Hỏi – Đáp về Bảo hiểm Nhân thọ: Gửi dễ, rút khó?
Phổ biến nhất là những quan tâm về tính an toàn, hợp pháp của bảo hiểm và làm cách nào đảm bảo quyền lợi khi tham gia BHNT.
Ban biên tập xin trích đăng một số câu hỏi nổi bật, cung cấp thêm thông tin cho độc giả trước quyết định chọn lựa giải pháp bảo vệ tài chính tương lai của bản thân và gia đình.
HỎI: Tôi nghe nói các công ty đều "dụ" khách hàng mua bảo hiểm, sau đó gây khó dễ cho họ khi cần rút tiền, và thủ tục yêu cầu quyền lợi bảo hiểm vô cùng khó khăn?
ĐÁP: Thực tế thủ tục yêu cầu quyền lợi bảo hiểm rất hợp lý và rõ ràng. Cẩm nang khách hàng đính kèm mỗi bộ hợp đồng luôn thể hiện rõ những loại giấy tờ cần thiết khi khách hàng có bất cứ yêu cầu về quyền lợi bảo hiểm nào tại hợp đồng. Dù vậy, đôi khi khách hàng không đọc kỹ, dẫn tới việc lấy quyền lợi phải chuẩn bị hồ sơ nhiều lần.
Lấy ví dụ, khi muốn lấy quyền lợi bệnh lý nghiêm trọng, khách hàng cần có những giấy tờ để chứng minh mình bị bệnh lý nghiêm trọng. Đó là giấy ra viện, các kết quả giải phẫu bệnh và chứng từ y tế tại bệnh viện. Hay khi yêu cầu quyền lợi tử vong tại hợp đồng, khách hàng phải có giấy chứng tử để chứng minh người được bảo hiểm đã qua đời.
Thông thường, các hợp đồng BHNT đều quy định Công ty bảo hiểm có thời
gian tối đa là 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ các chứng từ để xem
xét giải quyết yêu cầu bồi thường của Khách hàng. Vì vậy, nếu hồ sơ yêu
cầu của khách hàng hợp lệ và sự kiện bảo hiểm không nằm trong danh sách
loại trừ, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm sẽ được chi trả quyền lợi
bảo hiểm trong thời hạn tối đa 30 ngày, lâu hơn sẽ được công ty bảo hiểm
chi trả lãi..
HỎI: Nếu nửa chừng đại lý nghỉ việc, hợp đồng của tôi sẽ ra sao?
ĐÁP: Đây là băn khoăn thường thấy của rất nhiều khách hàng, tuy nhiên đó không phải là vấn đề lớn. Khi khách hàng ký kết hợp đồng thông qua tư vấn viên của công ty hoặc qua kênh liên kết ngân hàng (Bancassurance) thì bản chất là khách hàng đang ký hợp đồng với công ty bảo hiểm.
Người tư vấn viên hay ngân hàng liên kết đóng vai trò trung gian,
thực hiện việc lựa chọn, tư vấn giải pháp bảo hiểm theo nhu cầu của
khách hàng, đồng thời giúp khách hàng hoàn tất hồ sơ yêu cầu bảo hiểm,
đồng hành cùng khách hàng trong suốt thời gian hợp đồng có hiệu lực: chi
trả quyền lợi, đóng phí tái tục… Trong mọi trường hợp, người chịu trách
nhiệm với hợp đồng của khách hàng luôn là công ty BHNT.
Nói thêm về trường hợp khách hàng tham gia bảo hiểm qua kênh liên kết ngân hàng (Bancassurance) bởi một số khách hàng vẫn lo ngại việc mua bảo hiểm qua một kênh gián tiếp liệu có được đảm bảo quyền lợi hay không. Thực tế, Bancassurance là nỗ lực mở rộng của các công ty bảo hiểm để tăng cơ hội tiếp cận BHNT cho khách hàng; khách hàng khi tham gia mua bảo hiểm qua kênh này vẫn có thể giao dịch tại mọi văn phòng chăm sóc khách hàng của công ty bảo hiểm trên toàn quốc.
HỎI: Có phải khi tới kỳ đóng phí bảo hiểm tiếp theo, tôi không có sẵn tiền thì hợp đồng bảo hiểm mất hiệu lực?
ĐÁP: Trước ngày đóng phí bảo hiểm, khách hàng sẽ được công ty bảo hiểm thông báo để lên kế hoạch đóng phí tái tục đúng hạn. Tuy nhiên, tới ngày đóng phí mà khách hàng bận hoặc chưa có sẵn tiền để đóng phí thì công ty BHNT sẽ dành cho khách hàng thời gian Ân hạn đóng phí là 60 ngày.
