Breaking News

BHNT - Chi phí hưu trí

Một trong số những mong muốn chung của mọi người là việc sống mà không cần phải lo lắng về tiền. Dù gì đi nữa nếu thiếu tiền hoặc không có tiền thì sẽ có nhiều khi phiền não, đôi khi sẽ trở nên khốn khổ. Nếu trong cuộc sống nhất thiết phải lựa chọn thời kỳ không có tiền thì nên chọn khi nào?
 

Dù sao thì không có tiền khi còn nhỏ là tốt nhất. Khi còn nhỏ mệt nhọc hay thiếu thốn thì giàu có, an nhàn khi có tuổi vẫn tốt hơn. Trong quá khứ dù vất vả thì hiện tại giàu có hơn, hiện tại dù có hơi vất vả thì tương lai thoải mái hơn.
"Tuổi già" chính là tương lai đó. Về già khi năng lực tài chính đã mất, đến tiền còn không có thì không phải là quá khốn khổ ư? Vì thế dù chỉ là một ngày thì cũng phải nhanh chóng chuẩn bị cho một tuổi già không phải lo lắng về tiền bạc.

Tuổi già trung bình là bao nhiêu năm?

Vậy thì cái thời gian tuổi già mà chúng ta phải chuẩn bị là bao lâu? Tại Việt Nam nếu tính tuổi nghĩ hưu của Nam là 60t và Nữ là 55t thì tính vào năm 2014 thời gian tuổi già trung bình của Nam là gần 14 năm và nữ là gần 19 năm và thời gian này sẽ tăng tỉ lệ với sự phát triển kinh tế xã hội. Vậy nhìn chung thời gian tuổi già trung bình của hai vợ chồng là hơn 30 năm, một con số không hề nhỏ và lúc này chúng ta phải làm gì để duy trì cuộc sống? vẫn tiếp tục đi làm hay xin tiền con cháu? Và có một sự thật luôn luôn đúng là có tự do tài chính thì tâm hồn mới tự do được.


Nếu suy nghĩ đơn giản, trải qua tuổi già, chi tiêu theo tiêu chuẩn hiện tại thì chỉ phải tiết kiệm 1 nửa thu nhập. Cái đó cũng ngoại trừ những khoản chi phí như mua nhà cửa, nuôi dạy con cái... và là chi phí tích lũy được khi chỉ đơn thuần nghĩ đến tuổi già. Khi đã suy nghĩ 15 năm, việc chuẩn bị cho tuổi già đã biết trước sẽ không bất ngờ tiến đến như 1 bức tường khổng lồ phải không các bạn?
Như vậy là trên thực tế phần lớn mọi người đang nghĩ đến việc bắt đầu chuẩn bị cho tuổi già từ tuổi 40. Ở trong những bài báo hoặc những cuốn sách phần lớn đều viết hẳn ra là: "sự chuẩn bị cho tuổi già = tuổi tứ tuần". Tại sao lại như vậy? Không thể hiểu được vì sao lại thế.
Nguyên tắc cơ bản nhất của việc chuẩn bị cho tuổi già là "càng nhanh càng tốt". Câu này được hiểu ngược lại là "càng muộn càng không tốt". Nếu vậy thì việc công thức không được ưa chuộng được sử dụng liên tục có lẽ là do việc thỏa hiệp với độc giả. Phải đến độ tuổi 40 mọi người mới quan tâm đến hai từ "tuổi già" vì vậy điều đó được coi là phù hợp với họ. Đồng nghĩa với việc chuẩn bị sớm hơn thì số tiền tiết kiệm sẽ nhiều hơn và nhanh đạt được mục tiêu hơn.

Chuẩn bị cho tuổi già tại Việt Nam

Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng đồng nghĩa với việc sau 15 đến 20 năm nữa dân số sẽ đi nhanh vào giai đoạn già hóa. Theo khảo sát thời điểm hiện tại nước ta có gần 10% dân số đang ở độ tuổi hưu trí, Trong đó, có tới 70% số người cao tuổi không có tài sản tích lũy và hơn 30% nguồn thu nhập của người già do con cháu hỗ trợ. Bên cạnh đó, theo số liệu điều tra về mức sống hộ gia đình ở Việt Nam cho thấy khoảng 43% người cao tuổi hiện vẫn đang làm việc, tỷ lệ người cao tuổi ở vùng nông thôn và phụ nữ cao tuổi tham gia vào lực lượng lao động cao hơn đáng kể so với người cao tuổi sinh sống tại các khu vực đô thị và nam giới cao tuổi. Tuy nhiên hầu hết người cao tuổi đang tự tạo việc làm trong nông nghiệp với thu nhập thấp và không ổn định, chỉ cần cú sốc kinh tế nhỏ cũng đẩy họ xuống mức nghèo đói. Hơn nữa, trợ cấp hưu trí và trợ cấp xã hội hàng tháng được coi là nguồn thu nhập chính cho người cao tuổi, nhưng mức độ bao phủ của các chương trình này chưa cao...


