Nghề tư vấn : ĐÓ LÀ LÚC TÔI THẤT BẠI ( Phần 2 )
Một kinh nghiệm khác đã để lại vết sẹo không hàn gắn được trong trái tim tôi, xảy ra trong những ca đầu tiên mà tôi đã cố gắng để bán hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Khi tôi quyết định rời bỏ vị trí thầy giáo để tham gia vào lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, thì một trong những người đầu tiên tôi gặp là một trong những người bạn tốt của tôi - trưởng phòng kinh doanh của một đại lý xe hơi. Tên anh ta là Quang. Khi tôi kể lại cho anh ta sự thay đổi trong nghề nghiệp của tôi, anh ta rất vui và nói với tôi “ Tôi rất vui là bạn đã kể cho tôi biết là bạn đã chuyển sang làm bảo hiểm nhân thọ. Tôi đang suy nghĩ là sẽ mua một hợp đồng bảo hiểm nào đó và bây giờ tôi sẽ mua từ bạn.”
Ngay sau khi tôi có giấy chứng nhận bán bảo hiểm, người đầu tiên mà tôi gặp là người bạn của tôi, Quang. Anh ta 47 tuổi có một vợ, ba đứa con tuổi từ 5 tới 15 tuổi. Anh ta chào tôi bằng câu mở đầu, “Hưng, thiết kế cho tôi một sản phẩm phù hợp nhất.” Tôi tính toán cho anh ta một chương trình bảo vệ gia đình cùng với một khoản tích lũy cho những kê hoạch tương lai của Quang. Tôi đã nói với Quang rằng nó rất quan trọng và anh ta phải làm điều gì đó để chương trình này có hiệu lực càng sớm càng tốt. Quang đã bảo đảm với tôi rằng anh ta sẽ nghiên cứu chương trình một cách kỹ lưỡng và cho tôi biết ngay lập tức khi anh ta có quyết định.
Tôi quay trở lại ngày hôm sau và Quang nói với tôi rằng: “Hưng, tôi thích chương trình đó, nhưng tôi đang phải đợi một chút trước khi tôi mua nó. Ông thấy đấy, tôi có lượng cổ phiếu trị giá 600 triệu, bây giờ tôi bán nó thì tôi sẽ lỗ một ít. Tôi tin là cổ phiếu sẽ quay trở lại tăng giá cho tới cái giá mà tôi mua nó và khi điều đó xảy ra tôi sẽ bán nó đi và mua hợp đồng bảo hiểm nhân thọ này. Hãy gọi cho tôi hàng ngày. Những cổ phiếu này bây giờ sẽ tăng giá bất kỳ lúc nào”. (Câu này nghe quen quen: Tôi thấy chưa cần bảo hiểm nhân thọ ngay bây giờ bởi vì tôi đã có một dây hụi (dây họ) ở thời kỳ đầu, chẳng nhẽ tôi hốt hụi trưóc để mua bảo hiểm thì bị lỗ)
Hàng ngày tôi đều ghé lại gặp Quang, và điều đó đã trở thành công việc thường ngày. Anh ta lấy ra tờ Tin nhanh chứng khoán và chúng tôi cùng nhìn vào giá của cổ phiếu của anh ta. Ngày này qua ngày khác, giá cổ phiếu của anh ta vẫn giữ nguyên. Điều này xảy ra trong khoảng sáu tuần.
Cuối cùng, dịp may cũng đã tới. Tôi bước vào nhà anh ta vào một buổi sáng thứ Năm. Tôi sẽ không bao giờ quên nó. Nó dường như mới xảy ra ngày hôm qua. Quang mỉm cười khi nói với tôi rằng, “Hưng, chứng khoán đã lên giá cho tới cái giá mà tôi đã mua. Tôi đang chuẩn bị bán và mua bảo hiểm nhân thọ. Gặp tôi thứ Hai nhé.”
Tôi rời văn phòng của Quang như là một đứa trẻ với món đồ chơi mới. Tôi quá hạnh phúc. Tôi sắp sửa bán một hợp đồng lớn. Tôi chạy ào vào văn phòng của tôi và nói với người trưởng nhóm của tôi rằng: “Tôi sắp sửa bán một cái hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho bạn của tôi, Quang. Anh ta đã nói với tôi quay lại và gặp anh ta vào sáng thứ Hai”. Tôi đợi tới ngày thứ hai với một niềm hy vọng lớn.
Tới ngày thứ Hai, tôi quay trở lại. Tôi đã nhìn thấy Quang, tốt quá. Nhưng tôi đã nhìn thấy anh ta trong quan tài. Anh ta đã chết.
Hình như là vào ngày thứ Bảy, Quang vẫn đi làm dù tiết trời lạnh giá và làm việc cả ngày, thậm chí người ta đã nhắc nhở anh ta về nhà đi, nhưng anh ta chỉ chịu về nhà lúc sau 8.00 tối. Tối hôm đó trên đường về nhà, Quang đã bất ngờ bị một xe tải container va quẹt mạnh vào xe của anh làm chiếc xe của Quang bẹp dúm. Quang được cấp tốc đưa vào bệnh viện nhưng các bác sĩ đã nhận ra rằng Quang đã ở trong tình trạng rất xấu. Lồng ngực và ổ bụng của anh ta đã bị xung huyết. Quang được tập trung mọi biện pháp để cứu chữa, nhưng đã quá muộn. Quang đã qua đời vào đêm thứ Bẩy.
