Breaking News

Hợp Đồng Bảo Hiểm: Kiến Thức Cơ Bản Và Các Thuật Ngữ (Phần 2)

Bài viết chia sẻ những kiến thức cơ bản về hợp đồng bảo hiểm và phân loại hợp đồng bảo hiểm
hợp đồng bảo hiểm

4. Đối tượng trong hợp đồng bảo hiểm

Các đối tượng trong hợp đồng bảo hiểm bao gồm: doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hưởng.

4.1. Doanh nghiệp bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm là một tổ chức được thành lập và hoạt động quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm có thể được thành lập dưới các hình thức pháp lý sau:
  • – Công ty cổ phần bảo hiểm
  • – Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm
  • – Hợp tác xã bảo hiểm
  • – Tổ chức bảo hiểm tương hỗ
Trong hợp đồng bảo hiểm, thuật ngữ “doanh nghiệp bảo hiểm” còn được thay thế bởi các cụm từ “người bảo hiểm”, “công ty bảo hiểm”.

4.2. Bên mua bảo hiểm

Bên mua bảo hiểm là cá nhân, tổ chức giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm định kì để nhận lại sự bảo vệ từ doanh nghiệp bảo hiểm
Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng

4.3. Người được bảo hiểm

Người được bảo hiểm là cá nhân, tổ chức có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm

4.4. Người thụ hưởng

Người thụ hưởng là cá nhân, tổ chức được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người

5. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm

Quyền của doanh nghiệp bảo hiểmNghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm
  • Thu phí bảo hiểm
  • Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ thông tin
  • Từ chối trả tiền bồi thường
  • Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất
  • Đơn phương đình chỉ hợp đồng
  • Giải thích các điều khoản bảo hiểm
  • Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm
  • Bồi thường kịp thời và đầy đủ
  • Trả lời bằng văn bản chính thức lí do từ chối chi trả quyền lợi nếu có
  • Phối hợp với bên mua bảo hiểm để yêu cầu đòi bồi thường từ bên thứ 3 nếu có
Quyền của bên mua bảo hiểmNghĩa vụ của bên mua bảo hiểm
  • Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm uy tín để mua bảo hiểm
  • Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích điều khoản, cấp giấy chứng nhận bảo hiểm
  • Đơn phương đình chỉ hợp đồng khi doanh nghiệp bảo hiểm cố tình cung cấp thông tin sai sự thật để ép bên mua bảo hiểm kí hợp đồng
  • Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm
  • Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm
  • Đóng phí bảo hiểm đầy đủ
  • Kê khai trung thực, đầy đủ thông tin sức khỏe và các thông tin khác liên quan đến hợp đồng bảo hiểm
  • Thông báo những trường hợp làm tăng rủi ro hoặc phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm
  • Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm càng sớm càng tốt khi sự kiện bảo hiểm xảy ra
  • Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất cho đối tượng bảo hiểm

6. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm

6.1. Thông tin của các bên trong hợp đồng
6.1.1. Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm
6.1.2. Tên, địa chỉ, thông tin cá nhân của bên mua bảo hiểm
6.1.3. Tên, địa chỉ, thông tin cá nhân của người được bảo hiểm
6.1.4. Tên, địa chỉ, thông tin cá nhân của người thụ hưởng;
6.2. Đối tượng bảo hiểm;
6.3. Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;
6.4. Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
6.5. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
6.6. Thời hạn bảo hiểm;
6.7. Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
6.8. Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
6.9. Các quy định giải quyết tranh chấp;
6.10. Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.
6.11. Ngoài những nội dung trên, hợp đồng bảo hiểm có thể có các nội dung khác do các bên thỏa thuận.