Hiểu đúng, hiểu đủ về bảo hiểm nhân thọ
Đừng thờ ơ với tài sản quý giá nhất
Có một sự thật hiển nhiên: chúng ta sẵn sàng mua bảo hiểm cho điện thoại, xe hơi, nhà cửa nhưng lại khá dè dặt khi quyết định mua bảo hiểm cho chính mình dù vẫn biết con người là tài sản quý giá nhất. Thực tế, có nhiều lý do dẫn đến tâm lý phổ biến này.
Nhắc tới bảo hiểm nhân thọ, nhiều người nghĩ ngay tới bệnh hiểm nghèo, tai nạn, chết người… Họ e ngại phải đề cập đến rủi ro. Đa phần sẽ bác bỏ hoặc tỏ thái độ chần chừ khi được hỏi họ lựa chọn giải pháp nào cho tương lai trong trường hợp bản thân gặp chuyện không may.
Chưa có cơ hội tiếp cận đúng cách là nguyên nhân lý giải cho những ngộ nhận về BHNT của người Việt
Ngoài ra, một số người tin rằng những rủi ro trong cuộc sống không xảy ra với mình, họ thường có suy nghĩ “chắc nó chừa mình ra”. Chúng ta chỉ cảm thấy rủi ro kề sát khi một ai đó quen thân với mình gặp bệnh hiểm nghèo hoặc tai nạn bất ngờ. Bên cạnh tâm lý e dè, một bộ phận không nhỏ trong chúng ta còn có nhiều ngộ nhận về bảo hiểm như đánh đồng với đa cấp, tham gia bảo hiểm sẽ bị thiệt thòi vì tiền mất giá, gửi tiền vào ngân hàng có lợi hơn… Những ngộ nhận này càng khiến chúng ta ngại tiếp xúc hay tìm hiểu về bản chất thật sự của bảo hiểm nhân thọ.
Hiểu đúng nhưng chưa đủ
Có không ít người Việt ý thức được sự cần thiết của bảo hiểm nhân thọ, tuy nhiên khi được hỏi kỹ về sản phẩm đã mua thì họ lại không nắm rõ. Một số người thậm chí không hiểu những trách nhiệm đi kèm với quyền lợi dẫn đến những thiệt thòi đáng tiếc.
Một tiểu thương ở Hà Nội vốn quen nhờ Đại lý quen của mình thu phí hộ. Chị không hề biết quy định Đại lý chỉ có trách nhiệm thu phí lần đầu sau khi hợp đồng được phát hành. Nghĩa vụ nộp phí sau đó thuộc về khách hàng. Sau khoảng 2 năm, Đại lý nghỉ việc và không đến nhà chị thu phí như thường lệ nữa. Do công việc bận rộn, chị cũng không lưu tâm đến việc này. Kết quả là hợp đồng của chị bị mất hiệu lực. Chị phải lên gặp đại diện công ty bảo hiểm để tìm hiểu và thoả thuận khôi phục hợp đồng.
Bảo hiểm nhân thọ từ A tới Z
Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bảo hiểm nhân thọ để đảm bảo trọn vẹn quyền lợi khi quyết định tham gia, báo Dân Trí hợp tác cùng Manulife Việt Nam xây dựng chuyên mục “Hiểu đúng về Bảo hiểm”. Tại đây, các bạn sẽ tìm thấy mọi thông tin chính xác, đa chiều và khách quan về bảo hiểm nhân thọ Việt Nam.
Trang bị đủ kiến thức cùng BHNT sẽ giúp bạn chuẩn bị hướng đến tương lai tốt đẹp hơn
Các bài viết được hệ thống hoá các bài viết theo cách dễ hiểu, đăng tải đều đặn từ ngày 18/5. Chủ đề đa dạng từ giới thiệu các hình thức bảo hiểm, cấu trúc chuẩn của một hợp đồng tới quyền lợi dùng thử trước khi đặt bút ký chính thức, phân biệt bảo hiểm nhân thọ với các loại bảo hiểm hay đầu tư khác… Những ví dụ thực tế cùng tư vấn trực tiếp từ chuyên gia trong ngành hứa hẹn mang lại cho bạn đọc cái nhìn trực quan về bảo hiểm nhân thọ. Từ đó, các bạn có thể đưa ra những quyết định đúng đắn để nâng cao chất lượng sống, bảo vệ tương lai cho bản thân và những người thân yêu. Xét cho cùng, bạn mua bảo hiểm cho mình, nhưng người được hưởng lợi chính là gia đình của bạn.
