7 thứ quyết định vận mệnh sang hèn của một đời người: Điều cuối cùng số đông chúng ta đến già mới thấm thía!
Nếu nghĩ rằng số phận hay phong thủy là yếu tố
quyết định vận mệnh con người thì có lẽ bạn đã nhầm. Có câu nói nổi
tiếng rằng: “Con người chỉ cần có tính khí tốt, mọi sự tự khắc sẽ tốt
đẹp”
Có điều không phải ai cũng chú ý tới việc “tu tâm dưỡn tính” trong cuộc sống. Khi gặp nhau, chúng ta chỉ thường quan tâm đến công việc, tiền tài, gia đình, sự nghiệp của nhau, chứ chẳng mấy khi để ý tới việc đối phương kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của bản thân thế nào.
Con người có khả năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực, họ đồng thời sẽ kiểm soát được phản ứng của bản thân tốt hơn. Người cáu gắt, thiếu kiên nhẫn, hay lo lắng và bất an khó làm được việc lớn. Những trạng thái tâm lý này làm kiệt quệ năng lượng khiến họ không thể suy nghĩ rõ ràng, logic và làm xấu các mối quan hệ với người xung quanh.
Cổ nhân có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn“. Lễ nghĩa luôn đứng đầu, sau đó mới là tri thức. Muốn là người có lễ nghi tốt đẹp thì phải học làm người, học rèn tính khí. Bởi đó mới là yếu tố quyết định sự sang hèn của một con người.
Dù giàu có hay nghèo khổ, chỉ cần rèn luyện tính khí, vạn sự ắt sẽ được như ý. Nhưng việc học ra sao, làm người như thế nào không phải ai cũng biết.
Dưới đây là 7 điều mà ai ai trong chúng ta cũng phai ti dưỡng suốt đời:
1. Nhận ra cái sai của bản thân và dám nhận lỗi
Con người thường có một loại bản năng luôn cho mình là đúng. Dù có sai, cũng là do lỗi của người khác. Thế nhưng, người không nhận thức được cái sai của bản thân thì không bao giờ phát triển tốt đẹp hơn được.
Học nhận sai là một điều tốt, là một kiểu tu hành. Như lời Khổng Tử nói: “Quá nhi bất cải, thị vị quá hĩ”, nghĩa là đã sai mà không chịu sửa, vậy mới gọi là sai.
Nhận sai không khiến bạn thấp hèn mà ngược lại, nó cho thấy bạn là người biết điều và độ lượng. Thẳng thắn nhận lỗi và tìm cách sửa chữa là phong thái của người đứng đắn, chính trực.
Ngược lại, nếu biết sai trái mà không chịu sửa, lại cố tình che giấu sẽ thì bạn không thể bảo vệ được tôn nghiêm của bản thân mà còn khiến người khác xem thường.
2. Biết cách nhu hòa như nước, rồi nước chảy đá sẽ mòn!
Nước nhìn như không có lực nhưng khi gặp phải vật cản cứng như hòn đá, nước sẽ dần dần mài mòn. Đó là lấy nhu thắng cương. Nước khi là băng sẽ trở nên cứng rắn như sắt thép, càng trong hoàn cảnh lạnh giá khắc nghiệt lại càng cứng rắn. Con người cũng nên như thế, càng chịu gian khó thì càng phải có ý chí kiên cường.
Nước khi hóa thành hơi, là vô hình, nếu hơi ngưng tụ trong một phạm vi nhất định thì sẽ tạo ra lực đẩy rất lớn. Đây chính là tụ khí sinh tài. Cho nên, một người muốn làm nên đại sự thì cần phải hàm dưỡng đức tính nhu hòa giống như nước.
3. Thấm nhuần chữ “nhẫn”
Trong sáu phép độ và hàng vạn phương pháp tu hành của Phật giáo, ‘Nhẫn’ là đệ nhất. Cổ nhân cũng thường nói: “Một điều nhịn chín điều lành, chữ nhẫn là chữ tương vàng, ai mà nhẫn được thì càng sống lâu”. Nhẫn là đức tính đẹp, là cảnh giới cao nhất của kiếp người.
Nói thì dễ, làm mới thấy khó, mấy ai đã thấu và hành được chữ “Nhẫn”
trong cuộc sống? Một người nếu có thể rèn được cho mình đức tính nhẫn
nhịn, khiêm nhường thì chính là người có tài trong đối nhân xử thế, có
trí mà kín đáo và biết nhìn xa trông rộng.
