Breaking News

Đừng đánh đồng Bảo hiểm Nhân thọ và Phi nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọ và Phi nhân thọ là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau của Bảo hiểm nói chung, tuy nhiên trên thực tế hai trường phái bảo hiểm này rất dễ bị nhầm lẫn.
                                             


Theo luật bảo hiểm quy định bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ sẽ có các loại nghiệp vụ bảo hiểm phân biệt
Bảo hiểm nhân thọ bao gồm:
  • Bảo hiểm trọn đời;
  • Bảo hiểm sinh kỳ;
  • Bảo hiểm tử kỳ;
  • Bảo hiểm hỗn hợp;
  • Bảo hiểm trả tiền định kỳ;
  • Các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ khác do Chính phủ quy định.
Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:
  • Bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người;
  • Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;
  • Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường không;
  • Bảo hiểm hàng không;
  • Bảo hiểm xe cơ giới;
  • Bảo hiểm cháy, nổ;
  • Bảo hiểm thân tầu và trách nhiệm dân sự của chủ tầu;
  • Bảo hiểm trách nhiệm chung;
  • Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;
  • Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh;
  • Bảo hiểm nông nghiệp;
  • Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác do Chính phủ quy định.

Sự khác biệt giữa bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ

Qua bảng so sánh giữa bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ trên, ta thấy bảo hiểm nhân thọ có một số đặc trưng khác với bảo hiểm phi nhân thọ như sau:

Thứ nhất, Phạm vi và nghiệp vụ bảo hiểm

Bảo hiểm nhân thọ
  • Phạm vi: Bảo hiểm con người dựa trên mối quan hệ hôn nhân và huyết thống
  • Nghiệp vụ bao gồm: Bảo hiểm trọn đời; Bảo hiểm sinh kỳ; Bảo hiểm tử kỳ; Bảo hiểm hỗn hợp; Bảo hiểm trả tiền định kỳ; Các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ khác do Chính phủ quy định.
  • Người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm: Đối với bảo hiểm nhân thọ trong trường hợp tử vong người được hưởng quyền lợi bảo hiểm không phải là nạn nhân của sự cố. Người được bảo hiểm tử vong/thương tật toàn bộ vĩnh viễn, người được hưởng quyền lợi bảo hiểm có thể là người thân của họ, Vợ/chồng/con cái hoặc bất kỳ ai và người thụ hưởng này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào, quyền quyết định phụ thuộc vào người chủ hợp đồng bảo hiểm.
Bảo hiểm phi nhân thọ
  • Phạm vi: Con người, tài sản và trách nhiệm dân sự
  • Nghiệp vụ bao gồm: Bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người; Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại; Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường không; Bảo hiểm hàng không; Bảo hiểm xe cơ giới; Bảo hiểm cháy, nổ; Bảo hiểm thân tầu và trách nhiệm dân sự của chủ tầu; Bảo hiểm trách nhiệm chung; Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính; Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh; Bảo hiểm nông nghiệp; Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác do Chính phủ quy định. 
  • Người thụ hưởng: là nạn nhân trực tiếp hay gián tiếp của sự cố.

Thứ hai, Bảo hiểm nhân thọ có tính đa mục đích

Bảo hiểm nhân thọ là một chương trình hỗn hợp thỏa mãn được nhiều ước mơ và nguyện vọng khác nhau của khách hàng
  • Giá trị tiết kiệm, đầu tư
  • Quỹ bảo vệ toàn diện liên quan đến các rủi ro
  • Chương trình bảo hiểm bệnh hiểm nghèo, hỗ trợ nằm viện
  • Quỹ học vấn cho con, quỹ hưu trí tự nguyện cho bản thân khi về già.....

Bảo hiểm phi nhân thọ khá đơn thuần: Tính chất chủ yếu là bồi thường cho các hậu quả của một sự cố tiêu cực, không lường trước. Tham gia năm nào bảo hiểm năm đó và chỉ một số ít người nhận được số tiền bảo hiểm khi có rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm xảy ra.

Thứ ba, Bảo hiểm nhân thọ bồi thường theo nguyên tắc "khoán"

Trong bảo hiểm con người nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng, hầu hết các trường hợp không áp dụng nguyên tắc bồi thường mà áp dụng nguyên tắc khoán. Bởi lẽ:
Trong trường hợp tử vong, nhà bảo hiểm sẽ trả số tiền bảo hiểm khi người được bảo hiểm chết. Nhưng không thể xác định được số tiền này một cách hoàn toàn khách quan vì khái niệm giá cả không thể áp dụng cho con người được. Tính mạng của con người là vô giá.
Một người được hưởng bảo hiểm muốn gia đình hay người thân của anh ta hưởng một khoản tiền nhất định nào đó tuỳ thuộc vào thu nhập hoàn cảnh gia đình của mình... Anh ta có quyền ấn định khoản tiền bồi thường vào thời điểm ký hợp đồng với nhà bảo hiểm. Như vậy bảo hiểm trong trường hợp tử vong không nhằm vào bồi thường một thiệt hại. Hơn nữa, trong nhiều loại hình bảo hiểm con người, biến cố dẫn đến nghĩa vụ của người bảo hiểm không có bản chất thiệt hại. Do vậy khái niệm thiệt hại không thể sử dụng trong bảo hiểm con người.

