Breaking News

Tích lũy thời thanh niên để an nhàn khi hưu trí

Nếu đang ở trong cái ngưỡng trên 20 nhưng dưới 30, nghỉ hưu dường như là một đích đến quá xa vời để bạn phải lo nghĩ tới. Tuy nhiên, lời khuyên cho lứa tuổi này trong việc tiết kiệm của các chuyên gia tài chính hàng đầu đều có một điểm giống nhau duy nhất – hãy bắt tay vào càng sớm càng tốt.
Bí mật của nguyên tắc này không có gì khó hiểu, đó chính là tận dụng khả năng sinh lời của lãi suất gộp theo thời gian. Nói một cách khác, nếu cho rằng kiếm tiền là khó khăn thì hãy bù đắp lại bằng cách tiết kiệm tiền từ sớm. Nhưng trở ngại thực sự khi cho việc thực hành nguyên tắc đơn giản mà cực kỳ hiệu quả trong việc tiết kiệm – “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” này lại nằm ở 3 quan niệm rất hay gặp phải sau đây:

  1. Cho rằng sau này sẽ dễ để dành tiền hơn:
    hãy tiết kiệm từ sớm chứ đừng chờ đến lúc kiếm được nhiều tiền hơn / Stock Photo
    hãy tiết kiệm từ sớm chứ đừng chờ đến lúc kiếm được nhiều tiền hơn / Stock Photo

    Nếu chỉ dựa trên thu nhập dự kiến thì giả định này hoàn toàn hợp lý. Ở tuổi 30 trở đi, khi sự nghiệp thực sự đã vào guồng thì thu nhập của bạn chắc chắn sẽ cao hơn 10 năm về trước. Nhưng đừng quên là chi phí của bạn cũng sẽ tăng lên tương đương, và thậm chí còn vượt qua mức tăng thu nhập là thường. Các thống kê về kinh tế và xã hội hiện đại cho thấy ở thập kỷ này của cuộc đời, các chi phí lớn như kết hôn, mua nhà cũng như sắm sửa đồ đạc nội thất… mới hay đến cùng lúc nhất. Đó là chưa kể đến sinh con và việc nuôi dạy, chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và gia đình cũng như các chi phí bảo hiểm cần thiết khác. Đang ở tuổi ngoài 20, chỉ cần chi tiêu cho bản thân mình và ở nhà thuê sẽ đem lại cảm giác an toàn giả tạo khi túi tiền lúc nào cũng rủng rỉnh. Nhưng rất có thể là mười năm sau, khi thu nhập tăng lên gấp đôi thì lạm phát sẽ kết hợp cùng với những nhu cầu phát sinh mới của gia đình để đưa bạn vào cảnh không thể để tiền được. Vì vậy, bài học quan trọng nhất cần rút ra ở đây là: hãy tiết kiệm từ sớm chứ đừng chờ đến lúc kiếm được nhiều tiền hơn – sẽ không có thời điểm tối ưu để khởi đầu một thói quen tốt, chỉ có ngay giây phút này, ngay thời điểm này.

  2. Cho rằng lương hưu sẽ đủ cho tất cả:
    “Tự túc là hạnh phúc” mới là đáp án đúng cho bài toán an hưởng tuổi già thời nay / Stock Photo
    “Tự túc là hạnh phúc” mới là đáp án đúng cho bài toán an hưởng tuổi già thời nay / Stock Photo