Như vậy, khách hàng luôn có quyền đóng chậm tối đa 2 tháng kể từ ngày đóng phí theo thời hạn đã cam kết. Trong suốt quãng thời gian này hợp đồng BHNT vẫn có hiệu lực và khách hàng vẫn được bảo vệ.
Mở rộng thêm vấn đề, nếu khách hàng vẫn chưa có tiền để đóng phí trong thời gian ân hạn, hợp đồng BHNT sẽ mất hiệu lực (nếu giá trị tài khoản không đủ để tự động đóng phí), tuy nhiên khách hàng có thể yêu cầu khôi phục lại hiệu lực hợp đồng trong vòng 24 tháng kể từ ngày mất hiệu lực để tiếp tục hợp đồng đó. Như vậy, trong những trường hợp khác nhau, khách hàng luôn có những giải pháp mà công ty bảo hiểm hỗ trợ để giúp khách hànghoàn thành nghĩa vụ đóng phí và đảm bảo quyền lợi bảo hiểm của mình.
HỎI: Hiện tại sức khỏe tôi bình thường nhưng biết đâu sau này phát bệnh, công ty bảo hiểm lại từ chối chi trả thì sao?
ĐÁP: Công ty bảo hiểm chỉ từ chối trong trường hợp sau: Bệnh đó không nằm trong phạm vi bảo hiểm của hợp đồng (1) hoặc Bệnh đó nằm trong phạm vi bảo hiểm nhưng lại là bệnh có trước khi KH ký hợp đồng bảo hiểm (2).
Để biết bệnh có nằm trong phạm vi bảo hiểm hay không, KH tham khảo nội dung quyền lợi bảo hiểm tại trường hợp (1). Ở trường hợp (2), tại thời điểm ký hợp đồng nếu khách hàng chưa từng có dấu hiệu, triệu chứng hay đi khám và phát hiện bệnh thì ngay thời điểm đó sức khỏe của khách hàng được xem là bình thường, có cơ hội được cấp hợp đồng với mức phí chuẩn.
Ngược lại, nếu khách hàng đã từng có dấu hiệu, triệu chứng hay đi khám và phát hiện bệnh từ trước đó thì cần khai báo đầy đủ, chính xác và nộp kèm kết quả thăm khám (nếu có) cùng đơn yêu cầu bảo hiểm để được xem xét thẩm định cấp hợp đồng. Nếu khách hàng không khai báo bệnh có sẵn, chắc chắn sẽ bị từ chối bồi thường trong tương lai.
Tùy theo tình trạng sức khỏe, khách hàng có thể cần ký vào Thư thỏa thuận để được công ty bảo hiểm chấp thuận phát hành hợp đồng. Thư thỏa thuận có thể loại trừ một số quyền lợi bảo hiểm tại hợp đồng liên quan đến bệnh đó.
Ban biên tập xin trích đăng một số câu hỏi nổi bật, cung cấp thêm thông tin cho độc giả trước quyết định chọn lựa giải pháp bảo vệ tài chính tương lai của bản thân và gia đình.
HỎI: Tôi nghe nói các công ty đều "dụ" khách hàng mua bảo hiểm, sau đó gây khó dễ cho họ khi cần rút tiền, và thủ tục yêu cầu quyền lợi bảo hiểm vô cùng khó khăn?
ĐÁP: Thực tế thủ tục yêu cầu quyền lợi bảo hiểm rất hợp lý và rõ ràng. Cẩm nang khách hàng đính kèm mỗi bộ hợp đồng luôn thể hiện rõ những loại giấy tờ cần thiết khi khách hàng có bất cứ yêu cầu về quyền lợi bảo hiểm nào tại hợp đồng. Dù vậy, đôi khi khách hàng không đọc kỹ, dẫn tới việc lấy quyền lợi phải chuẩn bị hồ sơ nhiều lần.
Lấy ví dụ, khi muốn lấy quyền lợi bệnh lý nghiêm trọng, khách hàng cần có những giấy tờ để chứng minh mình bị bệnh lý nghiêm trọng. Đó là giấy ra viện, các kết quả giải phẫu bệnh và chứng từ y tế tại bệnh viện. Hay khi yêu cầu quyền lợi tử vong tại hợp đồng, khách hàng phải có giấy chứng tử để chứng minh người được bảo hiểm đã qua đời.
Minh họa hồ sơ Yêu cầu Giải quyết Quyền lợi Bảo hiểm được hướng dẫn trên Website của công ty Manulife Việt Nam
HỎI: Nếu nửa chừng đại lý nghỉ việc, hợp đồng của tôi sẽ ra sao?
