Breaking News

Dùng tiền đúng chuẩn ở tuổi 20 để 30 tuổi không còn băn khoăn về tài chính.

Tuổi 20 là độ tuổi đẹp nhất của đời người, là tuổi của sự trẻ trung, năng động, cống hiến và không ngại thử thách, đồng thời cũng là khoảng thời gian hoàn hảo để xây dựng kế hoạch cho tương lai. Nếu bạn đang ở trong ngưỡng tuổi này, hãy phát triển những thói quen sử dụng tiền thông minh để những lo lắng về tài chính sẽ không xuất hiện ở tuổi 30.

1. Hạn chế những khoản nợ

Nợ nần đôi khi cũng… tốt, khi nó hỗ trợ cho bạn giải quyết những vấn đề “nóng” về tài chính một cách nhanh chóng, cũng như là động lực để chúng ta cố gắng phấn đấu. Tuy nhiên, mọi chuyện sẽ không hề đơn giản nếu số tiền bạn đi vay là quá lớn.
Nếu vay để chi tiêu quá nhiều và mất kiểm soát, chỉ cần nhìn vào những khoản nợ cao ngất ngưởng, cùng những con số lãi suất “nhảy múa” và liên tục tăng, bạn sẽ thấy tuổi thanh xuân của mình không còn là giai đoạn đẹp nhất cuộc đời, mà thay vào đó là khoảng thời gian đáng quên nhất khi liên tục bị bủa vây bởi vay và nợ. Bạn cũng chẳng còn tâm trí và sức lực đâu để nghĩ tới những điều xa hơn, khi mà khoản vay vẫn cứ lơ lửng trên đầu.
Do đó, nếu không có việc gì quá cấp bách hay cần thiết, bạn hãy hạn chế tối đa những khoản nợ, kể cả là từ người thân hay là từ tổ chức tín dụng, để 2 từ “nợ nần” không còn là ám ảnh theo bạn từ tuổi 20 đến khi bước sang đầu “3”.

2. Dự phòng cho những tai nạn rủi ro, ốm đau.

Chi tiêu cho thuốc men, bệnh tật, tai nạn là những khoản chi không thường xuyên, nhưng sẽ vô cùng tốn kém một khi bạn đã “dính” phải. Dù bạn có thể nói rằng rằng mình đang là thanh niên 20 tuổi có sức khỏe tốt, có đủ sự cẩn thận, nhưng bạn không thể dám chắc 100% rằng, những điều tệ nhất sẽ không xuất hiện trong cuộc đời bạn.

thebank_duphongkhitainanruiroomdau_1499683173
Hãy luôn dự phòng cho những lúc ốm đau, tai nạn, bệnh tật ngay cả khi sung sức nhất
Bạn chưa thể biết được những chuyện không may nào sẽ xảy ra với mình lúc nào trong tương lai, cũng như không thể đo lường mức độ ảnh hưởng mà rủi ro, bệnh tật mang đến, do vậy, bạn cần có một công cụ giúp bản thân giúp đỡ mình những lúc khó khăn.
Bảo hiểm nhân thọ hoàn toàn có thể làm được điều này, giúp bạn san sẻ gánh nặng về kinh tế ngay khi rủi ro phát sinh, cũng như đảm bảo cho bạn có một nguồn tài chính ổn định để bạn an tâm dù có chuyện gì xảy ra. Mặt khác, tham gia bảo hiểm nhân thọ sớm còn là đặc quyền của tuổi trẻ, bởi chi phí tham gia bảo hiểm khi ấy là thấp nhất.
Từ lúc thanh xuân đến khi trở thành một người chín chắn, trưởng thành, bạn có thể sẽ gặp nhiều biến cố, nhưng hãy cứ mạnh dạn làm những điều mình muốn, bởi bên bạn luôn có bảo hiểm nhân thọ.

3. Chuẩn bị cho việc… nghỉ hưu

Nhiều nghĩ rằng, tuổi trẻ là để cống hiến, và có vẻ như việc chuẩn bị cho kế hoạch dưỡng già của mình ngay từ tuổi thanh xuân là điều hơi “buồn cười”, xa vời và khiến cho bản thân mình trở nên “cũ kĩ”. Nhưng một lúc nào đấy chắc chắn bạn cũng sẽ phải “bận tâm” tới việc mình sẽ như thế nào khi về già. Đằng nào cũng phải chuẩn bị, vậy sao không lên kế hoạch ngay hôm nay mà phải để dành tới tuổi 30?

thebank_lenkehoachvehuu_1499683174
Chuẩn bị dưỡng già ngay từ khi còn trẻ là việc vô cùng nên làm
Người biết nhìn xa trông rộng luôn nghĩ xa hơn tầm nhìn hiện tại. Tham gia bảo hiểm nhân thọ là một cách khá an toàn và hiệu quả để thiết lập quỹ hưu trí cho chính tuổi già cho chính bản thân bạn, để đến khi sức khỏe không còn được dồi dào, bạn có một cuộc sống an nhàn, thoải mái, sung túc mà vẫn độc lập, không bị phụ thuộc vào con cái. Không bao giờ là quá sớm để bạn thực hiện những dự định ở những chặng cuối của cuộc đời.