4. Biết cách lắng nghe, thấu hiểu
Lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm với người khác cũng là một nghệ thuật trong giao tiếp. Con người mà không có sự thấu hiểu lẫn nhau thì sẽ sản sinh ra vấn đề thị phi, tranh chấp và hiểu nhầm. Còn biết mình, biết người thì trăm trận trăm thắng, cuộc sống con người với con người trở nên hài hòa hơn.
5. Đừng quên học cách buông bỏ
Đời người vì sao mà khổ? Con người ta rơi vào đau khổ và tuyệt vọng là bởi vì không hiểu được rằng cuộc sống có những quy luật tự nhiên, cần phải buông bỏ để an lạc, tự tại. Những thứ là của mình thì phải biết cách trân trọng, nâng niu và giữ gìn cẩn thận kẻo khi vuột mất có hối hận cũng muộn màng. Ngược lại, nếu nhận ra có thứ không phải của mình, cần học cách buông bỏ. Hãy nới lỏng bàn tay, buông xuôi để vạn vật trở về bản ngã của chính nó.
6. Học cách cảm động
Cảm động là biểu hiện của một trái tim từ bi bác ái, hướng con người ta làm điều thiện lương. Người có lòng tư bi sẽ đồng cảm với những thống khổ, bất hạnh của người khác.
Hãy nhớ rằng, điều quan trọng nhất đời người không phải là tiền tài của bạn rộng lớn thế nào mà bạn có được một tâm tính đẹp đẽ hay không. Tiền bạc không thể mang theo khi trở về với cát bụi nhưng lòng từ bi bác ái sẽ để lại tiếng thơm đến đời sau. Đối xử tử tế với người xung quanh là cách để chúng ta sống trọn vẹn cuộc đời. Ngược lại, những ai sống trong hận thù, oán trách sẽ chỉ gây nghiệp cho bản thân khiến cuộc sống càng lúc càng bế tắc.
7. Cuối cùng, đừng quên học cách tồn tại!
Để duy trì được sự tồn tại, trước hết phải giữ gìn sức khỏe thật tốt. Sức khỏe của con người là thứ quan trọng nhất, bởi chỉ khi có sức khỏe chúng ta mới có thể sống để thực hiện những kế hoạch dở dang, để yêu thương và chia sẻ. Vậy nên, ngay từ bây giờ hãy học cách yêu lấy chính mình, giữ cho mình luôn mạnh khỏe, an yên.
Trên đường đời, không ngừng tu tâm dưỡng tính thì mới có thể rèn được khí tiết cao thượng: “Bần tiện bất năng di, phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất” tức là, nghèo mà không hèn, giàu không tham, không bị khuất phục trước quyền thế.
Có điều không phải ai cũng chú ý tới việc “tu tâm dưỡn tính” trong cuộc sống. Khi gặp nhau, chúng ta chỉ thường quan tâm đến công việc, tiền tài, gia đình, sự nghiệp của nhau, chứ chẳng mấy khi để ý tới việc đối phương kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của bản thân thế nào.
Con người có khả năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực, họ đồng thời sẽ kiểm soát được phản ứng của bản thân tốt hơn. Người cáu gắt, thiếu kiên nhẫn, hay lo lắng và bất an khó làm được việc lớn. Những trạng thái tâm lý này làm kiệt quệ năng lượng khiến họ không thể suy nghĩ rõ ràng, logic và làm xấu các mối quan hệ với người xung quanh.
Cổ nhân có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn“. Lễ nghĩa luôn đứng đầu, sau đó mới là tri thức. Muốn là người có lễ nghi tốt đẹp thì phải học làm người, học rèn tính khí. Bởi đó mới là yếu tố quyết định sự sang hèn của một con người.
Dù giàu có hay nghèo khổ, chỉ cần rèn luyện tính khí, vạn sự ắt sẽ được như ý. Nhưng việc học ra sao, làm người như thế nào không phải ai cũng biết.
Dưới đây là 7 điều mà ai ai trong chúng ta cũng phai ti dưỡng suốt đời:
1. Nhận ra cái sai của bản thân và dám nhận lỗi
Con người thường có một loại bản năng luôn cho mình là đúng. Dù có sai, cũng là do lỗi của người khác. Thế nhưng, người không nhận thức được cái sai của bản thân thì không bao giờ phát triển tốt đẹp hơn được.
Học nhận sai là một điều tốt, là một kiểu tu hành. Như lời Khổng Tử nói: “Quá nhi bất cải, thị vị quá hĩ”, nghĩa là đã sai mà không chịu sửa, vậy mới gọi là sai.
