9 kiểu người tới cuối đời cũng không thể thành công
Càng ngày, mối liên hệ giữa kinh nghiệm và kiến thức với sự thành công trong công việc càng giảm. Bạn không thể thành công khi chỉ có kiến thức mà không có các kỹ năng xã hội và sự tự nhận thức bản thân.
Nhà kinh tế học David Deming tại Đại học Harvard đã nghiên cứu các tiềm năng công việc từ năm 1980 đến nay và nhận thấy, những công việc đòi hỏi kỹ năng xã hội tăng đến 24%, trong khi những công việc cần đến bí quyết kỹ thuật và kinh nghiệm tăng không đáng kể. Deming cũng thấy rằng, mức lương tăng mạnh nhất đối với những công việc nhấn mạnh vào kỹ năng xã hội.
Kỹ năng xã hội và sự nhận thức bản thân thuộc phạm trù trí tuệ cảm xúc (EQ). Theo nghiên cứu của TalentSmart trên hơn 1 triệu người cho thấy, trí thông minh cảm xúc đóng góp đến 58% hiệu quả công việc. Những người thiếu EQ thường bất lợi hơn.
Có rất nhiều người thông minh và tài giỏi nhưng nhược điểm của họ lại chính là sự thiếu tự tin và thiếu kỹ năng xã hội, từ đó cản trở công việc. Muốn trở nên thành công, chính bạn phải nhìn nhận lại và tự hoàn thiện mình. Vậy hãy thử xem, liệu bạn có phải là một trong số những người khó có thể thành công trong công việc dưới đây không:
1. Người nhút nhát
Nỗi sợ hãi có tác động rất mạnh. Trong công việc, những người bị nỗi sợ hãi lấn át thường có những hành động thiếu sáng suốt và gây ra hậu quả. Những đồng nghiệp hèn nhát sẽ nhanh chóng đổ lỗi cho người khác, bao biện cho sai lầm và không dám đứng lên đấu tranh cho lẽ phải.
2. Người bi quan
Đây là kiểu người có khả năng khiến những người xung quanh cảm thấy tồi tệ lây bằng cách áp đặt những suy nghĩ tiêu cực lên bất cứ ai họ gặp. Họ luôn nhìn vào mặt xấu của vấn đề và lo sợ ngay cả trong những tình huống bình thường nhất.
3. Người kiêu ngạo
Kiêu ngạo là sự tự tin giả dối nhằm che đậy sự bất an bên trong. Một nghiên cứu của Đại học Akron cho thấy, sự kiêu ngạo dẫn đến một loạt vấn đề nơi làm việc. Những người kiêu ngạo thường có xu hướng làm việc kém hiệu quả hơn, ít hài lòng hơn và gặp nhiều vấn đề về nhận thức. Tiếp xúc với những kẻ này chỉ làm lãng phí thời gian của bạn bởi họ không bao giờ coi trọng những gì bạn làm được.
4. Người ba phải
Đây là những người luôn chọn con đường ít bị phản đối nhất, họ không có chính kiến của riêng mình, bên nào cũng có thể cho là đúng. Nếu bạn cảm thấy mình đang dần bị tẩy não bởi những gì người khác tin, hãy cẩn thận!
5. Người đổ lỗi
Đây là kiểu người luôn cho rằng thất bại của họ là do thiếu cơ hội. May mắn có thể là yếu tố quan trọng trong sự thành công của ai đó, song họ có được thành quả ấy chủ yếu là nhờ sự chăm chỉ nỗ lực. Những người đổ lỗi không nhận ra được rằng, sự thất bại không phải do hoàn cảnh mà do chính thái độ của họ gây nên.
6. Người tính khí thất thường
Một số người hoàn toàn không kiểm soát được cảm xúc của họ. Họ sẽ liên tục đả kích và chĩa mũi dìu vào bạn vì cho rằng, bạn là nguyên nhân khiến tâm trạng của họ tồi tệ như vậy. Những người này thường làm việc kém hiệu quả vì cảm xúc của họ làm lu mờ khả năng nhận định và sự mất kiểm soát làm phá hủy các mối quan hệ xung quanh họ.
Bạn hãy cảnh giác với những người có tính khí thất thường, bởi có thể họ sẽ đem bạn ra làm đối tượng để “xả” những bực bội trong lòng.
7. Nạn nhân
Rất khó để nhận biết kiểu người này bởi ban đầu bạn thường cảm thấy cảm thông với những vấn đề của họ. Nhưng theo thời gian, bạn nhận ra họ là những người dường như lúc nào cũng gặp khó khăn. Họ luôn thoái thác trách nhiệm bằng cách biến mọi việc thành những nhiệm vụ bất khả thi. Họ không bao giờ coi khó khăn như là một cơ hội để học hỏi và phát triển, mà thường cho đó là dấu chấm hết.
8. Người cả tin
Bạn sẽ cảm thấy vô cùng đáng tiếc cho kiểu người này. Họ chỉ biết đi theo đám đông và làm những gì người khác sai khiến. Họ không dám thương lượng về mức lương của mình, không dám nói “không” hoặc không dám đặt câu hỏi… Đừng như vậy! Bạn sẽ nhận được nhiều sự tôn trọng hơn khi biết đấu tranh đúng lúc.
9. Người hay xin lỗi
Đây là những người luôn thiếu tự tin và chỉ biết xin lỗi về những ý tưởng và hành động của mình. Họ sợ thất bại và nghĩ rằng xin lỗi là một giải pháp an toàn. Tuy nhiên, thực tế là những lời xin lỗi không cần thiết làm giảm giá trị của họ. Điều quan trọng là giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể phải phản ánh tầm quan trọng của ý tưởng của bạn. Nếu bạn thực sự tin rằng điều gì đó có giá trị, hãy chia sẻ chúng bằng sự tự tin.
No comments