Breaking News

Pháp Luật Về Kinh Doanh Bảo Hiểm

Cùng Generali tìm hiểu những quy định pháp lý về việc kinh doanh sản phẩm bảo hiểm tại Việt Nam qua bài viết pháp luật về kinh doanh bảo hiểm
Pháp Luật Về Kinh Doanh Bảo Hiểm

1. Định nghĩa

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm; góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế – xã hội, ổn định đời sống nhân dân; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm; Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi năm 2010 được ban hành, bao gồm 9 chương và 129 điều
Cấu trúc luật kinh doanh bảo hiểm
Chương 1: những quy định chung
Chương 2: Hợp đồng bảo hiểm
Chương 3: Doanh nghiệp bảo hiểm
Chương 4: Doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài
Chương 5: Tài chính, hạch toán kế toán và báo cáo tài chính
Chương 6: Đại lí bảo hiểm, doanh nghiệp, môi giới bảo hiểm
Chương 7: Quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm
Chương 8: Khen thưởng và xử lí vi phạm
Chương 9: Điều khoản thi hành

2. Pháp luật hiện hành về kinh doanh bảo hiểm

2.1. Quy định chung về hợp đồng bảo hiểm

2.1.1. Khái niệm

Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó:
  • – Bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm
  • – Doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm

2.1.2. Phân loại hợp đồng bảo hiểm


 Bảo Hiểm Con NgườiBảo Hiểm Tài SảnBảo Hiểm Trách Nhiệm Dân Sự
Đối tượng bảo hiểm
  • Tuổi thọ
  • Tính mạng
  • Sức khỏe
  • Tai nạn
  • Tài sản
  • Vật có thực
  • Tiền
  • Giấy tờ trị giá bằng tiền
  • Các quyền tài sản
Trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với bên thứ 3 theo quy định pháp luật
Số tiền bảo hiểmBên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm tự thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểmBên mua bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm cho tài sản đóDoanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm

2.1.3. Nội dung hợp đồng bảo hiểm

  • – Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng;
    Đối tượng bảo hiểm;
  • – Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;
  • – Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
  • – Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
  • – Thời hạn bảo hiểm;
  • – Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
  • – Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
  • – Các quy định giải quyết tranh chấp;
  • – Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.
  • – Hình thức hợp đồng bảo hiểm
  • – Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản
  • – Bẳng chứng giao kết:
  • – Giấy chứng nhận bảo hiểm
  • – Đơn bảo hiểm
  • – Điện báo, fax, telex và các hình thức khác do pháp luật quy định

2.1.4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm

2.1.4.1. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên

Quyền Của Doanh Nghiêp Bảo HiểmNghĩa Vụ Của Doanh Nghiệp Bảo Hiểm
  • Thu phí bảo hiểm
  • Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ thông tin
  • Từ chối trả tiền bồi thường
  • Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất
  • Đơn phương đình chỉ hợp đồng
  • Giải thích các điều khoản bảo hiểm
  • Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm
  • Bồi thường kịp thời và đầy đủ
  • Trả lời bằng văn bản chính thức lí do từ chối chi trả quyền lợi nếu có
  • Phối hợp với bên mua bảo hiểm để yêu cầu đòi bồi thường từ bên thứ 3 nếu có
Quyền Của Bên Mua Bảo HiểmNghĩa Vụ Của Bên Mua Bảo Hiểm
  • Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm uy tín để mua bảo hiểm
  • Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích điều khoản, cấp giấy chứng nhận bảo hiểm
  • Đơn phương đình chỉ hợp đồng khi doanh nghiệp bảo hiểm cố tình cung cấp thông tin sai sự thật để ép bên mua bảo hiểm kí hợp đồng
  • Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm
  • Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm
  • Đóng phí bảo hiểm đầy đủ
  • Kê khai trung thực, đầy đủ thông tin sức khỏe và các thông tin khác liên quan đến hợp đồng bảo hiểm
  • Thông báo những trường hợp làm tăng rủi ro hoặc phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm
  • Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm càng sớm càng tốt khi sự kiện bảo hiểm xảy ra
  • Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất cho đối tượng bảo hiểm

2.1.4.2. Quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng

Một trong hai bên có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng bảo hiểm trong những trường hợp sau:
Đối Với Doanh Nghiệp Bảo HiểmĐối Với Bên Mua Bảo Hiểm
Khi bên mua bảo hiểm:
  • Cố tình cung cấp thông tin sai sự thật: không thực hiện đúng các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm
  • Không chấp nhận tăng phí bảo hiểm khi có sự thay đổi làm tăng rủi ro được bảo hiểm
  • Không thể đóng được phí sau thời gian gia hạn đóng phí (60 ngày)
  • Không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm sau thời gian được doanh nghiệp bảo hiểm ấn định
Khi doanh nghiệp bảo hiểm:
  • Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật (khi đó doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật)
  • Không chấp nhận giảm phí khi có sự thay đổi làm giảm rủi ro được bảo hiểm

