Thuật Ngữ Bảo Hiểm Nhân Thọ Thường Gặp Từ Công Ty Bảo Hiểm
Cùng tìm hiểu những thuật ngữ bảo hiểm nhân thọ thường gặp để hiểu rõ hơn
các điều khoản, quy định trong hợp đồng từ các công ty bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm có trách nhiệm đóng phí bảo hiểm định kì và doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm hoặc khi hợp đồng đáo hạn tùy theo trường hợp nào đến trước.
Các đối tượng trong hợp đồng bảo hiểm bao gồm: doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hưởng.
Doanh nghiệp bảo hiểm là một tổ chức được thành lập và hoạt động quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm có thể được thành lập dưới các hình thức pháp lý sau:
Bên mua bảo hiểm là cá nhân, tổ chức giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm định kì để nhận lại sự bảo vệ từ doanh nghiệp bảo hiểm
Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng
Người được bảo hiểm là cá nhân, tổ chức có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm
Người thụ hưởng là cá nhân, tổ chức được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người
Đối tượng bảo hiểm là đối tượng chịu tác động trực tiếp của rủi ro.
Đối tượng bảo hiểm gồm 3 nhóm chính sau:
Phạm vi bảo hiểm là giới hạn những rủi ro, tổn thất và chi phí phát sinh mà theo thỏa thuận đã dự tính ban đầu, người bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm nếu nó xảy ra.
Ví dụ, trong một hợp đồng bảo hiểm nhà đất, phạm vi bảo hiểm là đúng diện tích ngôi nhà không tính sân xung quanh với tổn thất tối đa lên đến 2 tỷ đồng. Nếu tài sản nằm ở khu vực sân bị tổn hại, công ty bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm. Tương tự, nếu tổn thất phát sinh sau rủi ro của ngôi nhà là 2,5 tỷ đồng; công ty bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm cho trị giá 2 tỷ đồng theo quy định trong hợp đồng.
Loại trừ bảo hiểm là các trường hợp (rủi ro, tổn thất, chi phí) doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm nếu những trường hợp này xảy.
Có 2 loại hình loại trừ bảo hiểm:
Giá trị bảo hiểm là giá trị thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm xác định giá trị, là một trong hai thời điểm sau:
Thời điểm tham gia bảo hiểm
Thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm
Tùy theo tính chất của tài sản có 2 phương pháp bảo hiểm như sau:
Khi xảy ra rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường đúng giá trị của tài sản được bảo hiểm
Khi xảy ra tổn thất, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường theo tỉ lệ tổn thất thực tế.
Số tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà người bảo hiểm có thể phải trả trong một sự kiện bảo hiểm hoặc trong cả thời thời hạn bảo hiểm. Đây là số tiền doanh nghiệp bảo hiểm cam kết trong hợp đồng sẽ chi trả cho người thụ hưởng trong từng trường hợp.
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Cách tính phí bảo hiểm thường bằng số tiền bảo hiểm nhân với một tỉ lệ phí bảo hiểm tùy theo từng sản phẩm.
Đây là một thuật ngữ xuất hiện trong bảo hiểm phi nhân thọ, đặc biệt là bảo hiểm sức khỏe. Mức miễn thường là phần tổn thất/ chi phí mà người mua bảo hiểm phải chịu, dù họ đã được bảo hiểm bảo vệ rồi.
Mức miễn thường được biểu thị theo các cách sau:
Ví dụ:
Trong trường hợp bảo hiểm phi nhân thọ với một chiếc xe trị giá 3 tỷ, chủ xe mua 2 hợp đồng tại 2 công ty khác nhau lần lượt với số tiền bảo hiểm là 1,5 tỷ và 3 tỷ. Khi có rủi ro xảy ra trị giá 1 tỷ, các công ty bảo hiểm sẽ đền bù theo tỉ lệ tổn thất lần lượt là 333 triệu và 667 triệu. Tuy nhiên, tổng số tiền này không được vượt quá giá trị xe là 3 tỷ
Trong trường hợp bảo hiểm nhân thọ, tính mạng con người là vô giá và không có giá trị tối đa. Vì thế, nếu một người mua 2 hợp đồng bảo hiểm ở 2 công ty lần lượt là 1 tỷ và 2 tỷ; người thụ hưởng sẽ nhận được tổng cộng 3 tỷ khi có rủi ro xảy ra.
