Breaking News

Hủy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có được không?

Nhưng vì lý do bất khả kháng nào đó, bạn vẫn có nhiều lựa chọn để giữ hợp đồng tiếp tục hiệu lực nhằm duy trì quyền lợi bảo hiểm như: vay từ giá trị hoàn lại của hợp đồng, điều chỉnh giảm mệnh giá hợp đồng… 
Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung 2010
Theo Điều 23. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
Ngoài các trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự, hợp đồng bảo hiểm còn chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm;
2. Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác;
3. Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Vậy khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì hợp đồng bảo hiểm đó được coi là chấm dứt tại thời điểm bên kia nhận được thông báo đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng của bên này.
>> 
 huy-hop-dong-bao-hiem-nhan-tho-co-duoc-khong
Hủy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có được không?
Điều 24. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
1. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.
2. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này, bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người.
3. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí; bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng phí bảo hiểm cho đến hết thời gian gia hạn theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người.
4. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trong các trường hợp khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
>>
thebank_huyhopdongbaohiemnhanthocoduockhong_1484729801
Không nên hủy hợp đồng bảo hiểm giữa chừng
Như vậy trong trường hợp khách hàng hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm trước thời hạn bên mua bảo hiểm sẽ nhận được Giá trị hoàn lại (nếu có) của hợp đồng. Giá trị hoàn lại nhận được nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm. 
Theo Điều 35 của Luật Kinh doanh bảo hiểm này quy định: “… bên mua bảo hiểm không có quyền đòi lại khoản phí bảo hiểm đã đóng nếu thời gian đã đóng phí bảo hiểm dưới hai năm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.”. 
Theo đó, nếu hợp đồng bảo hiểm vì lý do nào đó bị hủy ngang trước khi đóng đủ hai năm phí, khách hàng sẽ không nhận được tiền hoàn lại.
Kinh nghiệm rút ra là gì?
Để đảm bảo quyền lợi, trước khi mua bảo hiểm cần cân nhắc kỹ nhu cầu của mình, khả năng đóng phí, vì tham gia bảo hiểm nhân thọ là lập kế hoạch dài hạn, đòi hỏi sự cam kết lâu dài, ổn định. Nên hãy tham gia với mức phí khoảng 10% thu nhập của bạn để khi có sự biến động về thu nhập thì khoản đóng bảo hiểm hàng kỳ của bạn sẽ không bị ảnh hưởng nhiều và bạn vẫn có thể tham gia được nhiều hợp đồng bảo hiểm nữa.
Trong mọi trường hợp, hủy hợp đồng bảo hiểm giữa chừng sẽ gây thiệt hại tài chính cho chính bạn và cho cả công ty bảo hiểm. Nhưng vì lý do bất khả kháng nào đó, bạn vẫn có nhiều lựa chọn để giữ hợp đồng tiếp tục hiệu lực nhằm duy trì quyền lợi bảo hiểm như: vay từ giá trị hoàn lại của hợp đồng, vay dựa trên số phí bạn đã đóng, điều chỉnh giảm mệnh giá hợp đồng… . Đặc biệt, bạn nên tìm hiểu kỹ tất cả các thông tin này với công ty bảo hiểm trước khi có quyết định ngừng giữa chừng hợp đồng bảo hiểm.
>> Xem xét kỹ mức phí của từng sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trước khi mua để tránh xảy ra trường hợp hủy hợp đồng giữa chừng.
Theo Luật kinh doanh bảo hiểm