Breaking News

So Sánh Bảo Hiểm Xã Hội và Bảo Hiểm Nhân Thọ


Theo luật mới, người lao động là nam giới sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội 35 năm, nữ giới 30 năm để nhận mức lương hưu là 75% mỗi tháng. Số tiền đóng bảo hiểm xã hội mỗi tháng bao gồm: Phí bảo hiểm xã hội (26%), phí bảo hiểm y tế (4,5%), phí bảo hiểm thất nghiệp (2%), tổng: 32,5% Lương CB/ tháng. Doanh nghiệp chịu phần lớn số phí bảo hiểm này, người lao động đóng góp 1  phần nhỏ và được trừ trực tiếp vào lương, đó là về bảo hiểm xã hội.
Quả thực, 35 năm đóng bảo hiểm là quãng thời gian quá dài đối với 1 con người
Còn về bảo hiểm nhân thọ, người tham gia có thể lựa chọn đóng phí 12-15 năm hoặc đóng phí 35 năm như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nhân thọ cũng có cơ chế bảo vệ sức khỏechi trả lãi đầu tư, cũng có thể bù đắp lương hưu và bảo hiểm y tế - giống như bảo hiểm xã hội.
Vậy, nếu cùng 1 mức phí đóng như nhau, 2 loại hình bảo hiểm này có cho ra kết quả khác nhau không? Bài viết này là câu trả lời cho câu hỏi của bạn.

Những tiêu chí để so sánh Bảo hiểm nhân thọ và Bảo hiểm xã hội

Để khách quan, chúng tôi sẽ sử dụng các dữ liệu giống nhau, sau đó sẽ đưa ra bảng so sánh các quyền lợi để bạn tham khảo. Các số liệu thống kê liên quan tới lạm phát, lãi suất, mức lương cơ bản có thể thay đổi theo từng thời điểm, nhưng bạn hãy cho phép chúng tôi sử dụng 1 con số ước đoán để so sánh, và chúng ta sẽ giả sử các con số này sẽ không đổi trong suốt thời gian ta so sánh.
Những dữ liệu dùng để so sánh bao gồm:
  1. Người tham gia: Giới tính nam, tuổi 25, mong muốn về hưu ở tuổi 60 => Số năm đóng phí: 35 năm.
  2. Mức lương cơ bản: 4.000.000đ => Phí bảo hiểm hàng tháng sẽ là: 1.300.000đ (trong đó: 1.040.000đ là phí BHXH, 180.000đ là phí BHYT, 80.000đ là phí BHTN).
  3. Giả sử người được bảo hiểm sống tới năm 80 tuổi, tức hưởng lương hưu 20 năm.

Những tiêu chí so sánh:
  1. Quyền lợi y tế, nằm viện.
  2. Quyền lợi chi trả khi bệnh hiểm nghèo, bệnh nghiêm trọng.
  3. Quyền lợi chi trả khi tai nạn.
  4. Quỹ hưu trí tuổi già, từ khi 60 tuổi tới 80 tuổi.
  5. Tử vong trước 60 tuổi; Tử vong sau 60 tuổi.

Cụ thể, bạn hãy theo dõi bảng thống kê dưới đây:
so sánh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm xã hội
=> Danh sách các bệnh lý nghiêm trọng bảo hiểm nhân thọ chi trả.
Qua bảng minh họa trên, nếu người A tham gia bảo hiểm xã hội, và người B tham gia bảo hiểm nhân thọ với cùng số tiền hàng tháng là: 1.300.000đ (tương đương: 43.000đ/ ngày) thì rõ ràng những quyền lợi mà người B được hưởng là tốt hơn người A.
  • Nếu nằm viện, cả 2 người đều được chi trả: người A được trả trên chi phí thực tế, và phải xếp hàng để chữa bệnh theo BHYT, thuốc kê toa theo đơn của BHYT; Còn người B có thể lựa chọn nằm phòng dịch vụ, uống các loại thuốc chất lượng hơn, và được chi trả 1 triệu đồng/ ngày.
  • Nếu không may tai nạn: Người A chỉ được chi trả tiền viện phí theo quy định hoặc được chi trả quyền lợi Chết nếu tử vong; Người B được đền bù tiền theo tỉ lệ thương tật thực tế + Quyền lợi nằm viện, Đền bù số tiền lớn nếu Tử vong, tổng số tiền lên tới 2 tỷ đồng.
  • Nếu mắc bệnh lý nghiêm trọng: Người A chỉ được chi trả tiền viện phí theo quy định hoặc được chi trả quyền lợi Chết nếu tử vong; Người B được chi trả tới 400 triệu để chữa bệnh + Quyền lợi nằm viện, Đền bù số tiền lớn nếu Tử vong.
  • Khi về hưu: Lương hưu hàng tháng của người A là 3 triệu đồng, không được phép ứng lương ngay cả khi gia đình có việc cần tiền; Người B toàn quyền quyết định rút bao nhiêu và khi nào rút số tiền có trong tài khoản của mình lúc đó. Nếu năm 60 tuổi mà rút hết, thì tương đương mức lương hưu của người B là: 7,9 triệu đồng.
  • Nếu chết sớm do tai nạn ở tuổi 40: Người A được chi trả 122,1 triệu; Người B được chi trả từ 1 tỷ tới 2 tỷ đồng.
  • Nếu chết ở tuổi 80: Người A được chi trả: 292,1 triệu đồng; Người B được chi trả 5,7 tỷ đồng.
Cùng 1 số tiền gửi vào bảo hiểm như nhau: Bảo hiểm xã hội có thể giúp chúng ta đủ sống khi về già, có tiền ăn, có tiền 1 năm mua vài bộ quần áo... Nhưng để có cuộc sống an nhàn khi về già, có thể tự do về tài chính, du lịch đó đây... thì chúng ta cần bảo hiểm nhân thọ.
Vậy nên lựa chọn bảo hiểm nhân thọ hay bảo hiểm xã hội đây? Tốt nhất chúng ta nên có cả 2, để khi già đi, vừa được chăm sóc sức khỏe, vừa có tiền để vui thú tuổi già.
Tuổi trẻ tiêu nhiều, tuổi già nghèo đói
Hãy tiết kiệm ngay từ hôm nay để tuổi già được nhờ cậy.
Bạn lựa chọn phương án tiết kiệm nào đây? Bạn muốn tuổi già mình được thảnh thơi hay vẫn phải lo nghĩ về tiền bạc?... Đó là do quyết định của bạn NGAY BÂY GIỜ!
Xem thêm : Sốc nặng nếu bạn có ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