VNĐ, vậy một tháng hết khoảng 300.000VNĐ cho tới 4.500.000VNĐ cho thói quen hút thuốc.
– So với chi phí giày dép, quần áo, mỹ phẩm của chị em thì số tiền bảo hiểm một tháng quả là không đáng kể. Một thỏi son giá mềm cũng từ 200.000VNĐ tới 500.000VNĐ, cộng thêm nước hoa, kem dưỡng chắc chắn chẳng dưới 1 triệu VNĐ bao giờ.
Vậy nên mới có một thực tế là
nhiều cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh bất ngờ gặp rủi ro, mất trắng
hàng tỷ đồng, lúc đó có xoay sở thì cũng không thể cứu vãn được tình
hình. Vậy mới thấy ý nghĩa và giá trị của bảo hiểm lớn như thế nào.
Cho dù có nhiều khoản phải chi nhưng hãy chi những gì thực sự ý nghĩa/ Stock Photo
Bảo hiểm nhân thọ
nhằm bảo vệ an toàn tài chính cho con người trước những rủi ro trong
cuộc sống. Những giá trị vật chất như doanh nghiệp, công ty thì không
thể nào so sánh cân đo được với tính mạng và sức khỏe con người.Chắc chưa ai quên sự ra đi bất ngờ và đầy nuối tiếc khi còn rất trẻ của nhạc sỹ/ ca sỹ Trần Lập. Anh là một người mắc ung thư – căn bệnh mà cứ mỗi năm, Việt Nam có tới hơn 200 ngàn người mắc phải. Quá trình điều trị bệnh ung thư tốn kém vô cùng, đến lúc lâm nguy mới hiểu giá trị của bảo hiểm lớn đến đâu. Với sự lo xa và cẩn thận của mình, Trần Lập đã mua tới 7 hợp đồng bảo hiểm. Với một sự dự trù trước sau cho những rủi ro bất ngờ, không những Trần Lập được chi trả và hỗ trợ tài chính trong quá trình chữa trị mà anh hoàn toàn có thể yên tâm, vợ con anh sẽ luôn có cuộc sống không phải lo toan nghĩ ngợi về tài chính.
Vậy mức chi phí bảo hiểm có quá đắt không khi so sánh với giá trị sức khỏe và tinh thần của một con người?
Chi phí để bảo hiểm cho cuộc sống không bao giờ là đắt
Khi nghe thấy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trị giá vài trăm triệu đồng, ai cũng lắc đầu từ chối tham gia. Nhưng đó thông thường là tổng chi phí cả hợp đồng, tính ra, mỗi năm người tham gia chỉ phải đóng vài chục triệu, chia nhỏ mức ra hàng tháng cũng chỉ tốn trên dưới 1 triệu đồng. Số tiền này có bằng tiền mua một đôi giày hiệu, hay những chầu nhậu cùng bạn bè hàng tháng không?
Hãy cùng làm một vài phép so sánh:
– So với chi phí cà phê và ăn sáng hàng ngày: Một tô phở giá thấp nhất 25.000VNĐ cộng với ly cà phê thấp nhất 15.000VNĐ. Một tháng một người tiêu hết khoảng 1.200.000VNĐ cho bữa sáng.
– So với chi phí hút thuốc lá: Một bao thuốc lá Việt rẻ nhất 10.000VNĐ, thuốc lá ngoại khoảng 50.000VNĐ. Mỗi người đàn ông Việt hút trung bình từ 1-3 gói thuốc mỗi ngày. Một ngày hết từ 10.000 VNĐ đến 150.000VNĐ, vậy một tháng hết khoảng 300.000VNĐ cho tới 4.500.000VNĐ cho thói quen hút thuốc.
– So với chi phí giày dép, quần áo, mỹ phẩm của chị em thì số tiền bảo hiểm một tháng quả là không đáng kể. Một thỏi son giá mềm cũng từ 200.000VNĐ tới 500.000VNĐ, cộng thêm nước hoa, kem dưỡng chắc chắn chẳng dưới 1 triệu VNĐ bao giờ.
Rõ ràng là mức phí bảo hiểm nhân thọ chẳng đắt chút nào! Chỉ là do chúng ta tư duy theo lối mòn mà thôi. Những thứ mua dùng ngay trước mắt thì thấy rẻ (Cho dù trên thực tế chẳng rẻ chút nào).
Trong khi những thứ có lợi ích lâu dài, giá trị to lớn thì lại e ngại
sợ tốn tiền. Giả sử, đề nghị đàn ông Việt bỏ rượu bia thuốc lá để đổi
lấy một sức khỏe tốt thì hiếm ai chấp nhận, nhưng nói bỏ không tham gia bảo hiểm để dùng tiền chi tiêu trước mắt thì lại nhiều người dễ dàng đồng ý. Quả là đáng buồn thay!
Trong
cuộc sống, có rất nhiều thứ cần cân đo đong đếm để sử dụng sao cho hiệu
quả. Những thứ nào không đem lại ích lợi, còn gây ra nhiều rủi ro như
rượu bia, thuốc lá v.v.. thì nên sớm từ bỏ. Những thứ nào quan trọng thì
nên ưu tiên, như tiền cho con đi học, tiền cho vợ mua thức ăn, và thứ
cần thiết nhất để đảm bảo chất lượng sống như bảo hiểm nhân thọ thì nên
tham gia. Sau khi đọc xong bài viết này, mong rằng sẽ không ai cảm thấy
băn khoăn về chi phí bảo hiểm nhân thọ đắt hay rẻ nữa mà tham gia ngay
để bảo hiểm cho cuộc sống của chính bản thân và gia đình!