    Cách đây chỉ vài tháng, đài CNBC Mỹ có đưa ra một kết quả thăm dò đáng kinh ngạc: một phần ba số người Mỹ trong độ tuổi từ 36 đến 51 không có chút tiền tiết kiệm nào và gần một nửa thừa nhận rằng sẽ không thể xoay nổi khoản tiền 500 USD trong trường hợp khẩn cấp. Và đó là những người dân của quốc gia giàu nhất thế giới với giá trị đồng tiền ổn định còn quỹ lương hưu 401(k)  được coi là  chuẩn mực vàng trong ngành. Áp dụng các chỉ số tương tự (lạm phát, lãi suất) cho một nền kinh tế kém ổn định hơn  thì bạn sẽ có ngay câu trả lời vào giá trị mong đợi của khoản lương hưu trong ba mươi năm sau. “Tự  túc là hạnh phúc” mới là đáp án đúng cho bài toán an hưởng tuổi già thời nay. Tâm lý không trông đợi vào khoản lương hưu sẽ đem lại động lực tìm hiểu và vận dụng các phương án đầu tư hữu hiệu hơn.
    Tương truyền thiên tài vĩ đại Albert Einstein từng nhận xét rằng “lãi suất gộp là sức mạnh vĩ đại nhất trong toàn vũ trụ”. Ngay cả khi đầu tư tài chính không phải là chuyên môn kiếm cơm thì bạn vẫn có thể tận dụng sức mạnh này  thông qua các phương tiện đầu tư an toàn và dài hạn như bảo hiểm nhân thọ trọn đời hay chứng chỉ quỹ và giúp bạn hoàn toàn làm chủ được tương lai của mình. Tất nhiên, phần lương hưu mà bạn không trông chờ vẫn sẽ còn đó, nhưng tuỳ theo tình hình kinh tế mà nó có thể sẽ là điều bất ngờ thú vị hay khoản động viên tinh thần.
  1. Không đặt mục tiêu và theo dõi thành quả:
    hãy thảo luận với một chuyên gia bảo hiểm nhân thọ hay tài chính cá nhân, các gói sản phẩm bảo hiểm trọn đời và đầu tư sẽ luôn đi kèm các phương án theo sát nhu cầu có thực của tuổi nghỉ hưu/ Stock Photo
    hãy thảo luận với một chuyên gia bảo hiểm nhân thọ hay tài chính cá nhân, các gói sản phẩm bảo hiểm trọn đời và đầu tư sẽ luôn đi kèm các phương án theo sát nhu cầu có thực của tuổi nghỉ hưu/ Stock Photo
    Thực tế là phần lớn những người đang đi làm và đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ, liên tục cũng chỉ có ý niệm rất lờ  mờ về giá trị tích luỹ của mình. Kết quả nghiên cứu của công ty quản lý quỹ Black Rock (Mỹ) cho thấy 40% số người được hỏi không tiết kiệm vì chưa từng lập tự toán cho tuổi nghỉ hưu cũng như không hề biết mình sẽ cần bao nhiêu tiền khi đó. Mặt khác, sau khi được thấy kết quả tính toán sơ bộ thì có tới 80% lại khẳng định sẽ tiết kiệm nhiều hơn nữa hay sẽ bắt tay vào việc để dành ngay lập tức. Có một con số cụ thể làm đích đến sẽ khiến cho mọi thứ trở nên rõ ràng hơn nhiều, chúng ta luôn có xu hướng phát huy tối đa năng lực của bản thân khi biết mình cần phải làm gì. Nếu không có kinh nghiệm trong việc tính toàn kiểu này, hãy thảo luận với một chuyên gia bảo hiểm nhân thọ hay tài chính cá nhân, các gói sản phẩm bảo hiểm trọn đời và đầu tư sẽ luôn đi kèm các phương án theo sát nhu cầu có thực của tuổi nghỉ hưu. Hơn nữa, các hợp đồng đầu tư và bảo hiểm dài hạn cũng sẽ cung cấp cho khách hàng khả năng theo dõi liên tục giá trị tích luỹ thực tế của bản thân nhằm có những điều chỉnh nếu cần thiết.
Tiết kiệm cho tuổi già, đó là quãng đường ai cũng sẽ phải đi, nhưng khởi đầu khi ta còn trẻ tuổi và biến nó thành thói quen, thành lối sống hàng ngày sẽ đem lại kết quả tích cực hơn nhiều so với việc bị hoàn cảnh ép phải làm, nhất là khi sức khoẻ và tuổi tác không còn đứng về phía mình. Tận dụng tốt các phương tiện đầu tư cũng như bảo hiểm nhân thọ hiện đại để tự trả lương hưu cho chính mình đang là xu thế không thể đảo ngược. Nhưng tất cả đều sẽ cần một nỗ lực tự thân để bắt đầu.

No comments