4. Chi tiêu thấp hơn những gì mình có

“Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện”. Đương nhiên, bạn không cần phải quá hà khắc với bản thân như vậy, nhưng cũng cần phải luôn nhớ rằng: tiết kiệm là điều kiện tiên quyết để bạn có một cuộc sống đầy đủ và dư giả. Nó giúp bạn làm chủ thu nhập – chi tiêu ở mọi thời điểm, đồng thời giúp bạn xây dựng một thói quen tiêu dùng khoa học từ khi còn trẻ đến khi chạm ngưỡng tuổi 30.
Nếu chưa thể gia tăng ngay lập tức khoản thu đầu vào thì hãy biết cách tiết kiệm một cách thông minh và hợp lý. Tham gia bảo hiểm nhân thọ, bạn sẽ không gặp quá nhiều khó khăn khi dành riêng ra cho những khoản thiết yếu, đủ để trang trải cho cuộc sống hàng ngày nhưng vẫn tích lũy số tiền tiết kiệm cho bản thân mình. Biết cách ưu tiên cho những khoản chi cấp thiết, bạn cũng sẽ tránh xa được việc phải đối mặt với sự mất cân bằng tài chính hay phải “bán mình” cho những khoản nợ.

5. Thử đầu tư

Ngoài việc tiết kiệm một cách thông minh, nghiêm túc và khoa học, bạn cũng nên tìm kiếm thêm các “nguồn thu” mới bên cạnh việc trông chờ vào khoản lương hàng tháng.

thebank_dautu_1499683172
Gia tăng tổng thu nhập của mình bằng cách đầu tư vào một kênh nào đó
Nếu có đủ độ “liều” và có máu kinh doanh, hãy thử mở một cửa hàng của riêng mình. Nếu có kiến thức về tài chính và phân tích cổ phiếu, hãy thử tập trung tiền để đầu tư chứng khoán. Còn nếu bạn muốn có một khoản đầu tư an toàn, chắc chắn thì có thể tìm đến bảo hiểm nhân thọ.
Dù bạn có yêu thích theo hướng đầu tư nào, bạn cũng cần tìm hiểu thật kĩ lưỡng, cũng như nghiên cứu đầy đủ kiến thức và học hỏi từ những người đi trước để có được sự lựa chọn hợp lý và sáng suốt nhất.

6. Biết yêu lấy bản thân mình

Tuy hơi ngược với nguyên tắc số 4, nhưng điều này lại vô cùng đúng đắn. Tuổi 20 có vẻ chưa phải là thời điểm thích hợp để nghĩ tới chuyện hưởng thụ, nhưng bạn có quyền làm những việc bạn hạnh phúc, miễn là bạn có khả năng, bởi suy cho cùng thì việc bạn kiếm tiền cũng chỉ là để thỏa mãn những mong muốn của bản thân.
Song song với việc tiết kiệm được một khoản kha khá cho những dự định tương lai, bạn hãy luôn chừa ra một chút để dành cho bản thân mình. Với một “quỹ trắng” như vậy, thi thoảng bạn có thể chiều lòng sở thích cá nhân như mua sắm một vài món đồ đắt tiền, hoặc nếu có đủ điều kiện, hãy tự thưởng cho mình một chuyến đi du lịch tới vùng đất mới để khám phá và trải nghiệm.
“Yêu chiều” bản thân cũng là một hình thức đầu tư, bởi bạn là cỗ máy kiếm tiền cho… chính bạn, và cỗ máy ấy cũng cần bảo dưỡng nghỉ ngơi, bảo dưỡng. Nhưng bạn cũng cần nhớ rằng, điều này không nên xuất hiện quá thường xuyên, nếu bạn không muốn bị rơi vào tình trạng chạy vạy khắp nơi để chi trả cho những thú vui ấy.

7. Đặt mục tiêu về tài chính dài hạn

Mục tiêu tài chính dài hạn là điều mà bạn cần làm ngay khi còn trẻ, bởi lúc này, tuy là lúc ít tiền nhất, nhưng bạn có nhiều vốn nhất khi sức khỏe, năng lượng và sự nhiệt huyết đều tràn đầy, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn, và nếu biết nắm bắt, bạn cũng nhanh chóng đạt được cái mình muốn trong thời gian ngắn nhất có thể.
Hãy xác định rõ mình muốn gì trong 5, 10, 15 năm tới. Nếu muốn cho con đi du học, cho bố mẹ một cuộc sống về già sung túc, hãy lên kế hoạch và chuẩn bị nó ngay từ hôm nay, và bảo hiểm nhân thọ hoàn toàn có thể giúp bạn thực hiện những điều trên.
Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu, bạn có thể tìm đến bảo hiểm nhân thọ để tự xây dựng lên tương lai cho chính bản thân mình.
Theo thị trường tài chính Việt Nam