Breaking News

Bạn thuộc nhóm người nào trong 4 nhóm người làm ra tiền?

Nếu phân chia người làm ra tiền trong xã hội, có thể tạm chia là 4 nhóm: Nhóm người làm công lĩnh lương, nhóm người làm tư, nhóm chủ doanh nghiệp, công ty và nhóm các nhà đầu tư.

Chuyện tối thứ 4: Bạn thuộc nhóm người nào trong 4 nhóm người làm ra tiền?

Câu chuyện về 5 con khỉ hẳn nhiều người đã nghe kể, nhưng, một lần nữa nghe lại cũng không thừa. Bởi với mỗi người, sẽ là những cảm nhận khác nhau.

Chuyện kể rằng, có 5 con khỉ bị nhốt trong một căn phòng. Giữa phòng là một cái thang, trên đỉnh thang là nải chuối. Mỗi khi có một con khỉ định trèo lên thang, người ta lại phun nước lạnh vào những con còn lại, làm chúng rất khổ sở.

Sau một thời gian, mỗi khi có một con khỉ định trèo lên thang, những con còn lại, vì không muốn bị phun nước, tóm lấy con kia và đánh cho một trận. Dần dần, không có con nào trong số 5 con khỉ có ý định trèo lên thang nữa. Người ta bèn bắt ra 1 con và thay bằng con mới. Nhìn thấy nải chuối và cái thang, con khỉ mới liền trèo lên. Tất nhiên bốn con kia xông vào đánh. Con khỉ mới không hiểu vì sao bị đánh, tuy nhiên không dám trèo nữa.

Cứ thể, lần lượt 5 chú khỉ ban đầu được thay ra hết.

Bây giờ, 5 con khỉ mới ở trong phòng. Không có con nào từng bị dội nước. Nhưng cũng không con nào dám trèo lên thang. Và, cả 5 sẵn sàng đánh bất kỳ con nào khác có ý định đó, mà không hiểu vì lí do gì.


Trong tâm lý học, có một khái niệm gọi là sự lan truyền tâm lý trong tập thể. Những nhà quản lý, lãnh đạo phải luôn sáng tạo nhưng chính họ cũng sẽ là người lan truyền tâm lý xuống nhân viên. Sự đam mê, hiệt huyết và biềm tin, hay ngược lại, việc mất niềm tin mất ý chí của người lãnh đạo sẽ nhanh chóng lan truyền xuống nhân viên. Và về tâm lý, việc ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến tập thể có một phần tác động từ người lãnh đạo. Nếu người lãnh đạo biết vận dụng khéo léo tâm lý này vào quản trị thì đều đạt được những thành công ngoài mong đợi.

Nhà lãnh đạo luôn phải đối mặt với nhiều thách thức về con người, đối thủ, sản phẩm… chính vì vậy việc phát huy sức mạnh của từng cá nhân trong một tập thể trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Một ngày nọ, vị giám đốc một xưởng sản xuất máy xuống thăm công xưởng tìm hiểu xem nguyên nhân từ đâu dẫn đến việc sản xuất trì trệ, không có tăng trưởng dù dây chuyền sản xuất, máy móc của công ty không hề lạc hậu.

Sau một ngày trời xem xét đánh giá tất cả, ông hỏi công nhân ca làm việc buổi ngày: "Mỗi ngày các anh sản xuất được bao nhiêu sản phẩm?" Anh tổ trưởng thay mặt trả lời là được 100 sản phẩm. Vị CEO lấy sơn ghi lại con số 100 ngay tấm bảng lớn trước cửa và ra về.

Tối đó, khi giao ca, công nhân ca tối bỗng dưng thấy số 100 trên tấm bảng và thắc mắc. Sau khi biết đó là số sản phẩm công nhân ca ngày làm ra, cả tổ đã họp lại và lên quyết tâm vượt con số này. Hôm đó, họ sản xuất được 110 sản phầm và viết tiếp con số 110 ngạo nghễ ngay cạnh số 100.

