Breaking News

Bảo hiểm nhân thọ như là Một công cụ đầu tư - Kỳ 1


Nhiều Chủ hợp đồng BHNT, nhiều khách hàng tiềm năng, và thật sự cũng có một số TVBH sẽ nhận thức giá trị của BHNT như một công cụ bảo vệ khi xảy ra tử vong đột ngột.

Rất ít khi khách hàng tiềm năng hiểu một sự thật đơn giản là BHNT cũng là một công cụ đầu tư.
Lý do chủ yếu tại sao nhiều người không có được sự nhận thức đầy đủ về khía cạnh đầu tư của BHNT là vì BHNT thường được thảo luận theo những khoản tiền trả theo từng kỳ hơn là trên cơ sở của việc mua bán trọn gói.
Điều này chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả. Không có sự ngụy biện trong việc trình bày BHNT trên cơ sở của việc tham gia BH và trả tiền thành nhiều lần. Hầu hết người ta mua BHNT và trả tiền theo định kỳ là để được sở hữu một giá trị tài sản.
Hãy để chúng tôi làm rõ giả thiết về sự xuất sắc của BHNT như một công cụ đầu tư bằng cách làm một sự so sánh giưũa BHNT với một loại hình đầu tư mà một người không có chuyên môn có thể hiểu một cách dễ dàng. Hãy để chúng tôi bắt đầu hành trình đi mua nhà và, vì những yêu cầu mới nhất của mình, chúng tôi tìm một căn nhà chính xác là 40.000 đô la Mỹ. Nếu chúng tôi đã có đủ số tiền đó, chúng tôi có thể, dĩ nhiên, mua nó ngay lập tức. Tuy nhiên, chúng tôi phải trả góp thành nhiều lần và vì thế hãy để chúng tôi giả định rằng chúng tôi mua nó mà không phải trả ngay tiền mặt. Chúng tôi đồng ý chi trả toàn bộ số tiền 40.000$ mua nhà thành nhiều khoản trả góp hàng tháng trong 20 năm. Hết thời gian này, ngôi nhà sẽ được thanh toán hoàn toàn và chúng tôi sẽ sở hữu nó ngay lập tức.
Một trở ngại đơn giản về mặt số học để xác định số tiền trả góp hàng tháng, và chúng tôi thấy rằng cứ mỗi 1.000$ chúng tôi phải trả lãi suất trả góp là 9%, chúng tôi sẽ phải trả lãi là 8.997$ một tháng trong vòng 20 năm. Vì thế đối với một căn nhà 40.000$, chúng tôi sẽ phải trả 359.88$ một tháng, con số này là đủ để trang trải cho toàn bộ số vốn và lãi suất và thanh toán khoản thế chấp trong toàn bộ thời gian 20 năm. Trong minh hoạ này, chúng tôi bỏ qua những khoản thuế và bảo hiểm trên tài sản bởi vì mục đích duy nhất của chúng tôi là khám phá ra mối quan hệ giữa giá trị tiền mặt và giá trị của những khoản thanh toán trả góp định kỳ.
Giá thực. Nếu chúng ta nhân số tiền trả hàng tháng là 359.88$ cho 240 tháng (đó là thời gian trả góp) chúng tôi phát hiện ra rằng ngôi nhà của chúng tôi có giá mua không phải là 40.000$ mà là 89.371$. Vì thế, rất dễ dàng nhận thấy vì chúng tôi phải mua ngôi nhà đúng lúc chúng tôi cần, lãi suất 9% làm cho giá thực của ngôi nhà tăng lên 116%.
Rõ ràng, giá trị này sẽ tăng khi lãi suất tăng. Với lãi suất là 9.5%, tổng giá trị ngôi nhà sẽ là 89.492$, hay tăng 124% trên giá trị thực của ngôi nhà. Trong trường hợp lãi suất là 10%, chi phí để mua ngôi nhà sẽ là 92.468$ , hay nói cách khác là tăng 132% so với giá trị thực của ngôi nhà của chúng tôi.
Không có gì sai hay có thể phản đối trong việc sắp xếp này. Người ta ký một hợp đồng mua nhà trả góp như thế mỗi ngày trong năm và không nghĩ gì về điều đó. Hệ thống trả góp nhiều lần làm cho những người có thể mua và hưởng thụ việc sử dụng ngôi nhà mà họ có thể không bao giờ sở hữu được nếu họ vừa phải tích lũy đủ tiền để trả bằng tiền mặt và vừa phải trả tiền thuê nhà.
Tuy nhiên, ít khi người mua nhà, như trong ví dụ vừa rồi, quan tâm đến việc là ngôi nhà trị giá 86.371$. Người mua vẫn còn nghĩ là giá mua ngôi nhà chỉ là 40,000$. Nếu người mua có thể bán nó vào cuối 20 năm để thu số tiền là 40.000$, người đó sẽ hào nói với bạn mình: 'Tôi đã lấy lại tiền của tôi', cho dù là khoản chệnh lệch lên đến 116% đã thực sự được trả cho ngôi nhà.
Hiếm khi người mua nhà nhận thức được những sự kiện giống nhau khi họ áp dụng đối với BHNT. Hãy để chúng tôi vẽ ra 2 hình minh hoạ song song – Chúng tôi sẽ sử dụng tỉ giá không chia lãi điển hình, mà nó được chọn cho mục đích minh hoạ mà thôi.
Chúng tôi thấy rằng với cùng 40.000$ vào tuổi 35, một người có thể mua một hợp đồng BHNT mệnh giá 104.000$ – chính xác là 103.852$ . Điều này gọi là khoản phí trả một lần cho toàn bộ cuộc đời.
Nhưng chúng ta không có 40.000$ tiền mặt, và vì thế cần thiết phải trả thành nhiều lần. Để làm một sự so sánh chính xác, chúng tôi quyết định thực hiện việc mua này bằng 20 mươi lần thanh toán hàng năm, đúng như ngôi nhà được mua trong thời hạn 20 năm. Vì thế bây giờ chúng ta không thể đóng phí BHNT đơn, chúng ta nên chọn hợp đồng BHNT thanh toán 20 lần trong 20 năm. Chúng ta sẽ nhận thức ở đây rằng chúng ta chỉ xoay từ việc mua trả tiền ngay thành việc mua trả thành nhiều lần. Lãi suất tương ứng cho hợp đồng BHNT thanh toán 20 lần ở tuổi 35 là 27$ trên 1.000$ và, vì chúng ta đang tính mệnh giá của hợp đồng BH là 103.852$, phí BH hàng năm cho mệnh giá đó là 2.804 $. Số phí 2.804$/năm được nhân với 20 năm cho thấy toàn bộ số tiền phải trả là 56.080$. Bây giờ chúng ta có thể so sánh.
Một ngôi nhà trị giá 40.000$ nếu chúng ta mua và trả ngay bằng tiền mặt hoặc là 86.371$ nếu chúng ta mua và trả góp hàng tháng trong 240 tháng.
Chúng ta nhận ra khoản chênh lệch 46.371$ vượt trội là cho cái gì – là các giá của một sự đầu tư mà chúng ta không chuẩn bị để trả bằng tiền mặt. Hậu quả là, chúng ta không quan tâm phần chi phí vượt trội đó của ngôi nhà.
Tương tự, con số hệt như vậy của một hợp đồng BHNT, mệnh giá 103.852$, mà chúng ta có thể mua bằng tiền mặt trả ngay là 40.000$ có thể được mua bằng 20 lần trả định kỳ hàng năm với tổng số tiền là 56.080$.
Còn tiếp...
Theo LIMRA