Công ty bảo hiểm phá sản, người mua bảo hiểm có bị mất tiền không?
Có rất nhiều người đang băn khoăn về vấn đề công ty bảo hiểm phá sản thì người mua bảo hiểm có bị mất tiền không?
Công ty bảo hiểm nhân thọ phá sản là một trong những lo ngại của
người tham gia khi đặt bút kí một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (BHNT) kéo
dài trong nhiều năm. Thực tế cho thấy, lo lắng này đã có câu trả lời
thỏa đáng.
Năm 2014, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 52.680 tỷ đồng, tăng 14,2% so với năm 2013. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 25.250 tỷ đồng, tăng 10,5%; doanh thu phí BHNT ước đạt 27.430 tỷ đồng, tăng 17,9%.
Xét riêng hoạt động môi giới bảo hiểm, tổng số phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới trong năm 2014 ước đạt 5.996 tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm 2013; tổng doanh thu hoa hồng môi giới bảo hiểm là 476,6 tỷ đồng, tăng 6,6% so với năm 2013.
Tổng số tiền thực bồi thường và trả tiền bảo hiểm của toàn thị trường năm 2014 ước là 18.552 tỷ đồng, tăng 4,1% so với năm 2013. Trong đó, số tiền của các doanh nghiệp BHNT là 8.199 tỷ đồng, tăng 3,9% so với năm 2013; số tiền của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là 10.353 tỷ đồng, tăng 4,2% so với năm 2013.
Nhiều người lo ngại sự vững mạnh của công ty bảo hiểm nhân thọ
>> Người mua bảo hiểm nhân thọ yên tâm là sẽ không bị mất tiền, mà hợp đồng vẫn tiếp tục có hiệu lực và các quyền lợi vẫn được bảo toàn vì:
Thứ nhất: Doanh nghiệp bảo hiểm phải có đủ khả năng tài chính để đáp ứng cam kết với người tham gia bảo hiểm. Cụ thể doanh nghiệp phải có số vốn điều lệ đã đóng không thấp hơn mức vốn pháp định do Chính phủ quy định và phải duy trì số vốn này trong suốt quá trình hoạt động.
Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm phải có nguồn vốn chủ sở hữu tương ứng với quy mô hoạt động để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm của mình. Hơn nữa, sau khi thu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập dự phòng nghiệp vụ đầy đủ để đáp ứng khả năng chi trả cho người tham gia bảo hiểm. Thế nên người mua bảo hiểm nhân thọ có thể yên tâm về khả năng tài chính của công ty bảo hiểm.
Thứ hai: Pháp luật quy định rõ danh mục đầu tư vốn và việc đầu tư vốn của doanh nghiệp phải được thực hiện an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.
Thứ ba: Doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu sự kiểm tra giám sát về nội dung và phạm vi hoạt động bao gồm quy tắc điều khoản, biểu phí bảo hiểm áp dụng, địa bàn triển khai, đối tượng khách hàng. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, môi giới bảo hiểm muốn thay đổi nội dung, phạm vi hoạt động cũng phải được Bộ Tài chính chấp thuận.
Các công ty bảo hiểm nhân thọ phải hoạt động dựa trên Luật kinh doanh bảo hiểm
Thứ tư: Ngay cả khi doanh nghiệp bảo hiểm trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ, duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định do Chính phủ quy định, nhưng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không tương ứng với quy mô hoạt động theo mức do Chính phủ quy định, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bị đặt vào trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Trong trường hợp này, Bộ Tài chính sẽ thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động theo Thông tư số 195/2014/TT-BTC có hiệu lực từ 1/2/2015.
Thứ năm: Ngoài các biện pháp trên, trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm giải thể, phá sản, thì doanh nghiệp bảo hiểm phải chuyển giao toàn bộ các hợp đồng bảo hiểm đã ký cho doanh nghiệp bảo hiểm khác theo thỏa thuận hay theo chỉ định của cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm, kèm theo việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm là chuyển giao tài sản, các quyền và nghĩa vụ tài chính.
Thứ sáu: Người quản trị, điều hành của doanh nghiệp bảo hiểm phải có năng lực quản lý, nghiệp vụ chuyên môn về bảo hiểm.