2.1.5. Một số định nghĩa khác

2.1.5.1. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu

  • – Hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu hóa khi có ít nhất một trong các trường hợp sau xảy ra:
  • – Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm
  • – Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm không tồn tại hoặc bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra
  • – Bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm
  • – Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật

2.1.5.2. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm

Các bên tham gia hợp đồng có thể chấm dứt hợp đồng bảo hiểm khi:
  • – Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm
  • – Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng, trừ khi các bên có thỏa thuận khác
  • – Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm

2.1.5.3. Sửa đổi, bổ sung và chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm

Trong một số trường hợp, bên mua bảo hiểm có thể thay đổi các thông tin trong hợp đồng, đặc biệt là thông tin cá nhân khi có bất cứ sự thay đổi nào.
Những sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm này phải được lập thành văn bản với sự xác nhận của các bên tham gia
Bên mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm bằng cách thay đổi bên mua bảo hiểm. Sự thay đổi này có thể dẫn đến việc thay đổi người thụ hưởng.

2.1.5.4. Tái bảo hiểm

Trong nghiệp vụ tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm duy nhất với khách hàng
Doanh nghiệp tái không được yêu cầu khách hàng đóng phí trực tiếp
Bên mua bảo hiểm không được yêu cầu doanh nghiệp tái bảo hiểm bồi thường/ trả tiền

2.1.5.5. Thời hạn yêu cầu trả tiền bồi thường

Thời hạn yêu cầu trả tiền bồi thường được tính theo những cách sau:
  • – 1 năm kể từ ngày sự kiện bảo hiểm xảy ra (không tính thời gian do trở ngại khách quan)
  • – 1 năm kể từ ngày biết sự kiện bảo hiểm
  • – 1 năm kể từ ngày người thứ ba yêu cầu

2.1.5.6. Thời hạn và tiền bồi thường

Theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm
Nếu không có thỏa thuận thì phải trả trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
Thời điểm khởi kiện
3 năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp
Thời điểm phát sinh trách nhiệm
Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, trong đó có thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bênh mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm
Có bằng chứng về hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm

2.2. Quy định về hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm

2.2.1. Các quy định chung

2.2.1.1. Bảo đảm của nhà nước đối với kinh doanh bảo hiểm

Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và các tổ chức kinh doanh bảo hiểm.
Nhà nước có chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam, chính sách ưu đãi đối với các nghiệp vụ bảo hiểm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là chương trình phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.

2.2.1.2. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm

Nhà nước khuyến khích thu hút nước ngoài đầu tư vốn vào Việt Nam và tái đầu tư lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm phục vụ công cuộc phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam
Việt Nam đã kí kết hiệp định thương mai với Hoa Kỳ (BTA), trở thành thành viên của tổ chức THương mại thế giới WTO. Điều này thể hiện Việt Nam cam kết mở cửa thị trường không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài

2.2.1.3. Hợp tác, cạnh tranh và đấu thầu trong kinh doanh bảo hiểm

Luật pháp Việt Nam quy định, các công ty được hợp tác trong việc tái bảo hiểm, đồng bảo hiểm
Được cạnh tranh về điều kiện, phạm vi, mức trách nhiệm, mức phí, chất lượng dịch vụ, năng lực bảo hiểm và năng lực tài chính.
Đấu thầu phải công khai, minh bạch theo quy định của Luật này và pháp luật đấu thầu

2.2.2. Các quy định về thành lập và tham gia thị trường

2.2.2.1. Các hình thức pháp lý của doanh nghiệp bảo hiểm

  • – Công ty cổ phần bảo hiểm
  • – Công ty TNHH bảo hiểm
  • – Hợp tác xã bảo hiểm
  • – Tổ chức bảo hiểm tương hỗ

2.2.2.2. Quy định về cấp giấy phép thành lập, hoạt động

  • – Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động
  • – Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động
  • – Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm
  • – Thu hồi và thay đổi nội dung giấy phép thành lập và hoạt động

2.2.2.3. Quy định về tổ chức của doanh nghiệp bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần có các tiêu chí sau về tổ chức:
  • – Trụ sở chính
  • – Chi nhánh sở giao dịch, hội sở, công ty thành viên hạch toán phụ thuộc
  • – Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
  • – Địa điểm kinh doanh, phòng giao dịch
  • – Tổng đại lý (GA)
  • – Vốn điều lệ: vốn điều lệ của từng công ty sẽ khác nhau tùy lĩnh vực kinh doanh. Đối với công ty bảo hiểm nhân thọ, vốn điều lệ tối thiểu là 600 triệu. Đối với công ty bảo hiểm phi nhân thọ, vốn điều lệ tối thiểu là 300 triệu. Vốn điều lệ đã góp bằng mức vốn pháp định: được mở tối đa 20 chi nhánh và văn phòng đại diện
  • – Mỗi chi nhánh và văn phòng đại diện tăng thêm thì doanh nghiệp bảo hiểm phải bổ sung vốn điều lệ đã góp thêm 10 tỷ đồng.