Khi tôi nhìn vào khuôn mặt của người bạn thân thiết của tôi, toàn bộ câu chuyện, một bức tranh hoàn chỉnh về bảo hiểm nhân thọ đã hiện rõ ra trước mắt tôi. Cầm lấy tay vợ Quang, tôi nhìn vào quan tài và cả hai đều khóc. Tôi đã lặp đi lặp lại với người vợ Quang rằng tôi đã thất bại, tôi đã thất bại... Bà ta nói, “Không, Hưng, ông đã cố gắng. Đó không phải là lỗi của ông”. Nhưng tôi cứ nhắc đi nhắc lại rằng đó là lỗi của tôi.
Lẽ ra tôi đã bảo vệ được tương lai của gia đình đó.
Lẽ ra….
Lẽ ra……..
Lẽ ra………….
Nhưng….Tại sao một lần nữa, tôi đã thất bại.
Có ai chỉ dùm tôi không?
Hay bắc thang lên hỏi ông trời?
Lẽ ra….
Lẽ ra……..
Lẽ ra………….
Nhưng….Tại sao một lần nữa, tôi đã thất bại.
Có ai chỉ dùm tôi không?
Hay bắc thang lên hỏi ông trời?
Một tuần sau đám tang, vợ Quang đã phải chia tay với căn nhà của bà. Bà ta không thể sống ở đó thêm một thời gian nào nữa nếu không có nguồn thu nhập của Quang. Ông ta có mỗi một hợp đồng bảo hiểm trị giá 20 triệu, chỉ đủ để chi phí cho đám tang.
Người góa phụ gửi hai đứa con của Quang tới sống với người em của Quang. Bà ta tới sống với em gái của bà ta ở thành phố khác cùng với đứa con còn lại, toàn là con gái. Nhưng đó chưa phải là kết thúc câu chuyện.
Ba tháng sau đó, đứa út “vật quí báu của Quang” năm tuổi - qua đời. Tôi không biết điều gì đã làm cho nó chết. Tôi không phải là bác sĩ. Có rất nhiều câu chuyện được đồn đại xung quanh cái chết của đứa bé. Người thì nói nó chết vì căn bệnh hiếm có. Người thì nói nó chết vì cô đơn. Một số người nói nó chết vì đau buồn.
Một vài tháng sau đó, khoảng sáu tháng sau cái chết của Quang, tôi tình cờ nhìn thấy bà vợ Quang. Người chủ cũ của Quang thấy thương cảm cho bà góa và muốn giúp đỡ. Họ đã cho bà ta một công việc.
Một buổi tối vào lúc khuya, khi tôi đang trên đường trở về nhà, tôi đi ngang qua đại lý xe hơi đó. Tôi đã nhìn thấy bà ta vào lúc nửa đêm.
Đúng! Bà ta đã có một công việc. Tôi chỉ có thể nhìn thoáng thấy bà ta khi tôi đi ngang. Bạn biết đấy, bà ta đang quỳ xuống nền nhà giữa những chiếc xe để lau sàn nhà……………
Điều mà tôi học được từ thất bại của mình là tôi biết rằng không có vật gì có thể thay thế cho bảo hiểm nhân thọ.
Đó là lý do tại sao bảo hiểm nhân thọ đã trở thành điều ám ảnh đối với tôi.
Đó là lý do tại sao bảo hiểm nhân thọ là một tín ngưỡng đối với tôi.
Đó là lý do mà sau đó tôi không bao giờ bỏ cuộc trong việc thuyết phục mọi người tham gia bảo hiểm nhân thọ.
Đó là lý do tại sao tôi yêu cầu mọi người mà tôi gặp cần phải mua bảo hiểm nhân thọ.
ĐÓ LÀ LÝ DO TẠI SAO TÔI ĐÃ CÁM ƠN THƯỢNG ĐẾ RẰNG: TÔI LÀ NHÀ TƯ VẤN BẢO HIỂM NHÂN THỌ.
Đó là lý do tại sao bảo hiểm nhân thọ đã trở thành điều ám ảnh đối với tôi.
Đó là lý do tại sao bảo hiểm nhân thọ là một tín ngưỡng đối với tôi.
Đó là lý do mà sau đó tôi không bao giờ bỏ cuộc trong việc thuyết phục mọi người tham gia bảo hiểm nhân thọ.
Đó là lý do tại sao tôi yêu cầu mọi người mà tôi gặp cần phải mua bảo hiểm nhân thọ.
ĐÓ LÀ LÝ DO TẠI SAO TÔI ĐÃ CÁM ƠN THƯỢNG ĐẾ RẰNG: TÔI LÀ NHÀ TƯ VẤN BẢO HIỂM NHÂN THỌ.
(Theo Duy Vinh )