So Sánh Bảo Hiểm Xã Hội và Bảo Hiểm Nhân Thọ
Bài viết này nhằm mục đích so sánh, đánh giá cách khách quan giữa Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm nhân thọ để phân biệt các ưu điểm/ nhược điểm của mỗi loại hình bảo hiểm.
Bài viết không nhằm đả kích bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm nhân thọ, mà muốn cung cấp 1 góc nhìn đầy đủ để những người kinh doanh tự do cũng có 1 kế hoạch hưu trí cho riêng mình từ bảo hiểm mang lại.
Thực chất, bảo hiểm cực kỳ dễ hiểu
Công ty/ Cơ quan đứng ra thu phí bảo hiểm phải có trách nhiệm chi trả Quyền lợi bảo hiểm khi những Sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Tùy vào tỉ lệ gặp rủi ro của từng cá nhân, và tùy thuộc vào mức chi trả/ đền bù sẽ tính được ra phí bảo hiểm cần đóng (thường là đóng theo năm). Vậy chỉ cần khách hàng đóng phí đủ như yêu cầu, sẽ có quyền lợi bảo hiểm đền bù khi rủi ro xảy ra.
- Công ty/ Cơ quan thu tiền bảo hiểm: Là cơ quan chính phủ, hoặc các công ty bảo hiểm tư nhân, hoặc các công ty bảo hiểm vốn nhà nước.
- Quyền lợi bảo hiểm: Chi trả 1 số tiền khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Bao nhiêu tiền tùy thuộc vào sự lựa chọn của khách hàng khi mua.
- Sự kiện bảo hiểm là những rủi ro được đền bù: Nằm viện, Khám-chữa bệnh, Tử vong, Bệnh hiểm nghèo, Phẫu thuật, Tai nạn (với bảo hiểm con người).
- Phí bảo hiểm của từng loại hình bảo hiểm được tính dựa trên Công thức do từng bên đề ra, và phải được sự cho phép của Bộ tài chính rồi mới được áp dụng vào kinh doanh.
Với bất kỳ loại hình bảo hiểm nào – càng đông người tham gia, nộp tiền vào thì loại hình bảo hiểm đó sẽ phát triển mạnh mẽ. Nếu nguồn chi (trả quyền lợi) lại LỚN HƠN nguồn thu (từ phí bảo hiểm thu về) thì Quỹ bảo hiểm có nguy cơ bị vỡ – Tình trạng hiện tại của Bảo hiểm xã hội.
Trong khi bảo hiểm xã hội là bảo hiểm bắt buộc thì bảo hiểm nhân thọ là bảo hiểm tự nguyện – ai cũng có thể mua nếu đủ điều kiện sức khỏe và kinh tế.
Bản chất của Bảo hiểm xã hội
Để được hưởng chế độ hưu trí của bảo hiểm xã hội, người lao động phải trích thu nhập từ lương của mình hàng tháng (trong khoảng 30-35 năm) để nộp vào Quỹ. Tới tuổi nghỉ hưu, Bảo hiểm xã hội sẽ chi trả mỗi tháng 75% lương cơ bản khi tham gia cho người bảo hiểm lĩnh dần về tiêu sài.
Nếu trong suốt thời gian này, người tham gia bảo hiểm xã hội bị tử vong, thì gia đình/ người thân sẽ nhận được tiền Trợ Cấp Tử Tuất.
Để được nhận các quyền lợi đó, phí bảo hiểm phải nộp hàng tháng là 25.5% – dựa theo mức lương cơ bản. Quyền lợi của bảo hiểm xã hội là;
- Quỹ Hưu Trí & Tử Tuất.
- Quỹ Ốm Đau & và Thai Sản.
Để được các quyền lợi bảo hiểm, bạn phải mua bằng tiền. Tuy nhiên, phí đóng BHXH thì doanh nghiệp phải chịu 1 phần lớn, còn người lao động chỉ phải nộp 1 phần nhỏ mà thôi.
Để người lao động được hưởng nhiều quyền lợi bảo hiểm hơn, Nhà nước quy định Doanh nghiệp và người lao động phải mua thêm Bảo hiểm y tế & Bảo hiểm thất nghiệp:
- Bảo hiểm y tế: 4,5% mức lương tham gia bảo hiểm.
- Bảo hiểm thất nghiệp: 2% mức lương tham gia bảo hiểm.
Ngoài ra, Doanh nghiệp phải đóng thêm 2% mỗi tháng là Kinh phí công đoàn.
=> Vậy, phí bảo hiểm xã hội mà cả doanh nghiệp và người lao động phải đóng mỗi tháng sẽ là: 34%. Trong đó Doanh nghiệp phải chịu 23.5%, còn Người lao động phải chịu 10.5%.