2.2.2.4. Quy định về nhân sự của doanh nghiệp bảo hiểm

Nguyên tắc chung về việc bổ nhiệm người quản trị, điều hành doanh nghiệp bảo hiểm
Quy định về các chuyên gia tính toán

2.2.2.5. Quy định về kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện các quy chế và quy trình
Phải lập hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Phải thường xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật, các quy trình nghiệp vụ và quy định nội bộ
Lưu giữ văn bản kết quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ

2.2.3. Quy định về khai thác bảo hiểm

2.2.3.1. Kênh phân phối bảo hiểm

Kênh phân phốiTrực tiếp
  • Sử dụng đội ngũ nhân viên bán hàng trực tiếp tiếp cận, giới thiệu và bán sản phẩm cho khách hàng bao gồm:
  • Bán hàng qua điện thoại
  • Gửi thư bán hàng trực tiếp hoặc gửi thư điện tử/tin nhắn trực tiếp tới khách hàng
  • Bán hàng trực tuyến
Đại lý, môi giới bảo hiểm
  • Kênh bán hàng truyền thống. Môi giới bảo hiểm chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ
Đấu thầu
  • Đáp ứng tiêu chí công khai, minh bạch. Doanh nghiệp bảo hiểm không chi hoa hồng cho đại lý
Khác
  • Kênh hợp tác với ngân hàng, bán hàng qua các đối tác: bưu điện, siêu thị…

2.2.3.2. Đạo đức nghề nghiệp

Quy định
  • – Trung thực, công khai, minh bạch trong giới thiệu sản phẩm
  • – Nhân viên bán hàng trực tiếp phải có chứng chỉ đại lý bảo hiểm hoặc chứng chỉ đào tạo về các nghiệp vụ bảo hiểm đang triển khai
  • – Tìm hiểu rõ thông tin về khách hàng, cân nhắc năng lực chuyên môn và khả năng tài chính của doanh nghiệp nhằm đảm bảo không phân biệt đối xử
  • – Một số nguyên tắc chung khác về cung cấp thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm; trách nhiệm phân tích nhu cầu và tư vấn cho khách hàng
Cấm
  • – Can thiệp trái pháp luật đến quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm của bên mua bảo hiểm
  • – Yêu cầu ngăn cản hoặc ép buộc cấp dưới hoặc những người có liên quan phải tham gia bảo hiểm dưới mọi hình thức
  • – Tranh thủ uy tín, ảnh hưởng và chỉ đạo dưới mọi hình thức của bất cứ tổ chức, cá nhân nào để cung cấp dịch vụ bảo hiểm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích chính đáng của bên mua bảo hiểm.

2.2.4. Quy tắc, điều kiện, điều khoản, biểu phí

Đối với các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏeDoanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm được Bộ Tài chính phê chuẩn
Đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọDoanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được phép chủ động xây dựng và triển khai quy tắc, điều khoản và biểu phí bảo hiểm
Bảo hiểm bắt buộcBộ Tài chính ban hành các quy tắc, điểu khoản bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với từng loại hình bảo hiểm bắt buộc

2.3. Quy định về tài chính và thận trọng

2.3.1. Quy định về tài chính

  • – Đảm bảo vốn pháp định
  • – Đáp ứng quy định về dự phòng nghiệp vụ
  • – Đảm bảo biên khả năng thanh toán

2.3.2. Quy định về hoạt động đầu tư

Nguyên tắc: an toàn và đầu tư ra nước ngoài phải được bộ tài chính chấp nhận
Hoạt động đầu tư có thể bao gồm: gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, mua trái phiếu chính phủ, mua cổ phiếu trái phiếu doanh nghiệp, kinh doanh bất động sản, góp vốn vào các doanh nghiệp khác, cho vay theo quy định của luật và các tổ chức tín dụng

2.3.3. Chế độ kiểm toán, kế toán, báo cáo tài chính và công khai tài chính

Công ty bảo hiểm phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ kế toán, quản trị tài chính doanh nghiệp, kiểm toán, báo cáo tài chính và công khai báo cáo tài chính đó

2.3.4. Chế độ hoa hồng, thụ lao đại lý

Được phép hỗ trợ, khen thưởng nhưng không quá 50% hoa hồng bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm đã khai thác trong năm tài chính
Khi dịch vụ bảo hiểm được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu, doanh nghiệp bảo hiểm không được chi hoa hồng đại lý bảo hiểm

2.4. Quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với bộ tài chính trong việc xây dựng các chính sách, chế độ liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm; trong việc kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật về kinh doanh bảo hiểm
Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện giải quyết các thủ tục liên quan đến việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, văn phòng đại diện tại Việt Nam trên địa bàn quản lý sau khi đã được Bộ tài chính cấp giấy phép; phối hợp với bộ tài chính trong việc xử lí vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.