Sáng hôm sau, công nhân ca ngày thấy số 110 đầy thách thức và không chịu thua kém, cùng nhau cải tiến phương pháp làm việc. 115 sản phẩm đã hoàn thành hôm đó. Con số 115 ngay lập tức được viết lên cạnh số 110...

Câu chuyện thi đua âm thầm tiếp tục diễn ra tại công xưởng, và công ty tăng trưởng mạnh sau đó, máy móc hoạt động đủ công suất dự kiến.

Bài học cho thấy, người lãnh đạo thông minh, không phải tự mình đi làm mọi việc, mà hãy để nhân viên tự phấn đấu, chỉ cần truyền cảm hứng và quan trọng là "gieo" mầm đúng lúc đúng thời điểm.

Câu chuyện dạy voi cũng là bài học về tâm lý. Khi những chú voi còn rất bé, những người luyện voi dùng 1 dây xích rất lớn xích chân lại, và dù dùng lực mạnh đến đâu chú voi cũng không thể phá xích ra được. Chiếc xích được đổi thành những chiếc lớn hơn khi chú voi ngày càng mạnh hơn.

Nhưng – chỉ một thời gian sau đó – những người luyện voi chỉ dùng những sợi xích bé cũng đủ giữ chân những chú voi này lại. Bởi – sau bao lần cố gắng thoát khỏi sợi xích nhưng không thành, những chú voi này đã mặc định là không thể thoát, và dù sau này, những sợi xích chỉ là tượng trưng thì chú cũng không nghĩ là có thể thoát và tự cầm tù chính mình.

Trong kinh doanh, nếu bạn cứ luôn nghĩ mình không thể làm được, hay mình chỉ làm được như thế thôi, thì tâm lý đó sẽ mãi theo bạn. Và bạn thua ngay từ chính bản thân mình

Tuy nhiên, nếu đổi lại, bạn nghĩ rằng làm sao họ làm được. Làm thế nào để hoàn thành công việc chứ không phải là có thể thực hiện nó hay không.

Cựu đệ nhất phu nhân Mỹ - Eleanor Roosevelt đã từng nói: “Một nhà lãnh đạo tốt là người biết truyền cảm hứng cho những người khác để họ có niềm tin vào nhà lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo xuất sắc là người biết truyền cảm hứng cho những người khác để họ có niềm tin vào chính bản thân họ”. Với việc đem đến cảm hứng cho người khác, tin tưởng và giúp họ tin vào mình, người lãnh đạo sẽ thấy những kết quả mà họ tạo ra tốt hơn những gì mình kỳ vọng rất nhiều.

Nếu phân chia người làm ra tiền trong xã hội, có thể tạm chia là 4 nhóm: Nhóm người làm công lĩnh lương (nhóm A), nhóm người làm tư (nhóm B), nhóm chủ doanh nghiệp, công ty (nhóm C) và nhóm các nhà đầu tư (nhóm D). Và vị trí tồn tại của mỗi người trong 4 nhóm đó sẽ quyết định nguồn thu nhập đem lại cho chúng ta.

Người lĩnh lương mỗi tháng hay người làm tư, có thể lại được xếp vào một nhóm lớn hơn là nhóm 1. Những người kiếm tiền từ kinh doanh, doanh nghiệp hay đầu tư tài chính tạm xếp chung vào nhóm 2.

Nếu những người làm công lĩnh lương, những người thuộc nhóm 1 mãi mãi đi làm với tâm lý cố kiếm một công việc ổn định, đủ tiền chi tiêu trong gia đình, người đó cũng mãi không thể bước sang nhóm 2.

Những người thuộc nhóm 2, sẽ luôn nghĩ làm sao kiếm tiền, làm sao bắt tiền kiếm tiếp tiền cho mình. Đó là những nhà đầu tư, những người kinh doanh. Và một người luôn phấn đấu ở trong nhóm 2, sẽ là những người chủ, làm chủ chính bản thân mình, làm chủ đồng tiền, và làm chủ cả những người khác.

Minh Giám
Theo Trí Thức Trẻ

No comments