Tại Sao Startup Cần Bảo Hiểm Nhân Thọ?
Một doanh nghiệp thành công
sẽ được xây dựng để có thể thích ứng và đứng vững trước mọi thay đổi của
thị trường, minh chứng là trong S&P 500 không hiếm những tên tuổi
đã tồn tại qua ba thế kỷ. Dù vậy, ngay cả những người sáng lập ra công
ty thành công nhất thế giới cũng không thể sống mãi với thời gian và ảnh
hưởng của rủi ro xảy đến với họ sẽ không chỉ dừng lại ở phạm vi gia
đình, đôi khi đó còn là bước ngoặt tới số phận của toàn bộ doanh nghiệp.
Điều này càng đúng với các công ty khởi nghiệp, ở quy mô nhỏ và mới thành lập, các công sự chủ chốt đều đóng vai trò quan trọng từ khâu quan hệ công chúng, vận hành tổ chức lẫn nghiên cứu phát triển – mất mát về nhân sự ở giai đoạn đầu rất có thể sẽ là ranh giới sống còn với các công ty khởi nghiệp hiện nay. Kết hợp bảo hiểm nhân thọ trong chính sách tài chính sẽ là bước đi rất hợp lý để đặt nền móng cho thành công lâu dài của doanh nghiệp.
Startup và người đồng hành mang tên “Rủi ro”
Startup có thể là bước đi sự nghiệp thú vị, tập trung ở mức độ cao nhất toàn bộ hoài bão, nhiệt huyết cùng sức sáng tạo của tuổi trẻ. Tính lạc quan cố hữu cũng là gia vị không thể thiếu cho tất cả các công ty startup thành công. Nhưng chính sự lạc quan của tuổi trẻ, nhất là khi đang ngập trong núi công việc bộn bề sẽ khiến cho các chủ nhân tương lai của công ty bỏ qua các bất trắc có thể cũng như phương pháp tự bảo vệ cần thiết. Hãy xem xét một kịch bản cho thấy ngay cả thành công hiện tại cũng không thể bảo đảm hoàn toàn cho tương lai:
Hai người bạn trẻ cùng thành lập một công ty mới, sau hai mươi năm cạnh tranh và phát triển thì sự ổn định dường như đã đến ở tuổi trung niên khi doanh nghiệp nói trên vận hành tốt. Nhưng một trong hai sáng lập viên qua đời đột ngột – điều không quá hiếm hoi ở tuổi của ông ta sau hai mươi năm lao lực. Rất có thể gia đình người quá cố không có cả kiến thức cần thiết lẫn tham vọng điều hành một doanh nghiệp mà chỉ muốn biến phần thừa kế 50% sở hữu công ty thành tiền mặt, họ có hai lựa chọn.
Một là bán lại cho người bạn kia, không những mất đi cộng sự chia sẻ gánh nặng công việc, để mua được 50% doanh nghiệp thì ông ta sẽ phải đối diện với vay mượn cá nhân hay phát hành trái phiếu doanh nghiệp để mua lại chính công ty của mình. Cách thứ hai, bán lại cho đối thủ cạnh tranh cũng đồng nghĩa với việc đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp hai mươi năm qua.
Chuẩn bị cho những điều bất trắc không thừa
Cho dù có chọn phương án nào đi chăng nữa thì kết quả cũng là một quá trình tranh tụng, trì hoãn, đàm phán đầy tổn thương cho cả hai bên, chưa đến gánh nặng tài chính khổng lồ sau này nếu chọn vay mượn (để mua lại). Mọi sự có thể đã khác nếu như hai người sáng lập thoả thuận mua bảo hiểm nhân thọ cho nhau với mức bảo hiểm bằng định giá 50% doanh nghiệp, đi kèm đó là quyền ưu tiên mua. Nếu một trong hai sáng lập viên qua đời thì người còn lại sẽ có thể dùng quyền lợi bảo hiểm nhận được để mua lại 50% công ty từ gia đình người đã khuất. Không chỉ đảm bảo an toàn tài chính cho gia đình của cả hai, bảo hiểm nhân thọ trong trường hợp này còn giúp cho doanh nghiệp tiếp tục tồn tại dưới sự dẫn dắt của người đã khai sinh ra nó bằng tâm huyết cả đời.
