Giá trị cuộc sống nằm ở chữ tĩnh, phẩm chất con người đọng ở chữ tâm – Dù có là thần tiên bạn cũng phải thấy mệt, khi bản thân cứ cố sống theo “góc nhìn” của người khác
Bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người trong hầu hết
thời gian. Cũng không thể sống theo nguyện vọng của tất cả mọi người ở
trong cuộc sống này, đơn giản là bởi chúng ta không phải là thần tiên để
có thể “biến hóa” một cách liên tục mà chạy theo những việc đó. Nhưng
có một điều chắc chắn rằng, sống làm sao mà tự thân trong chính bạn cảm
thấy hài lòng, đó mới là sống.
Thời tuổi trẻ, chắc ít nhiều ai cũng sẽ phải trải qua cái quãng thời gian ngây dại khi luôn cố phải gồng mình để “hợp” theo ý muốn của người khác
Đó là vào khoảng những năm tầm 19 – 23 tuổi.
Là cái tuổi luôn muốn bản thân mình được đẹp trong mắt bạn bè, hoàn hảo trong trí nhớ của gia đình, người thân….Vì lẽ đó, nên luôn cố gắng sống để được vẹn toàn nhất trong mắt tất cả mọi người.
Tôi cũng đã từng trải qua những khoảng thời gian ở tuổi trẻ ấy, hơn ai hết tôi hiểu cái sự mệt mỏi khi mà cứ phải chạy theo những cách nghĩ, góc nhìn, cảm nhận của mọi người xung quanh về một vấn đề nào đó của riêng mình. Đó là lúc bạn hào hứng đi mua một món đồ nào đó ( chiếc áo, cái quần, điện thoại…), bạn rất hào hứng với vẻ đẹp của nó và cho rằng sản phẩm ấy sinh ra là để dành cho mình. Nhưng rồi bạn chợt nhận thấy những lời đàm tếu xung quanh về những món đồ bạn mua đó của lũ bạn, họ cho rằng chiếc áo này quá lố, chiếc điện thoại này màu xấu hay thời này mà còn mặc “mốt” quần này…..Và rồi bạn chợt chạnh lòng, lặng lẽ cất chúng vào một góc khác để đi kiếm tìm điều gì đó “hợp” hơn với ý của đám bạn.
Hay với những người thân trong gia đình, tất nhiên họ là người luôn mong muốn mang đến những gì tốt nhất dành cho bạn. Nhưng chúng ta đâu có thể bắt mèo lội xuống sông để mò cá ? Gia đình cũng vậy, mỗi người một ý kiến riêng. Có thể Cô của bạn nói rằng “ Bạn phải đi học Tiếng Trung vì thấy tương lai sau này tiếng ấy được dùng phổ biến”, nhưng Bác của bạn lại muốn bạn đi học thanh nhạc vì thấy bạn có năng khiếu ở bộ môn nghệ thuật đó….Dẫu cho bạn chẳng thích hợp với bất kỳ điều gì, nhưng bản thân vẫn phải cố chia ra để làm vừa lòng người thân, không thì sẽ bị quy vào cái tội “ Không tiếp thu ý kiến”.
Trưởng thành hơn, khi mà những ý muốn từ nội tâm bỗng trỗi dậy, cũng là lúc bạn nghĩ đến bản thân mình hơn là cho người khác
Sau những gồng gánh ở tuổi trẻ ấy, bạn chợt nhận ra nếu cứ mải miết sống theo góc nhìn của người khác mà quên mất đi chính bản thân mình, điều đó có nghĩa là bạn đang đối xử “tệ” với những gì mà cuộc sống ban tặng.
Cuộc sống vốn muôn ngàn sắc màu, bản thân mỗi chúng ta chỉ là những cá thể rất nhỏ bé trong cái thế giới rộng lớn ấy. Có một điều mà bạn phải ghi nhớ, rằng sức lực của chúng ta chỉ có hạn, chúng ta không thể “cầu toàn” được mãi cho bất cứ một ai, và bất kỳ một mối quan hệ nào.
Những ý kiến đóng góp của mọi người, đặt trong từng trường hợp cụ thể, nếu bạn cảm thấy đúng thì hãy lưu lại để lắng nghe, để chỉnh sửa sao cho phù hợp nhất với mình. Còn với những ý kiến chưa đúng, thì hãy mỉm cười mà mạnh dạn cho qua. Suy cho cùng, nếu biết nghĩ cho riêng mình một chút bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và tự tại hơn gấp vạn lần so với việc bạn cứ hàng ngày phải chạy theo làm hài lòng những ai kia.
Dù cho có trăm ngàn đường hướng mà người đời vẽ ra, nhưng mãi mãi sẽ chẳng có “góc nhìn” nào phù hợp dành cho bạn. Duy nhất chỉ có bạn mới hiểu, bản thân mình đang thực sự “thừa- thiếu” điều gì
Bạn còn nhớ câu chuyện “đẽo cày giữa đường” chứ? Người nông dân chỉ vì không có chính kiến của riêng mình, đi làm theo những lời chỉ bảo của người khác. Đến cuối cùng chẳng những khúc gỗ quý kia chẳng thể biến thành nổi chiếc cày như ý muốn, mà nó còn vỡ vụn ra từng mảnh .