Đan Thụy
Có một sự thật hiển nhiên: chúng ta sẵn sàng mua bảo hiểm cho điện thoại, xe hơi, nhà cửa nhưng lại khá dè dặt khi quyết định mua bảo hiểm cho chính mình dù vẫn biết con người là tài sản quý giá nhất. Thực tế, có nhiều lý do dẫn đến tâm lý phổ biến này.
Nhắc tới bảo hiểm nhân thọ, nhiều người nghĩ ngay tới bệnh hiểm nghèo, tai nạn, chết người… Họ e ngại phải đề cập đến rủi ro. Đa phần sẽ bác bỏ hoặc tỏ thái độ chần chừ khi được hỏi họ lựa chọn giải pháp nào cho tương lai trong trường hợp bản thân gặp chuyện không may.
Ngoài ra, một số người tin rằng những rủi ro trong cuộc sống không xảy ra với mình, họ thường có suy nghĩ “chắc nó chừa mình ra”. Chúng ta chỉ cảm thấy rủi ro kề sát khi một ai đó quen thân với mình gặp bệnh hiểm nghèo hoặc tai nạn bất ngờ. Bên cạnh tâm lý e dè, một bộ phận không nhỏ trong chúng ta còn có nhiều ngộ nhận về bảo hiểm như đánh đồng với đa cấp, tham gia bảo hiểm sẽ bị thiệt thòi vì tiền mất giá, gửi tiền vào ngân hàng có lợi hơn… Những ngộ nhận này càng khiến chúng ta ngại tiếp xúc hay tìm hiểu về bản chất thật sự của bảo hiểm nhân thọ.
Hiểu đúng nhưng chưa đủ
Có không ít người Việt ý thức được sự cần thiết của bảo hiểm nhân thọ, tuy nhiên khi được hỏi kỹ về sản phẩm đã mua thì họ lại không nắm rõ. Một số người thậm chí không hiểu những trách nhiệm đi kèm với quyền lợi dẫn đến những thiệt thòi đáng tiếc.
Một tiểu thương ở Hà Nội vốn quen nhờ Đại lý quen của mình thu phí hộ. Chị không hề biết quy định Đại lý chỉ có trách nhiệm thu phí lần đầu sau khi hợp đồng được phát hành. Nghĩa vụ nộp phí sau đó thuộc về khách hàng. Sau khoảng 2 năm, Đại lý nghỉ việc và không đến nhà chị thu phí như thường lệ nữa. Do công việc bận rộn, chị cũng không lưu tâm đến việc này. Kết quả là hợp đồng của chị bị mất hiệu lực. Chị phải lên gặp đại diện công ty bảo hiểm để tìm hiểu và thoả thuận khôi phục hợp đồng.
Bảo hiểm nhân thọ từ A tới Z
Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bảo hiểm nhân thọ để đảm bảo trọn vẹn quyền lợi khi quyết định tham gia, báo Dân Trí hợp tác cùng Manulife Việt Nam xây dựng chuyên mục “Hiểu đúng về Bảo hiểm”. Tại đây, các bạn sẽ tìm thấy mọi thông tin chính xác, đa chiều và khách quan về bảo hiểm nhân thọ Việt Nam.
Các bài viết được hệ thống hoá các bài viết theo cách dễ hiểu, đăng tải đều đặn từ ngày 18/5. Chủ đề đa dạng từ giới thiệu các hình thức bảo hiểm, cấu trúc chuẩn của một hợp đồng tới quyền lợi dùng thử trước khi đặt bút ký chính thức, phân biệt bảo hiểm nhân thọ với các loại bảo hiểm hay đầu tư khác… Những ví dụ thực tế cùng tư vấn trực tiếp từ chuyên gia trong ngành hứa hẹn mang lại cho bạn đọc cái nhìn trực quan về bảo hiểm nhân thọ. Từ đó, các bạn có thể đưa ra những quyết định đúng đắn để nâng cao chất lượng sống, bảo vệ tương lai cho bản thân và những người thân yêu. Xét cho cùng, bạn mua bảo hiểm cho mình, nhưng người được hưởng lợi chính là gia đình của bạn.
Đan Thụy