Rất có thể ví dụ trên sẽ không mấy ấn tượng với những người trẻ hơn, khi tương lai 20 năm sau là quá xa vời bên cạnh nỗ lực cạnh tranh để tồn tại luôn hiện hữu hàng ngày, hàng giờ. Nhưng hãy giả sử một trong ba sáng lập viên đồng thời là trưởng phòng nghiên cứu phát triển của startup qua đời vì tai nạn. Với rất nhiều doanh nghiệp non trẻ, việc đột ngột mất đi người có ảnh hưởng lớn nhất tới sản phẩm cốt lõi cũng sẽ hồi kết cho tất cả. Nhưng một khoản chi có tính phòng xa trong quỹ phúc lợi của công ty, mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân sự chủ chốt sẽ là cứu cánh cho toàn bộ doanh nghiệp. Quyền lợi bảo hiểm nhận được về phía công ty sẽ giúp mua lại giá trị sở hữu từ gia đình thừa kế như đã trình bày ở trên. Bên cạnh đó là tác dụng bù đắp chi phí cần thiết cho việc tuyển mộ nhân sự chất lượng cao, đủ sức thay thế người đã mất nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Xét trên phạm vi rộng, bảo hiểm nhân thọ có thể coi là công cụ tài chính rất linh hoạt nhằm đảm bảo sự hoàn thành một mục tiêu dài hạn nào đó. Với vai trò bảo vệ cho gia đình khỏi các bất trắc trong cuộc sống, mục tiêu này có thể là tương lai sáng lạn về giáo dục của con cái hay đảm bảo tài chính cho những người phụ thuộc. Ở khía cạnh quản lý, các chương trình bảo hiểm nhóm cho tổ chức cũng là tấm lưới an toàn giúp bảo vệ con người – nguồn tài sản, tri thức quý giá nhất của mọi doanh nghiệp hiện đại. Thậm chí ngay cả ở thượng tầng điều hành thì việc nhận định rủi ro và áp dụng sáng tạo bảo hiểm nhân thọ cũng sẽ giúp các công ty, dù mới thành lập hay đã hoạt động lâu năm, có được sử ổn định dài hạn về mặt chính sách và tổ chức ngay cả khi đối diện với những rủi ro khó lường nhất trong tất cả các thị trường – tính bất trắc của chính cuộc đời này.
Điều này càng đúng với các công ty khởi nghiệp, ở quy mô nhỏ và mới thành lập, các công sự chủ chốt đều đóng vai trò quan trọng từ khâu quan hệ công chúng, vận hành tổ chức lẫn nghiên cứu phát triển – mất mát về nhân sự ở giai đoạn đầu rất có thể sẽ là ranh giới sống còn với các công ty khởi nghiệp hiện nay. Kết hợp bảo hiểm nhân thọ trong chính sách tài chính sẽ là bước đi rất hợp lý để đặt nền móng cho thành công lâu dài của doanh nghiệp.
Startup và người đồng hành mang tên “Rủi ro”
Startup có thể là bước đi sự nghiệp thú vị, tập trung ở mức độ cao nhất toàn bộ hoài bão, nhiệt huyết cùng sức sáng tạo của tuổi trẻ. Tính lạc quan cố hữu cũng là gia vị không thể thiếu cho tất cả các công ty startup thành công. Nhưng chính sự lạc quan của tuổi trẻ, nhất là khi đang ngập trong núi công việc bộn bề sẽ khiến cho các chủ nhân tương lai của công ty bỏ qua các bất trắc có thể cũng như phương pháp tự bảo vệ cần thiết. Hãy xem xét một kịch bản cho thấy ngay cả thành công hiện tại cũng không thể bảo đảm hoàn toàn cho tương lai:
Hai người bạn trẻ cùng thành lập một công ty mới, sau hai mươi năm cạnh tranh và phát triển thì sự ổn định dường như đã đến ở tuổi trung niên khi doanh nghiệp nói trên vận hành tốt. Nhưng một trong hai sáng lập viên qua đời đột ngột – điều không quá hiếm hoi ở tuổi của ông ta sau hai mươi năm lao lực. Rất có thể gia đình người quá cố không có cả kiến thức cần thiết lẫn tham vọng điều hành một doanh nghiệp mà chỉ muốn biến phần thừa kế 50% sở hữu công ty thành tiền mặt, họ có hai lựa chọn.