Chúng tôi đã tham khảo nhiều thông tin từ các bệnh viện, viện dưỡng lão (Thị Nghè, Bình Mỹ, Ba Thương, Thiên Đức), và thông tin về các chi phí sinh hoạt hiện tại dành cho người cao tuổi để đưa ra bảng mô tả tham khảo về chi phí trung bình hàng tháng cho một người già như sau:
(đang cập nhật)

Cần bao nhiêu tiền cho tuổi già?

Nhìn chung chi phí trung bình cho một người cao tuổi ở thời điểm hiện tại cũng gần như ngang bằng với chi phí của một người lao động bình thường khoảng gần 5 triệu đồng 1 tháng (đã rất tiết kiệm), chúng ta thử nhân số tiền này cho 30 năm tuổi già của hai vợ chồng sẽ là gần 1,8 tỷ đồng (5tr x 12th x 30n). Một con số không hề nhỏ, chưa kể 1,8 tỷ này là của năm 2014 còn nếu là của năm 2030 số tiền sẽ gần như gấp đôi. Thực tế nếu tính toán chúng ta sẽ thấy con số không biết nói dối, và việc chuẩn bị ngay cho quỹ hưu trí khổng lồ này là điều rất cấp thiết. Bảo hiểm nhân thọ có nhiều phương pháp giúp bạn và gia đình thực hiện những kế hoạch hoàn hảo và đạt được quỹ tiết kiệm hưu trí một cách trọn vẹn nhất. Bạn sẽ suy nghĩ về việc gửi ngân hàng hoặc đầu tư thì sao?

Đây là quan điểm cá nhân của người viết nhưng tôi xin mạn phép so sánh giữa bảo hiểm nhân thọ, gửi ngân hàng và đầu tư (ba lĩnh vực hoàn toàn không giống nhau, nếu có điều kiện bạn hãy thực hiện cả 3 để làm đầy rổ tiền của gia đình mình).

  • Đầu tư: Lợi nhuận cao đồng nghĩa với rủi ro cao nếu như bạn chưa có đủ kiến thức tài chính, bạn có thể có hàng trăm triệu thậm chí hàng tỷ đồng nhưng cũng có thể trắng tay khi không may đầu tư sai chỗ. Lúc về già, điều tốt nhất có lẽ là nên đầu tư cho thế hệ trẻ.
  • Gửi ngân hàng: Bạn gặp phải một rủi ro là lạm phát làm mất giá đồng tiền, tiền gốc không bị mất đi và bạn nhận thêm lãi suất. Nếu có rủi ro, bạn có thể rút ra ngay lập tức nhưng kế hoạch trước đó của bạn cũng sẽ tiêu tùng.
  • Tham gia bảo hiểm nhân thọ: Chỉ cần một số tiền nhỏ hơn rất nhiều so với hai khoản mục đầu tư trên, khi vừa tham gia bạn đã được bảo hiểm số tiền rất lớn, có nghĩa là lỡ như có rủi ro thì gia đình bạn có được một khoản tiền lớn, còn nếu không có điều gì xảy ra thì bạn nhận được toàn bộ số tiền đã đóng cộng với lãi suất.

Như vậy, có thể nói bảo hiểm nhân thọ giống như hình thức đầu tư tổng hợp vừa có những yếu tố rủi ro như kênh đầu tư và có cả sự tích lũy dài hạn như gửi ngân hàng.
Đến lúc này bạn đang nghĩ tại sao tôi không đề cập đến vấn đề lỡ công ty Bảo hiểm phá sản thì sao? Câu hỏi này cũng giống như lỡ ngân hàng phá sản thì sao? Bất kỳ tổ chức nào hoạt động tại Việt Nam cũng đều phải dựa trên cơ chế quản lý và điều lệ của pháp luật nên việc phá sản là không hề dễ dàng, mời quý bạn đọc xem chuyên mục LUẬT BẢO HIỂM để biết rõ hơn về những quy định này.
Quay lại vấn đề chi phí hưu trí, điều tất yếu là bất kỳ ai trong chúng ta cuối cùng cũng sẽ già “sinh-lão-bệnh-tử” là chặng đường mà ai cũng sẽ phải bước qua, đi trên nó một cách nhẹ nhàng như bước trên hoa hồng hay đi trên sỏi đá tất cả phụ thuộc vào sự chuẩn bị của bạn ở hiện tại. “Cẩn tắc vô áy náy” chuẩn bị không bao giờ là dư thừa.

Số liệu thống kê những năm gần đây cho thấy, dân số nước ta đang già hóa với tốc độ nhanh chưa từng có. Việt Nam chỉ mất 20 năm để chuyển từ “già hóa dân số” (tỷ lệ người trên 60 tuổi chiếm từ 10%) sang giai đoạn dân số già (trên 20%). Với sự thay đổi nhanh chóng trong cơ cấu dân số này, Việt Nam cần xây dựng một chiến lược lâu dài nhằm chuẩn bị, thích ứng và đáp ứng các nhu cầu của người cao tuổi.


Quẩn quanh nếp nghĩ “trẻ cậy cha, già cậy con” hay chủ động tạo lập QUỸ HƯU TRÍ ngay từ bây giờ....

No comments