Đồng bảo hiểm là trường hợp nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cùng bảo hiểm cho 1 đối tượng bảo hiểm theo nguyên tắc chia sẻ phí bảo hiểm và mức bồi thường theo tỉ lệ. Như đã nói trên, tính mạng con người là vô giá nên đồng bảo hiểm chỉ xảy ra trong các hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ
Nếu đồng bảo hiểm là hoạt động quen thuộc trong bảo hiểm phi nhân thọ thì tái bảo hiểm là hoạt động trong tái bảo hiểm
Để đảm bảo an toàn bảo tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm phải chuyển một phần rủi ro cho các doanh nghiệp bảo hiểm khác (thường là các công ty chuyên về tái bảo hiểm) để chia sẻ bớt rủi ro
Ví dụ, nếu một khách hàng muốn được bảo vệ với số tiền lên đến 100 tỷ đồng; khi rủi ro xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không có đủ tài chính để đền bù cho người thụ hưởng. Để giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp này sẽ chia sẻ một phần phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác.
Doanh nghiệp nhận bảo hiểm ban đầu là doanh nghiệp bảo hiểm gốc hay còn gọi là công ty nhượng tái bảo hiểm
Doanh nghiệp nhận chia sẻ rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm gốc gọi là công ty nhận tái bảo hiểm
Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện, điều khoản, mức phí và số tiền bảo hiểm tối thiểu (trong môt số nghiệp vụ) mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện. Một số bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật Việt Nam có thể kể đến:
Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm có trách nhiệm đóng phí bảo hiểm định kì và doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm hoặc khi hợp đồng đáo hạn tùy theo trường hợp nào đến trước.
Các đối tượng trong hợp đồng bảo hiểm bao gồm: doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hưởng.
Doanh nghiệp bảo hiểm là một tổ chức được thành lập và hoạt động quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm có thể được thành lập dưới các hình thức pháp lý sau:
- – Công ty cổ phần bảo hiểm
- – Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm
- – Hợp tác xã bảo hiểm
- – Tổ chức bảo hiểm tương hỗ
Bên mua bảo hiểm là cá nhân, tổ chức giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm định kì để nhận lại sự bảo vệ từ doanh nghiệp bảo hiểm
Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng
Người được bảo hiểm là cá nhân, tổ chức có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm
Người thụ hưởng là cá nhân, tổ chức được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người
Đối tượng bảo hiểm là đối tượng chịu tác động trực tiếp của rủi ro.
Đối tượng bảo hiểm gồm 3 nhóm chính sau:
- – Tài sản và những lợi ích liên quan: nhà đất, kim loại quý, xe cộ…
- – Con người: tính mạng, sức khỏe, tuổi thọ…
- – Trách nhiệm dân sự: quyền sử dụng đất, quyền nuôi con…
Phạm vi bảo hiểm là giới hạn những rủi ro, tổn thất và chi phí phát sinh mà theo thỏa thuận đã dự tính ban đầu, người bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm nếu nó xảy ra.
Ví dụ, trong một hợp đồng bảo hiểm nhà đất, phạm vi bảo hiểm là đúng diện tích ngôi nhà không tính sân xung quanh với tổn thất tối đa lên đến 2 tỷ đồng. Nếu tài sản nằm ở khu vực sân bị tổn hại, công ty bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm. Tương tự, nếu tổn thất phát sinh sau rủi ro của ngôi nhà là 2,5 tỷ đồng; công ty bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm cho trị giá 2 tỷ đồng theo quy định trong hợp đồng.
Loại trừ bảo hiểm là các trường hợp (rủi ro, tổn thất, chi phí) doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm nếu những trường hợp này xảy.
Có 2 loại hình loại trừ bảo hiểm:
- – Loại trừ tuyệt đối: tất cả các trường hợp quy định trong phần loại trừ đều không được bảo hiểm
- – Loại trừ tương đối: các trường hợp quy định trong phần loại trừ sẽ được bảo hiểm một phần hoặc bảo hiểm toàn bộ sau một khoảng thời gian nhất định.
Giá trị bảo hiểm là giá trị thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm xác định giá trị, là một trong hai thời điểm sau:
Thời điểm tham gia bảo hiểm
Thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm
Tùy theo tính chất của tài sản có 2 phương pháp bảo hiểm như sau:
10.1. Bảo hiểm trên giá trị
Bảo hiểm trên giá trị có số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị thị trường của tài sản đó hoặc tài sản cùng chủng loại trên thị trườngKhi xảy ra rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường đúng giá trị của tài sản được bảo hiểm
10.2. Bảo hiểm dưới giá trị
Bảo hiểm dưới giá trị có số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị thị trường của tài sản đó hoặc tài sản cùng chủng loại trên thị trường.Khi xảy ra tổn thất, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường theo tỉ lệ tổn thất thực tế.