Nhìn chung, bảo hiểm con người dẫn đến các khoản trợ cấp khoán mà số tiền được ấn định trước và tách biệt với khái niệm bồi thường. Đó là:
Nguyên tắc khoán được áp dụng trong hầu hết các loại hình bảo hiểm con người. Loại trừ trường hợp hoàn trả các khoản chi phí y tế, bị bệnh hoặc tai nạn, bảo hiểm ở đây mang tính chất bồi thường vì nhà bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm giá của sự chăm sóc thuộc trách nhiệm của anh ta.
Nếu một người tự tính toán trách nhiệm và nghĩa vụ của anh ta trong vòng ba năm về các khoản chi tiêu liên quan đến tiền học phí cho con, tiền nhà, tiền sinh hoạt gia đình....khoảng 1 tỷ đồng và anh ta lo sợ rằng nếu chẳng may một ngày mình đi làm và không trở về nhà thì gia đình sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy anh ta quyết định tham gia hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mệnh giá 1 tỷ đồng (chỉ cần tiết kiệm 50.000đ/ngày). Điều này có nghĩa là nếu anh ta gặp rủi ro không mong đợi thì công ty bảo hiểm sẽ chi trả theo nguyên tắc khoán đúng số tiền mà anh ta đã yêu cầu ban đầu là 1 tỷ đồng.

Thứ tư, trong bảo hiểm nhân thọ không có sự thế quyền

Cùng một lúc, khách hàng có thể tham gia nhiều loại hình bảo hiểm con người và nếu có xảy ra sự cố nào đó thuộc phạm vi bảo hiểm của nhiều hợp đồng thì họ được nhận tất cả các khoản bồi thường từ các hợp đồng khác nhau. Người được hưởng quyền lợi từ bảo hiểm con người có thể đồng thời nhận được các khoản bồi thường từ các hợp đồng mà họ tham gia và khoản bồi thường của người gây ra thiệt hại. Trong trường hợp này, không có sự khiếu nại của nhà bảo hiểm (nhà bảo hiểm bồi thường cho các hợp đồng do người bị tai nạn tham gia) đối với người thứ ba (người gây ra thiệt hại) và nhà bảo hiểm của anh ta.

Thứ năm, trong bảo hiểm nhân thọ không áp dụng nguyên tắc đóng góp

Nguyên tắc này chỉ áp dụng trong bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm thiệt hại. Theo nguyên tắc đóng góp thì công ty bảo hiểm khi đã đền bù cho người được bảo hiểm có quyền gọi các công ty bảo hiểm khác chia sẻ tổn thất trong trường hợp:
  • Có hai hợp đồng bồi thường có hiệu lực trở lên
  • Các hợp đồng đều bảo hiểm cho các quyền lợi chung
  • Các hợp đồng đều bảo hiểm cho các rủi ro chung
Nhưng bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm con người nên người tham gia bảo hiểm có quyền nhận quyền lợi của mọi hợp đồng mà họ tham gia. Hơn nữa, con người là vô giá nên không áp dụng nguyên tắc này. Có nghĩa là khi tham gia nhiều hợp đồng Bảo hiểm nhân thọ tại một hoặc nhiều công ty Bảo hiểm khác nhau trong trường hợp không may xảy ra rủi ro khách hàng sẽ được chi trả toàn bộ số tiền bảo hiểm cam kết trên từng hợp đồng.
Ví dụ: Trường hợp Khách hàng tham gia bảo hiểm nhân thọ tử kỳ tại công ty A với mện giá 1 tỷ và công ty B với mệnh giá 500 triệu
Nếu rủi ro xảy ra thì gia đình sẽ nhận được số tiền 1 tỷ từ công ty A và 500 triệu đồng từ công ty B => tổng số tiền khách hàng nhận được là 1.5 tỷ đồng sau đó hợp đồng Bảo hiểm nhân thọ có thể chấm dứt hoặc vẫn được duy trì tùy thuộc vào từng điều khoản hợp đồng của mỗi công ty.
Như vậy, Bảo hiểm nhân thọ khác hoàn toàn với các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ khác và hầu hết các loại bảo hiểm này rất cần thiết cho cuộc sống con người, tùy theo điều kiện tài chính bạn nên tìm hiểu loại hình bảo hiểm nào là phù hợp và có lợi nhất cho gia đình mình.

Thứ sáu, Duy nhất trong bảo hiểm nhân thọ cho phép đảm bảo cùng một lúc hai sự cố đối lập nhau là "tử vong và sống".

Tham gia bảo hiểm nhân thọ rủi ro hay không rủi ro bạn vẫn có lời, nếu rủi ro bạn sẽ nhận ngay một số tiền để gia đình tiếp tục duy trì và ổn định cuộc sống còn nếu tất cả mọi sự đều ổn thỏa thì đến ngày đáo hạn hợp đồng bạn sẽ nhận lại toàn bộ số tiền đã đóng + lãi suất.
                                              
=> Bạn hãy quyết định vì: “Chúng ta không thể mua bảo hiểm hỏa hoạn khi căn nhà đang cháy, không thể mua bảo hiểm nhân thọ khi chẳng may bạn mắc bệnh hiểm nghèo hay tai nạn rủi ro”