Nói “BHXH được doanh nghiệp nộp cho” là đúng nhưng chưa đủ. 34% này thực chất là lấy từ Quỹ lương và Quỹ thưởng, chứ tiền không rơi từ trên trời xuống. Nhưng để đảm bảo cuộc sống khi chúng ta già đi – Ai cũng cần phải có bảo hiểm xã hội.
Thực chất bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ có các quyền lợi khác với bảo hiểm xã hội, nhưng điểm khác biệt lớn nhất: Đây là bảo hiểm tự nguyện – ai thích thì tham gia, không thích thì thôi, không ép.
Các quyền lợi của bảo hiểm nhân thọ:
- Tai nạn
- Hỗ trợ nằm viện qua đêm
- Bệnh hiểm nghèo/ Bệnh lý nghiêm trọng
- Tử vong
- Hưu trí
Người tham gia bảo hiểm nhân thọ sẽ chọn những quyền lợi mình muốn, sau đó công ty bảo hiểm sẽ tính phí bảo hiểm phải đóng, dựa trên:
- Độ tuổi, Giới tính?
- Tình trạng sức khỏe, Loại hình nghề nghiệp?
- Mức chi trả quyền lợi mong muốn là bao nhiêu?
- Tỉ lệ mà người mua bảo hiểm này gặp rủi ro sự kiện bảo hiểm đó là bao nhiêu?
Sau khi công ty bảo hiểm tính ra phí, người mua bảo hiểm phải đóng đủ phí hàng tháng/ hàng năm thì quyền lợi bảo hiểm mới còn hiệu lực.
Những ai đang có BHXH có thể mua thêm BHNT để các quyền lợi bảo vệ đầy đủ hơn. Nhưng những người làm tự do thì có thể tìm hiểu để đóng BHNT thay vì BHXH bởi nếu không được Doanh nghiệp trợ giúp, tham gia bảo hiểm xã hội sẽ “khá mệt”.
Câu hỏi đã có sẵn lời giải cho bạn!
Để giúp bạn có những so sánh, đánh giá thực tế, chúng tôi sẽ đưa ra 1 ví dụ minh họa. Và thử xem nếu đó là bạn – bạn sẽ chọn loại hình bảo hiểm nào?
So sánh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm xã hội
Tôi sẽ làm 1 bảng so sánh các quyền lợi bảo hiểm giữa 2 hình thức bảo hiểm này với cùng 1 mức phí đóng và thời gian đóng như nhau:
- Tuổi bắt đầu đóng: 25 tuổi.
- Số năm đóng phí: 30 năm (theo luật mới của BHXH).
- Phí bảo hiểm hàng tháng: 1.360.000đ (giả sử mức lương cơ bản khi tham gia là 4 triệu/ tháng).
- Tuổi khi về hưu: 60 tuổi.
- Giả sử người được bảo hiểm sống tới năm 80 tuổi, tức hưởng lương hưu 20 năm.
Và chúng ta sẽ sử dụng các tiêu chí là các quyền lợi BH sau để so sánh:
- Nằm viện qua đêm.
- Bệnh hiểm nghèo/ Bệnh lý nghiêm trọng.
- Tai nạn
- Hưu trí
Tuy nhiên, BHXH để đảm bảo an sinh cho đất nước. Do vậy những người trẻ khỏe vẫn nên đóng BHXH đầy đủ, để những người già được hưởng các phúc lợi tuổi già.
Qua so sánh trên, bạn có thể thấy nếu bạn đang làm tự do thì vẫn có thể thiết kế 1 gói bảo hiểm sức khỏe, hưu trí cho mình với Bảo hiểm nhân thọ thay vì đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Qua bài viết, tôi đã giúp bạn giải quyết 3 vấn đề:
- Thứ nhất: Bản chất của bảo hiểm là bạn phải đóng tiền vào để MUA các quyền lợi bảo hiểm.
- Bảo hiểm xã hội là bảo hiểm bắt buộc. Bảo hiểm nhân thọ là bảo hiểm tự nguyện. Tuy nhiên, BHXH thì Người Lao Động không phải đóng 100%, phần lớn được Doanh nghiệp đóng, Người Lao Động chỉ đóng phần còn lại.
- Nếu bạn đang làm tự do, bạn có thể chuẩn bị cho mình kế hoạch bảo vệ sức khỏe và hưu trí toàn diện với Bảo hiểm nhân thọ. Các quyền lợi, các mức phí đóng do bạn tự chọn – Vì là tự nguyện mà.
Tuổi già, ai cũng cần tiền để sống. Bạn có chuẩn bị hay không? Là do BẠN.
No comments