Nên gửi tiền bảo hiểm nhân thọ hay ngân hàng?
Chắc hẳn ai cũng muốn biết câu trả lời cho câu hỏi Nên gửi tiền ở ngân hàng hay bảo hiểm nhân thọ? Theo bạn, chúng ta nên để tiền ở đâu? Trước khi trả lời được câu hỏi này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin về 2 hình thức tiết kiệm này nhé.
SỰ GIỐNG NHAU GIỮA NGÂN HÀNG VÀ CÔNG TY BẢO HIỂM
Cả hai đều hoạt động dưới sự cho phép của nhà nước, chịu sự giám sát trực tiếp của Bộ tài chính và Ngân hàng nhà nước.
Cả hai đều cùng mô hình Huy động vốn của người dân để kinh doanh, đầu tư sinh lời, người dân được hưởng lãi dựa trên lãi suất đầu tư.
Hàng năm cả ngân hàng và bảo hiểm đều phải ký quỹ (nộp tiền vào quỹ) do Bộ tài chính kiểm soát, quỹ này dùng để phòng ngừa trường hợp rủi ro với doanh nghiệp (phá sản). Nhà nước có trách nhiệm đứng ra dàn xếp bồi thường thiệt hại cho người dân trong trường hợp công ty bảo hiểm hoặc ngân hàng phá sản.
SỰ KHÁC NHAU GIỮA NGÂN HÀNG VÀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ
Để so sánh, đánh giá một cách khách quan, Sự Thật Bảo Hiểm sẽ đánh giá theo từng tiêu chí khác nhau:
TIẾT KIỆM QUA NGÂN HÀNG | TIẾT KIỆM QUA BẢO HIỂM NHÂN THỌ | |
Thời hạn tiết kiệm | Ngắn hạn, Trung hạn, Dài hạn | Chỉ dài hạn (theo số năm trên HĐ) |
Hình thức tiết kiệm | Nộp vào 1 số tiền lớn ngay lập tức | Nộp góp hàng năm số tiền nhỏ hơn |
Lãi suất tiết kiệm | Cố định tại thời điểm gửi tiền | Tăng, giảm từng năm tùy thuộc vào Lãi đầu tư thực tế |
Khi muốn rút tiền | Có thể rút bất kỳ lúc nào (lãi sẽ giảm thấp) | Rút theo đúng giai đoạn đã cam kết ban đầu |
Chúng ta thường muốn gửi tiền ở ngân hàng hơn là bảo hiểm nhân thọ, bởi thích rút lúc nào cũng được. Bảo hiểm nhân thọ là tiết kiệm có kỳ hạn dài, công ty bảo hiểm chi trả theo từng đợt đã cam kết trong hợp đồng chứ không phải thích rút lúc nào là rút.
Tuy nhiên, để thấy được sự ưu việt của Bảo hiểm nhân thọ so với các hình thức tiết kiệm khác, chúng ta sẽ cùng xem bảng minh họa sau:
TIẾT KIỆM QUA NGÂN HÀNG | TIẾT KIỆM QUA BẢO HIỂM NHÂN THỌ | |
Cùng tiết kiệm như nhau | 42.000đ/ ngày => 15.000.000đ/ năm * 15 năm = 225.000.000đ + Lãi | |
1. ỐM ĐAU NẰM VIỆN | Không hỗ trợ | Phòng thường: Chi trả 500.000đ/ ngày Phòng đặc biệt: Chi trả 1.000.000đ/ ngày |
2. MẮC BỆNH HIỂM NGHÈO | Không hỗ trợ | 300 triệu |
3. THƯƠNG TẬT DO TAI NẠN | Không hỗ trợ | Tối đa 500 triệu |
4. TỬ VONG DO TAI NẠN | Sổ tiết kiệm + Lãi suất | Từ 0,5 tỷ |
5. TỬ VONG | Tối đa 2 tỷ | |
6. QUỸ HƯU TRÍ | Từ 500 triệu - 10 tỷ |
Qua bảng minh họa trên, chúng ta có thể hiểu được Tiết kiệm Qua ngân hàng giúp chúng ta Giữ được những gì mình đã có, còn Tiết kiệm qua Bảo hiểm nhân thọ giúp chúng ta Đạt được những gì mình muốn có.
VẬY NÊN BỎ NGÂN HÀNG, QUAY SANG BẢO HIỂM NHÂN THỌ KHÔNG?
Vậy bạn nghĩ mình có nên RÚT HẾT TIỀN TRONG SỔ TIẾT KIỆM RA ĐỂ GỬI VÀO BẢO HIỂM NHÂN THỌ KHÔNG? Bạn có muốn không?
Đừng nhé! Đừng làm như thế. Bởi vì: Bảo hiểm nhân thọ chỉ yêu cầu nộp số tiền nhỏ hàng năm, là đã được bảo vệ và chi trả quyền lợi là số tiền lớn. Bạn gửi ngay lập tức 1 cục tiền vẫn như vậy. Đang tiết kiệm ở đâu thì vẫn tiết kiệm ở đó, chỉ tham gia bảo hiểm nhân thọ như là 1 hình thức tiết kiệm thêm, giúp phòng các rủi ro về sức khỏe.
Khi rủi ro xảy ra, hãy lấy tiền bảo hiểm để sử dụng, không cần động tới các khoản tiết kiệm khác. Đó mới là phương án tốt nhất.
Để tôi lấy ví dụ: Bạn có 200 triệu đang gửi ngân hàng, bây giờ bạn muốn tham gia cả Bảo hiểm nhân thọ và ngân hàng thì làm sao?
Phương án tốt: Bạn nên trích ra 15 triệu để tham gia bảo hiểm để có ngay các quyền lợi như bảng minh họa phía trên. 185 triệu còn lại, bạn tiếp tục gửi ngân hàng. Lấy số tiền lãi hàng năm của ngân hàng để nộp phí tham gia bảo hiểm các năm tiếp theo.
Như vậy, khoản tiền tiết kiệm của bạn vẫn được bảo lưu, nhỡ ốm đau, bệnh tật rủi ro đã có thêm 1 khoản tiền lớn từ Bảo hiểm để chạy chữa, lo công việc. Như vậy có phải tốt hơn không?
Qua những chia sẻ trên, tôi tin rằng bạn đã hiểu những lợi ích mà Bảo hiểm nhân thọ mang lại. Bảo hiểm nhân thọ là 1 kênh tiết kiệm thêm ngoài những kênh tiết kiệm đã có, giúp phòng ngừa các rủi ro gặp phải liên quan tới sức khỏe, tính mạng. Chúng ta không nên bỏ trứng vào 1 giỏ mà. Đúng không?!