Một là bán lại cho người bạn kia, không những mất đi cộng sự chia sẻ gánh nặng công việc, để mua được 50% doanh nghiệp thì ông ta sẽ phải đối diện với vay mượn cá nhân hay phát hành trái phiếu doanh nghiệp để mua lại chính công ty của mình. Cách thứ hai, bán lại cho đối thủ cạnh tranh cũng đồng nghĩa với việc đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp hai mươi năm qua.
Chuẩn bị cho những điều bất trắc không thừa
Cho dù có chọn phương án nào đi chăng nữa thì kết quả cũng là một quá trình tranh tụng, trì hoãn, đàm phán đầy tổn thương cho cả hai bên, chưa đến gánh nặng tài chính khổng lồ sau này nếu chọn vay mượn (để mua lại). Mọi sự có thể đã khác nếu như hai người sáng lập thoả thuận mua bảo hiểm nhân thọ cho nhau với mức bảo hiểm bằng định giá 50% doanh nghiệp, đi kèm đó là quyền ưu tiên mua. Nếu một trong hai sáng lập viên qua đời thì người còn lại sẽ có thể dùng quyền lợi bảo hiểm nhận được để mua lại 50% công ty từ gia đình người đã khuất. Không chỉ đảm bảo an toàn tài chính cho gia đình của cả hai, bảo hiểm nhân thọ trong trường hợp này còn giúp cho doanh nghiệp tiếp tục tồn tại dưới sự dẫn dắt của người đã khai sinh ra nó bằng tâm huyết cả đời.
Rất có thể ví dụ trên sẽ không mấy ấn tượng với những người trẻ hơn, khi tương lai 20 năm sau là quá xa vời bên cạnh nỗ lực cạnh tranh để tồn tại luôn hiện hữu hàng ngày, hàng giờ. Nhưng hãy giả sử một trong ba sáng lập viên đồng thời là trưởng phòng nghiên cứu phát triển của startup qua đời vì tai nạn. Với rất nhiều doanh nghiệp non trẻ, việc đột ngột mất đi người có ảnh hưởng lớn nhất tới sản phẩm cốt lõi cũng sẽ hồi kết cho tất cả. Nhưng một khoản chi có tính phòng xa trong quỹ phúc lợi của công ty, mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân sự chủ chốt sẽ là cứu cánh cho toàn bộ doanh nghiệp. Quyền lợi bảo hiểm nhận được về phía công ty sẽ giúp mua lại giá trị sở hữu từ gia đình thừa kế như đã trình bày ở trên. Bên cạnh đó là tác dụng bù đắp chi phí cần thiết cho việc tuyển mộ nhân sự chất lượng cao, đủ sức thay thế người đã mất nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Xét trên phạm vi rộng, bảo hiểm nhân thọ có thể coi là công cụ tài chính rất linh hoạt nhằm đảm bảo sự hoàn thành một mục tiêu dài hạn nào đó. Với vai trò bảo vệ cho gia đình khỏi các bất trắc trong cuộc sống, mục tiêu này có thể là tương lai sáng lạn về giáo dục của con cái hay đảm bảo tài chính cho những người phụ thuộc. Ở khía cạnh quản lý, các chương trình bảo hiểm nhóm cho tổ chức cũng là tấm lưới an toàn giúp bảo vệ con người – nguồn tài sản, tri thức quý giá nhất của mọi doanh nghiệp hiện đại. Thậm chí ngay cả ở thượng tầng điều hành thì việc nhận định rủi ro và áp dụng sáng tạo bảo hiểm nhân thọ cũng sẽ giúp các công ty, dù mới thành lập hay đã hoạt động lâu năm, có được sử ổn định dài hạn về mặt chính sách và tổ chức ngay cả khi đối diện với những rủi ro khó lường nhất trong tất cả các thị trường – tính bất trắc của chính cuộc đời này.
No comments