Breaking News

Bảo hiểm “dễ nộp- khó đòi”: Vì sao?


Có không ít người dân đã phải khiếu nại vì khi mua bảo hiểm nhân thọ thì rất dễ, được rót vào những lời đường mật nhưng khi xảy ra sự cố tưởng như được hưởng quyền lợi nhưng phải bỏ công bỏ sức ra đi “đòi” khó như lên trời.

Gian nan “đòi” tiền bảo hiểm
Cuộc sống ngày nay có quá nhiều rủi ro khiến người dân đã bắt đầu hình thành thói quen mua bảo hiểm cho mình và người thân. Việc mua bảo hiểm không chỉ dừng lại ở sức khoẻ nữa mà đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau.
Lý do thường trực nhất là bảo hiểm có thể chăm lo sức khỏe cho bản thân và những người thân về những rủi ro ốm đau, thương tật, tử vong với những chi phí điều trị ở các mức độ khác nhau: viện phí, điều trị tự nguyện, điều trị tại bệnh viện quốc tế ở Việt Nam, bệnh viện nước ngoài, bệnh nan y mà chế độ bảo hiểm y tế chưa đáp ứng được.
Việc mua bảo hiểm đồng nghĩa với khả năng giảm nhẹ gánh nặng tài chính trong việc chăm sóc sức khoẻ của chính mình và gia đình. Lúc này, bạn có thể sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ chất lượng cao tại các bệnh viện, phòng khám theo mong muốn, chi trả tiền viện phí nội trú và ngoại trú.
Chỉ nhìn vào tình hình tai nạn thương tích như: tai nạn giao thông trên toàn quốc năm 2016 với 8.685 người chết, 19.280 người bị thương; cháy nổ làm 135 người chết, 278 người bị thương; lũ lụt làm 248 người chết và mất tích, 470 người bị thương… cũng đủ khiến tất cả giật mình.
Bảo hiểm có ý nghĩa quan trọng như vậy nhưng trong thực tế, một trong những lý do quan trọng khiến nhiều người không hài lòng là việc nhận tiền khi gặp sự cố, rủi ro rất khó khăn, tốn nhiều thời gian công sức. Nó dẫn tới tâm lý phổ biến: nộp tiền cho bảo hiểm thì dễ, rút ra thì… vô cùng khó.
Không ít người mua bảo hiểm nhân thọ nhưng lại khai báo không trung thực về vấn đề sức khỏe, khi gặp rủi ro thì bảo hiểm không chi trả. Một số khác bị tai nạn nhưng mức độ thương tật chưa đủ để bồi thường hợp đồng cũng sẽ không được chi trả tiền bồi thường bảo hiểm. Thậm chí, có người chỉ vì chữ ký trong hợp đồng không trùng khớp cũng không được chi trả. Chính vì hiểu không rõ nên nhiều người tham gia bảo hiểm nhân thọ giữa chừng thì bỏ, đòi lại tiền dẫn đến khiếu nại kéo dài. Lý do để nộp tiền bảo hiểm thì giống nhau nhưng lý do không rút được tiền ra có vô vàn.
Theo các chuyên gia về bảo hiểm, người dân khi mua bảo hiểm cần tránh tâm lý “đã mua bảo hiểm khi xảy ra sự cố sẽ được bồi thường” mà cần phải hiểu rõ trong phạm vi hợp đồng, trường hợp nào được bồi thường, trường hợp nào không và những thủ tục cần thiết cũng như thời gian bồi thường được tiến hành ra sao.
Chọn bảo hiểm nhân thọ hay phi nhân thọ?
Trên thị trường hiện có hai loại bảo hiểm gồm: bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ. Bảo hiểm phi nhân thọ thường có bảo phí rất thấp so với bảo hiểm nhân thọ và thời gian đóng phí và được bảo hiểm cũng rất ngắn (thông thường chỉ một, hoặc hai năm). Bảo hiểm phi nhân thọ không chỉ đảm bảo cho các rủi ro về con người (sức khoẻ, tai nạn, du lịch…), mà còn đảm bảo các rủi ro cho tài sản (nhà cửa, ôtô…) và trách nhiệm.

Nếu lựa chọn đúng thì hợp đồng bảo hiểm có thể coi như 1 tấm bùa hộ mệnh. Đôi khi nó là việc mà người chết có thể thể vẫn lo được cho người sống. Có thể kể đến trường hợp ông Hoàng Việt Trung, Cán bộ quản lý - Tập đoàn T&T qua đời vì nhiễm trùng máu do mổ áp xe cổ vào ngày 21-2-2017 vừa qua.
Ông Trung là trụ cột trong gia đình, hoàn cảnh cũng rất khó khăn. Chỉ chưa đầy 3 tuần sau, gia đình anh bất ngờ nhận được 60 triệu đồng từ Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Sài Gòn Hà Nội (BSH). Hoá ra, trước đó Tập đoàn T&T đã mua gói bảo hiểm Chăm sóc toàn diện sức khỏe cho CBNV và người thân CBNV vào cuối năm 2016. Món tiền tuy không lớn nhưng là một phần hỗ trợ, một nguồn lực để người thân trong gia đình ông thực hiện những điều tốt đẹp như nguyện ước của ông dành cho gia đình.
Theo ông Lưu Thanh Tâm, Tổng Giám đốc Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Sài Gòn Hà Nội (BSH) khác với bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ thời hạn chỉ 1- 2 năm nên nếu chất lượng dịch vụ kém thì sẽ bị khách hàng chấm dứt hợp đồng ngay lập tức. Công ty luôn đặt khách hàng lên trên hết vì trong lĩnh vực bảo hiểm, chất lượng dịch vụ được coi là yếu tố sống còn để tạo nên uy tín của thương hiệu đối với khách hàng cá nhân.
Được biết, năm 2016, công ty BSH đã đạt được mức doanh thu 570 tỉ đồng và năm 2017 định hướng kế hoạch tăng trưởng 42%, tương đương với 810 tỉ. Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Sài Gòn Hà Nội (BSH) đang hướng tới mục tiêu “công ty ngàn tỉ” trong tương lai gần.
Người Việt quan tâm bảo hiểm cho thứ gì nhất?
Theo số liệu các doanh nghiệp báo cáo nhanh với Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính, năm 2016, tổng doanh thu khối bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 36.372 tỷ đồng.
Trong đó, trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ là mảng bảo hiểm sức khỏe vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao, với doanh thu năm qua ước đạt 9.472 tỷ đồng, tăng 24,35%, chiếm tỷ trọng 26% tổng doanh thu phí toàn ngành phi nhân thọ. Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu toàn ngành vẫn là bảo hiểm xe cơ giới, với 11.754 tỷ đồng, đóng góp 32,3%. Theo thống kê, cả nước hiện có trên 3 triệu xe ô tô cá nhân.

Bài viết liên quan : Người ra đi tình yêu còn mãi 
Theo Giadinh.net.vn

No comments