ĐÁP: Đây là băn khoăn thường thấy của rất nhiều khách hàng, tuy nhiên đó không phải là vấn đề lớn. Khi khách hàng ký kết hợp đồng thông qua tư vấn viên của công ty hoặc qua kênh liên kết ngân hàng (Bancassurance) thì bản chất là khách hàng đang ký hợp đồng với công ty bảo hiểm.
Làm sao chọn được công ty bảo hiểm uy tín và sản phẩm phù hợp là quan tâm của không ít khách hàng
Nói thêm về trường hợp khách hàng tham gia bảo hiểm qua kênh liên kết ngân hàng (Bancassurance) bởi một số khách hàng vẫn lo ngại việc mua bảo hiểm qua một kênh gián tiếp liệu có được đảm bảo quyền lợi hay không. Thực tế, Bancassurance là nỗ lực mở rộng của các công ty bảo hiểm để tăng cơ hội tiếp cận BHNT cho khách hàng; khách hàng khi tham gia mua bảo hiểm qua kênh này vẫn có thể giao dịch tại mọi văn phòng chăm sóc khách hàng của công ty bảo hiểm trên toàn quốc.
HỎI: Có phải khi tới kỳ đóng phí bảo hiểm tiếp theo, tôi không có sẵn tiền thì hợp đồng bảo hiểm mất hiệu lực?
ĐÁP: Trước ngày đóng phí bảo hiểm, khách hàng sẽ được công ty bảo hiểm thông báo để lên kế hoạch đóng phí tái tục đúng hạn. Tuy nhiên, tới ngày đóng phí mà khách hàng bận hoặc chưa có sẵn tiền để đóng phí thì công ty BHNT sẽ dành cho khách hàng thời gian Ân hạn đóng phí là 60 ngày.
Như vậy, khách hàng luôn có quyền đóng chậm tối đa 2 tháng kể từ ngày đóng phí theo thời hạn đã cam kết. Trong suốt quãng thời gian này hợp đồng BHNT vẫn có hiệu lực và khách hàng vẫn được bảo vệ.
Mở rộng thêm vấn đề, nếu khách hàng vẫn chưa có tiền để đóng phí trong thời gian ân hạn, hợp đồng BHNT sẽ mất hiệu lực (nếu giá trị tài khoản không đủ để tự động đóng phí), tuy nhiên khách hàng có thể yêu cầu khôi phục lại hiệu lực hợp đồng trong vòng 24 tháng kể từ ngày mất hiệu lực để tiếp tục hợp đồng đó. Như vậy, trong những trường hợp khác nhau, khách hàng luôn có những giải pháp mà công ty bảo hiểm hỗ trợ để giúp khách hànghoàn thành nghĩa vụ đóng phí và đảm bảo quyền lợi bảo hiểm của mình.
HỎI: Hiện tại sức khỏe tôi bình thường nhưng biết đâu sau này phát bệnh, công ty bảo hiểm lại từ chối chi trả thì sao?
ĐÁP: Công ty bảo hiểm chỉ từ chối trong trường hợp sau: Bệnh đó không nằm trong phạm vi bảo hiểm của hợp đồng (1) hoặc Bệnh đó nằm trong phạm vi bảo hiểm nhưng lại là bệnh có trước khi KH ký hợp đồng bảo hiểm (2).
Để biết bệnh có nằm trong phạm vi bảo hiểm hay không, KH tham khảo nội dung quyền lợi bảo hiểm tại trường hợp (1). Ở trường hợp (2), tại thời điểm ký hợp đồng nếu khách hàng chưa từng có dấu hiệu, triệu chứng hay đi khám và phát hiện bệnh thì ngay thời điểm đó sức khỏe của khách hàng được xem là bình thường, có cơ hội được cấp hợp đồng với mức phí chuẩn.
Ngược lại, nếu khách hàng đã từng có dấu hiệu, triệu chứng hay đi khám và phát hiện bệnh từ trước đó thì cần khai báo đầy đủ, chính xác và nộp kèm kết quả thăm khám (nếu có) cùng đơn yêu cầu bảo hiểm để được xem xét thẩm định cấp hợp đồng. Nếu khách hàng không khai báo bệnh có sẵn, chắc chắn sẽ bị từ chối bồi thường trong tương lai.
Tùy theo tình trạng sức khỏe, khách hàng có thể cần ký vào Thư thỏa thuận để được công ty bảo hiểm chấp thuận phát hành hợp đồng. Thư thỏa thuận có thể loại trừ một số quyền lợi bảo hiểm tại hợp đồng liên quan đến bệnh đó.
Thực hiện: Nguyễn Trung