Số tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà người bảo hiểm có thể phải trả trong một sự kiện bảo hiểm hoặc trong cả thời thời hạn bảo hiểm. Đây là số tiền doanh nghiệp bảo hiểm cam kết trong hợp đồng sẽ chi trả cho người thụ hưởng trong từng trường hợp.
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Cách tính phí bảo hiểm thường bằng số tiền bảo hiểm nhân với một tỉ lệ phí bảo hiểm tùy theo từng sản phẩm.
Đây là một thuật ngữ xuất hiện trong bảo hiểm phi nhân thọ, đặc biệt là bảo hiểm sức khỏe. Mức miễn thường là phần tổn thất/ chi phí mà người mua bảo hiểm phải chịu, dù họ đã được bảo hiểm bảo vệ rồi.
Mức miễn thường được biểu thị theo các cách sau:
- – Số tiền nhất định/ 1 vụ tổn thất
- – Tỉ lệ % nhất định/ giá trị tổn thất, kèm theo 1 số tiền nhất định/ 1 vụ tổn thất
- – Số ngày nhất định (trong trường ợp bảo hiểm gián đoạn kinh doanh)
- – Miễn thường có khấu trừ: số tiền bồi thường bằng giá trị tổn thất trừ đi mức khấu trừ
- – Miễn thường không khấu trừ: số tiền bồi thường bằng giá trị tổn thất
- – Mức miễn thường là A
- – Tổn thất thực tế là B
- – Số tiền công ty bảo hiểm bồi thường là C
- – Nếu B<A: công ty bảo hiểm không đền bù (C=0)
- – Nếu B>A: công ty bảo hiểm sẽ bồi thường:
- + C=B – A (trong trường hợp miễn thường có khấu trừ)
- + C=B (trong trường hợp miễn thường không khấu trừ)
- – Cùng đối tượng bảo hiểm
- – Cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm
Ví dụ:
Trong trường hợp bảo hiểm phi nhân thọ với một chiếc xe trị giá 3 tỷ, chủ xe mua 2 hợp đồng tại 2 công ty khác nhau lần lượt với số tiền bảo hiểm là 1,5 tỷ và 3 tỷ. Khi có rủi ro xảy ra trị giá 1 tỷ, các công ty bảo hiểm sẽ đền bù theo tỉ lệ tổn thất lần lượt là 333 triệu và 667 triệu. Tuy nhiên, tổng số tiền này không được vượt quá giá trị xe là 3 tỷ
Trong trường hợp bảo hiểm nhân thọ, tính mạng con người là vô giá và không có giá trị tối đa. Vì thế, nếu một người mua 2 hợp đồng bảo hiểm ở 2 công ty lần lượt là 1 tỷ và 2 tỷ; người thụ hưởng sẽ nhận được tổng cộng 3 tỷ khi có rủi ro xảy ra.
Đồng bảo hiểm là trường hợp nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cùng bảo hiểm cho 1 đối tượng bảo hiểm theo nguyên tắc chia sẻ phí bảo hiểm và mức bồi thường theo tỉ lệ. Như đã nói trên, tính mạng con người là vô giá nên đồng bảo hiểm chỉ xảy ra trong các hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ
Nếu đồng bảo hiểm là hoạt động quen thuộc trong bảo hiểm phi nhân thọ thì tái bảo hiểm là hoạt động trong tái bảo hiểm
Để đảm bảo an toàn bảo tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm phải chuyển một phần rủi ro cho các doanh nghiệp bảo hiểm khác (thường là các công ty chuyên về tái bảo hiểm) để chia sẻ bớt rủi ro
Ví dụ, nếu một khách hàng muốn được bảo vệ với số tiền lên đến 100 tỷ đồng; khi rủi ro xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không có đủ tài chính để đền bù cho người thụ hưởng. Để giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp này sẽ chia sẻ một phần phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác.
Doanh nghiệp nhận bảo hiểm ban đầu là doanh nghiệp bảo hiểm gốc hay còn gọi là công ty nhượng tái bảo hiểm
Doanh nghiệp nhận chia sẻ rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm gốc gọi là công ty nhận tái bảo hiểm
Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện, điều khoản, mức phí và số tiền bảo hiểm tối thiểu (trong môt số nghiệp vụ) mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện. Một số bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật Việt Nam có thể kể đến:
- – Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới
- – Bảo hiểm trách nhiệm người vận chuyển hàng không đối với hành khách
- – Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật
- – Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- – Bảo hiểm cháy nổ
- – …
No comments