Nhận sai không khiến bạn thấp hèn mà ngược lại, nó cho thấy bạn là người biết điều và độ lượng. Thẳng thắn nhận lỗi và tìm cách sửa chữa là phong thái của người đứng đắn, chính trực.
Ngược lại, nếu biết sai trái mà không chịu sửa, lại cố tình che giấu sẽ thì bạn không thể bảo vệ được tôn nghiêm của bản thân mà còn khiến người khác xem thường.
2. Biết cách nhu hòa như nước, rồi nước chảy đá sẽ mòn!
Nước nhìn như không có lực nhưng khi gặp phải vật cản cứng như hòn đá, nước sẽ dần dần mài mòn. Đó là lấy nhu thắng cương. Nước khi là băng sẽ trở nên cứng rắn như sắt thép, càng trong hoàn cảnh lạnh giá khắc nghiệt lại càng cứng rắn. Con người cũng nên như thế, càng chịu gian khó thì càng phải có ý chí kiên cường.
Nước khi hóa thành hơi, là vô hình, nếu hơi ngưng tụ trong một phạm vi nhất định thì sẽ tạo ra lực đẩy rất lớn. Đây chính là tụ khí sinh tài. Cho nên, một người muốn làm nên đại sự thì cần phải hàm dưỡng đức tính nhu hòa giống như nước.
3. Thấm nhuần chữ “nhẫn”
Trong sáu phép độ và hàng vạn phương pháp tu hành của Phật giáo, ‘Nhẫn’ là đệ nhất. Cổ nhân cũng thường nói: “Một điều nhịn chín điều lành, chữ nhẫn là chữ tương vàng, ai mà nhẫn được thì càng sống lâu”. Nhẫn là đức tính đẹp, là cảnh giới cao nhất của kiếp người.
4. Biết cách lắng nghe, thấu hiểu
Lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm với người khác cũng là một nghệ thuật trong giao tiếp. Con người mà không có sự thấu hiểu lẫn nhau thì sẽ sản sinh ra vấn đề thị phi, tranh chấp và hiểu nhầm. Còn biết mình, biết người thì trăm trận trăm thắng, cuộc sống con người với con người trở nên hài hòa hơn.
5. Đừng quên học cách buông bỏ
Đời người vì sao mà khổ? Con người ta rơi vào đau khổ và tuyệt vọng là bởi vì không hiểu được rằng cuộc sống có những quy luật tự nhiên, cần phải buông bỏ để an lạc, tự tại. Những thứ là của mình thì phải biết cách trân trọng, nâng niu và giữ gìn cẩn thận kẻo khi vuột mất có hối hận cũng muộn màng. Ngược lại, nếu nhận ra có thứ không phải của mình, cần học cách buông bỏ. Hãy nới lỏng bàn tay, buông xuôi để vạn vật trở về bản ngã của chính nó.
6. Học cách cảm động
Cảm động là biểu hiện của một trái tim từ bi bác ái, hướng con người ta làm điều thiện lương. Người có lòng tư bi sẽ đồng cảm với những thống khổ, bất hạnh của người khác.
Hãy nhớ rằng, điều quan trọng nhất đời người không phải là tiền tài của bạn rộng lớn thế nào mà bạn có được một tâm tính đẹp đẽ hay không. Tiền bạc không thể mang theo khi trở về với cát bụi nhưng lòng từ bi bác ái sẽ để lại tiếng thơm đến đời sau. Đối xử tử tế với người xung quanh là cách để chúng ta sống trọn vẹn cuộc đời. Ngược lại, những ai sống trong hận thù, oán trách sẽ chỉ gây nghiệp cho bản thân khiến cuộc sống càng lúc càng bế tắc.
7. Cuối cùng, đừng quên học cách tồn tại!
Để duy trì được sự tồn tại, trước hết phải giữ gìn sức khỏe thật tốt. Sức khỏe của con người là thứ quan trọng nhất, bởi chỉ khi có sức khỏe chúng ta mới có thể sống để thực hiện những kế hoạch dở dang, để yêu thương và chia sẻ. Vậy nên, ngay từ bây giờ hãy học cách yêu lấy chính mình, giữ cho mình luôn mạnh khỏe, an yên.
Trên đường đời, không ngừng tu tâm dưỡng tính thì mới có thể rèn được khí tiết cao thượng: “Bần tiện bất năng di, phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất” tức là, nghèo mà không hèn, giàu không tham, không bị khuất phục trước quyền thế.
Theo Nguyễn Nguyễn
No comments