Mượn hình ảnh của câu chuyện cổ tích kể trên, tôi chỉ muốn các bạn hiểu rằng “Hơn ai hết, chỉ có chính bạn mới hiểu mình đang muốn gì? Làm gì? Người ngoài mãi mãi chỉ là người ngoài, họ không thể nào hiểu và thấm được hết giá trị mà chúng ta đang tạo ra ấy. Đừng vì cả nể mà phải đi theo góc nhìn của riêng một ai cả, hãy tự tin đi theo chính định kiến của mình bạn nhé!”
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
Thời tuổi trẻ, chắc ít nhiều ai cũng sẽ phải trải qua cái quãng thời gian ngây dại khi luôn cố phải gồng mình để “hợp” theo ý muốn của người khác
Đó là vào khoảng những năm tầm 19 – 23 tuổi.
Là cái tuổi luôn muốn bản thân mình được đẹp trong mắt bạn bè, hoàn hảo trong trí nhớ của gia đình, người thân….Vì lẽ đó, nên luôn cố gắng sống để được vẹn toàn nhất trong mắt tất cả mọi người.
Tôi cũng đã từng trải qua những khoảng thời gian ở tuổi trẻ ấy, hơn ai hết tôi hiểu cái sự mệt mỏi khi mà cứ phải chạy theo những cách nghĩ, góc nhìn, cảm nhận của mọi người xung quanh về một vấn đề nào đó của riêng mình. Đó là lúc bạn hào hứng đi mua một món đồ nào đó ( chiếc áo, cái quần, điện thoại…), bạn rất hào hứng với vẻ đẹp của nó và cho rằng sản phẩm ấy sinh ra là để dành cho mình. Nhưng rồi bạn chợt nhận thấy những lời đàm tếu xung quanh về những món đồ bạn mua đó của lũ bạn, họ cho rằng chiếc áo này quá lố, chiếc điện thoại này màu xấu hay thời này mà còn mặc “mốt” quần này…..Và rồi bạn chợt chạnh lòng, lặng lẽ cất chúng vào một góc khác để đi kiếm tìm điều gì đó “hợp” hơn với ý của đám bạn.
Hay với những người thân trong gia đình, tất nhiên họ là người luôn mong muốn mang đến những gì tốt nhất dành cho bạn. Nhưng chúng ta đâu có thể bắt mèo lội xuống sông để mò cá ? Gia đình cũng vậy, mỗi người một ý kiến riêng. Có thể Cô của bạn nói rằng “ Bạn phải đi học Tiếng Trung vì thấy tương lai sau này tiếng ấy được dùng phổ biến”, nhưng Bác của bạn lại muốn bạn đi học thanh nhạc vì thấy bạn có năng khiếu ở bộ môn nghệ thuật đó….Dẫu cho bạn chẳng thích hợp với bất kỳ điều gì, nhưng bản thân vẫn phải cố chia ra để làm vừa lòng người thân, không thì sẽ bị quy vào cái tội “ Không tiếp thu ý kiến”.
Trưởng thành hơn, khi mà những ý muốn từ nội tâm bỗng trỗi dậy, cũng là lúc bạn nghĩ đến bản thân mình hơn là cho người khác
Sau những gồng gánh ở tuổi trẻ ấy, bạn chợt nhận ra nếu cứ mải miết sống theo góc nhìn của người khác mà quên mất đi chính bản thân mình, điều đó có nghĩa là bạn đang đối xử “tệ” với những gì mà cuộc sống ban tặng.
Cuộc sống vốn muôn ngàn sắc màu, bản thân mỗi chúng ta chỉ là những cá thể rất nhỏ bé trong cái thế giới rộng lớn ấy. Có một điều mà bạn phải ghi nhớ, rằng sức lực của chúng ta chỉ có hạn, chúng ta không thể “cầu toàn” được mãi cho bất cứ một ai, và bất kỳ một mối quan hệ nào.
Những ý kiến đóng góp của mọi người, đặt trong từng trường hợp cụ thể, nếu bạn cảm thấy đúng thì hãy lưu lại để lắng nghe, để chỉnh sửa sao cho phù hợp nhất với mình. Còn với những ý kiến chưa đúng, thì hãy mỉm cười mà mạnh dạn cho qua. Suy cho cùng, nếu biết nghĩ cho riêng mình một chút bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và tự tại hơn gấp vạn lần so với việc bạn cứ hàng ngày phải chạy theo làm hài lòng những ai kia.
Dù cho có trăm ngàn đường hướng mà người đời vẽ ra, nhưng mãi mãi sẽ chẳng có “góc nhìn” nào phù hợp dành cho bạn. Duy nhất chỉ có bạn mới hiểu, bản thân mình đang thực sự “thừa- thiếu” điều gì
Bạn còn nhớ câu chuyện “đẽo cày giữa đường” chứ? Người nông dân chỉ vì không có chính kiến của riêng mình, đi làm theo những lời chỉ bảo của người khác. Đến cuối cùng chẳng những khúc gỗ quý kia chẳng thể biến thành nổi chiếc cày như ý muốn, mà nó còn vỡ vụn ra từng mảnh .
Mượn hình ảnh của câu chuyện cổ tích kể trên, tôi chỉ muốn các bạn hiểu rằng “Hơn ai hết, chỉ có chính bạn mới hiểu mình đang muốn gì? Làm gì? Người ngoài mãi mãi chỉ là người ngoài, họ không thể nào hiểu và thấm được hết giá trị mà chúng ta đang tạo ra ấy. Đừng vì cả nể mà phải đi theo góc nhìn của riêng một ai cả, hãy tự tin đi theo chính định kiến của mình bạn nhé!”
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
No comments