Breaking News

Bạn đang tự "giết" hạnh phúc của mình bằng những thói quen không ngờ tới

8 quy tắc gìn giữ hạnh phúc bạn tưởng đúng nhưng sự thật thì không phải vậy

Bạn nên ngừng suy nghĩ tiêu cực và bắt đầu lấy lại hạnh phúc bằng cách từ bỏ những thói quen xấu này.

Tất cả chúng ta đều theo đuổi hạnh phúc. Lựa chọn mỗi ngày của chúng ta đều ảnh hưởng đến cảm giác và suy nghĩa của mình. Chúng ta thường tin rằng, mình đang đưa ra những quyết định đúng đắn giúp chúng ta đến gần hơn với trạng thái tốt. Chúng ta tự nhiên tìm cách tránh những điều sợ hãi và tạo ra một cuộc sống thoải mái. Vấn đề duy nhất là đôi khi những lựa chọn lại khiến chúng ta thêm lo lắng và tuyệt vọng hơn. Chúng ta đang rơi vào những thói quen xấu, khiến bản thân tổn thương và giảm khả năng tìm kiếm hạnh phúc bền lâu.
1. Thường xuyên so sánh mình với người khác
Chúng ta thường xuyên so sánh cuộc sống của mình với người khác. Điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy không hài lòng với cuộc sống của chính mình. Nhìn thấy cuộc sống tốt đẹp, sự nghiệp hoàn hảo của người khác có vẻ rất dễ dàng. Nhưng sự so sánh không bao giờ công bằng, bởi chúng ta là những cá thể duy nhất với khả năng riêng, nỗi sợ hãi hay niềm đam mê độc nhất.

So sánh bản thân với người khác, luôn là sự kệch cỡm.
So sánh bản thân với người khác, luôn là sự kệch cỡm.
Chúng ta có kinh nghiệm sống, mong muốn và mục tiêu khác nhau. Bởi mọi người đều có xu hướng thể hiện những mặt tối đẹp nhất của họ, bạn sẽ không bao giờ thấy được toàn bộ các mặt trong cuộc sống của một người. Đừng so sánh mình với người khác, hãy cố gắng cân bằng nhận thức của bản thân. Tự nhắc mình rằng, bạn cũng là con người và không hoàn hảo.
2. Không trân trọng những gì mình có
Bất kể bạn ở hoàn cảnh nào, bạn sở hữu nhiều điều đáng quý trọng. Mỗi ngày được hít thở là một cơ hội để bạn làm việc vì mục tiêu, cống hiến, giúp đỡ cuộc đời và tìm thấy những niềm vui từ những điều nhỏ bé trong cuộc sống. Khi chúng ta vô ơn, chúng ta bỏ qua tầm quan trọng và giá trị của tất cả những gì chúng ta có.
Lòng biết ơn thay đổi cuộc sống của bạn. Sự tận tâm thay đổi sự tập trung của bạn vào những điều thực sự có ý nghĩa. Dù bạn có thành công đến đâu, trừ khi bạn dành thời gian để đếm những may mắn có được, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy đủ. Lòng biết ơn làm giảm sự căng thẳng, đem lại cảm giác an tâm và giúp bạn kiên cường hơn.
3. Để nỗi sợ hãi, đố kỵ điều khiển bạn
Bộ não giúp chúng ta nhận thức những nguy hiểm đang tới gần và tránh xa chúng. Tuy nhiên, nỗi lo lắng và sợ hãi lại làm chúng tê liệt. Sợ thất bại là rào cản khiến chúng ta không thể theo đuổi ước mơ. Sự tức giận, đố kỵ khiến chúng ta tiêu hao năng lượng cho những hoài nghi và thù hận. Trải nghiệm khó khăn có thể khiến bạn đau đớn nhưng nó khiến bạn hoàn thiện bản thân hơn.
Ngừng sợ hãi và đố kỵ, thực hành thiền và viết lại cảm xúc của bạn bằng nhật ký giúp bạn có thể buông bỏ những cảm xúc tiêu cực. Dành thời gian để suy nghĩ về hành động của bạn, cách bạn đối xử với người khác. Đừng để sự đố kỵ khiến cuộc sống của bạn u ám đi.
4. Quá tập trung vào quá khứ, tương lai
Nếu bạn quá để ý đến những điều đã xảy ra trong quá khứ hay lo lắng bởi những thứ của tương lai chưa đến, bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều thứ và cơ hội tốt của hiện tại. Bạn phải sống với hiện tại với đầy đủ nhận thức về những điều đang diễn ra trong cuộc sống của bạn. Đó là mấu chốt của hạnh phúc.
5. Cố kiểm soát những điều bạn không thể
Thật bực bội khi dành nhiều thời gian, công sức để lập kế hoạch, nhưng mọi chuyện lại tiến triển theo một cách hoàn toàn khác, không theo ý bạn muốn. Nhưng hãy nhớ rằng, mọi thứ xảy ra trong cuộc đời bạn đều có lý do và đều bắt nguồn từ bạn. Điều quan trọng nhất là đừng nghĩ rằng bạn luôn là người "lái xe". Bạn có thể dành thời gian và mọi sức lực để tìm ra kế hoạch hoàn hảo, dự đoán các thế giới vận động... nhưng mọi thứ không phải lúc nào cũng diễn ra theo cách bạn muốn. Bạn phải học cách buông bỏ.