Như vậy, các khách hàng đã, đang và sẽ mua bảo hiểm nhân thọ của các công ty bảo hiểm nhân thọ có thể hoàn toàn yên tâm về những quyền lợi của mình khi tham gia bảo hiểm.
Năm 2014, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 52.680 tỷ đồng, tăng 14,2% so với năm 2013. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 25.250 tỷ đồng, tăng 10,5%; doanh thu phí BHNT ước đạt 27.430 tỷ đồng, tăng 17,9%.
Xét riêng hoạt động môi giới bảo hiểm, tổng số phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới trong năm 2014 ước đạt 5.996 tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm 2013; tổng doanh thu hoa hồng môi giới bảo hiểm là 476,6 tỷ đồng, tăng 6,6% so với năm 2013.
Tổng số tiền thực bồi thường và trả tiền bảo hiểm của toàn thị trường năm 2014 ước là 18.552 tỷ đồng, tăng 4,1% so với năm 2013. Trong đó, số tiền của các doanh nghiệp BHNT là 8.199 tỷ đồng, tăng 3,9% so với năm 2013; số tiền của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là 10.353 tỷ đồng, tăng 4,2% so với năm 2013.
Nhiều người lo ngại sự vững mạnh của công ty bảo hiểm nhân thọ
>> Người mua bảo hiểm nhân thọ yên tâm là sẽ không bị mất tiền, mà hợp đồng vẫn tiếp tục có hiệu lực và các quyền lợi vẫn được bảo toàn vì:
Thứ nhất: Doanh nghiệp bảo hiểm phải có đủ khả năng tài chính để đáp ứng cam kết với người tham gia bảo hiểm. Cụ thể doanh nghiệp phải có số vốn điều lệ đã đóng không thấp hơn mức vốn pháp định do Chính phủ quy định và phải duy trì số vốn này trong suốt quá trình hoạt động.
Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm phải có nguồn vốn chủ sở hữu tương ứng với quy mô hoạt động để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm của mình. Hơn nữa, sau khi thu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập dự phòng nghiệp vụ đầy đủ để đáp ứng khả năng chi trả cho người tham gia bảo hiểm. Thế nên người mua bảo hiểm nhân thọ có thể yên tâm về khả năng tài chính của công ty bảo hiểm.
Thứ hai: Pháp luật quy định rõ danh mục đầu tư vốn và việc đầu tư vốn của doanh nghiệp phải được thực hiện an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.
Thứ ba: Doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu sự kiểm tra giám sát về nội dung và phạm vi hoạt động bao gồm quy tắc điều khoản, biểu phí bảo hiểm áp dụng, địa bàn triển khai, đối tượng khách hàng. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, môi giới bảo hiểm muốn thay đổi nội dung, phạm vi hoạt động cũng phải được Bộ Tài chính chấp thuận.
Các công ty bảo hiểm nhân thọ phải hoạt động dựa trên Luật kinh doanh bảo hiểm
Thứ tư: Ngay cả khi doanh nghiệp bảo hiểm trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ, duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định do Chính phủ quy định, nhưng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không tương ứng với quy mô hoạt động theo mức do Chính phủ quy định, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bị đặt vào trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Trong trường hợp này, Bộ Tài chính sẽ thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động theo Thông tư số 195/2014/TT-BTC có hiệu lực từ 1/2/2015.
Thứ năm: Ngoài các biện pháp trên, trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm giải thể, phá sản, thì doanh nghiệp bảo hiểm phải chuyển giao toàn bộ các hợp đồng bảo hiểm đã ký cho doanh nghiệp bảo hiểm khác theo thỏa thuận hay theo chỉ định của cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm, kèm theo việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm là chuyển giao tài sản, các quyền và nghĩa vụ tài chính.
Thứ sáu: Người quản trị, điều hành của doanh nghiệp bảo hiểm phải có năng lực quản lý, nghiệp vụ chuyên môn về bảo hiểm.
Như vậy, các khách hàng đã, đang và sẽ mua bảo hiểm nhân thọ của các công ty bảo hiểm nhân thọ có thể hoàn toàn yên tâm về những quyền lợi của mình khi tham gia bảo hiểm.