Đừng cố kiểm soát những điều bạn không thể.
Đừng cố kiểm soát những điều bạn không thể.
Ham muốn kiểm soát mọi thứ bắt nguồn từ sự lo lắng và sợ hãi. Cố gắng điều khiển mọi thứ chỉ khiến bạn cảm thấy mình bất hạnh hơn. Thay vì thế, hãy để cuộc sống của bạn vận hành tự nhiên, cảm nhận sự tự do và nơi lỏng suy nghĩ của bạn về những điều bạn không thể kiểm soát.
6. Luôn đổ lỗi cho người khác
Thường xuyên đổ lỗi cho mọi người về những vấn đề bạn gặp phải là thói quen khiến bạn và cả những người xung quanh tổn thương. Khi đổ lỗi cho người khác, chúng ta từ bỏ trách nhiệm giải trình cho cảm xúc và hành động của chính mình. Chúng ta chuyển trách nhiệm cho người khác bởi không muốn chấp nhận sai lầm của chính mình. Nhưng thực tế, không ai có thể trốn tránh chính mình. Khiến người khác chịu trách nhiệm vì lỗi của bạn không khiến bạn trở nên tốt đẹp hơn, sự hối tiếc và bất an sẽ dằn vặt và khiến cuộc sống bạn trở nên tồi tệ.
7. Tập trung chú ý vào vật chất
Chiếc xe đắt tiền bạn rất yêu thích sẽ không bao giờ yêu lại bạn. Chiếc đồng hồ đắt tiền bạn có không thể đem lại cho bạn cảm giác an toàn hay gắn bó... Tài sản vật chất sẽ khiến bạn căng thẳng và lo lắng hơn khi phải vật lộn tìm cách sở hữu chúng.
Khi quá tập trung vào vật chất, bạn không thể nhìn thấy điều khiến hạnh phúc thực sự trong cuộc sống. Tiền bạc là công cụ giúp chúng ta chăm sóc cuộc sống của bản thân và người xung quanh. Nhưng khi cuộc sống của chỉ xoay quanh vấn đề tiền bạc, chúng ta quên đi tâm quan trọng của những thứ thuộc về trái tim, tâm hồn, những điều là nguồn an ủi, động viên. Tiền không thể mua được hạnh phúc, hạnh phúc đến từ sự cân bằng trong cuộc sống và từ bên trong mỗi người.
9. Để sự trì hoãn làm hao mòn ý chí
Chúng ta đều có xu hướng để lại những thứ khiến chúng ta sợ hãi, không thoải mái hoặc bỏ qua luôn. Thói quen trì hoãn sẽ làm tổn hại thực sự đến hạnh phúc lâu dài của bạn. Khi trì hoãn, bạn mất nhiều thời gian, sức lực mà đáng lẽ bạn đã có thể dùng để theo đuổi mục tiêu, ước mơ của mình. Khi nhìn lại quãng thời gian vừa qua, bạn sẽ bực tức vì quãng thời gian đã lãng phí. Đừng trì hoãn và nhìn cơ hội vượt qua tay. Đừng đợi đến khi quá muộn, hãy bắt đầu mọi việc bạn phải làm ngay lúc này.
Điều quan trọng nhất là bạn cần hiểu lý do khiến bạn mắc kẹt thực sự là gì. Do tiếng nói bên trong bạn hay do hoàn cảnh bên ngoài? Hãy dành thời gian để kết nối với chính mình: Bạn thực sự muốn gì, mục tiêu của bạn là gì, điều gì khiến bạn hạnh phúc thực sự. Chính bạn là người quyết định con người mình, chính bạn phải tự đánh giá và yêu thương bản thân. Hãy nhớ rằng, mỗi chúng ta đều xứng đáng được hạnh phúc và có thể khiến bản thân hạnh phúc.
Thu Hoài