Breaking News

Bảo hiểm tùy chỉnh sẽ quyết định thành công


Bảo hiểm tùy chỉnh sẽ quyết định thành công

Các giao dịch online, mua hàng trực tuyến đã tăng mạnh kể từ đầu năm 2020 khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Điều này tác động thế nào đến mảng bảo hiểm trực tuyến tại Việt Nam?

Dịch bệnh Covid 19 đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nói chung, thị trường bảo hiểm nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tiêu cực, Covid-19 cũng mang lại cơ hội cho thị trường bảo hiểm trực tuyến. 

Hiện nay, tuy chưa có số liệu về tốc độ tăng trưởng của bảo hiểm trực tuyến tại Việt Nam, nhưng theo tính toán của PTI, mức tăng trong năm 2020 chắc chắn hơn 2 con số. Sản phẩm có tốc độ tăng trưởng cao chủ yếu là các sản phẩm liên quan đến sức khỏe do tâm lý lo ngại dịch bệnh lây lan. 

Bối cảnh hiện tại tạo điều kiện cho bảo hiểm trực tuyến có thể bứt phá, vậy Insurtech sẽ diễn biến như thế nào trong năm tới?

Tuy bảo hiểm trực tuyến có dư địa để bứt phá năm 2021, nhưng với Insurtech, tôi cho rằng sẽ khó có sự đột biến, bởi các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn đang trong quá trình xây dựng, đầu tư, tạo nền móng cho sự phát triển dài hạn. 

Cũng bởi công nghệ là sự đầu tư dài hơi nên trong năm tới, các doanh nghiệp bảo hiểm cần tập trung vào trải nghiệm về sản phẩm nhằm tạo nên sự khác biệt. Đây sẽ là các sản phẩm bảo hiểm tùy chỉnh, phản ánh nhu cầu của từng khách hàng, có thể mua ở bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào và nhận bồi thường chỉ sau vài cú nhấp chuột. 

Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa là thị trường Insurtech sẽ “yên bình” trong năm 2021, trái lại, cuộc chạy đua về ứng dựng công nghệ vào Insurtech sẽ vẫn diễn ra quyết liệt. Các công ty bảo hiểm sẽ không chỉ phải cạnh tranh với nhau, mà còn phải cạnh tranh với các công ty khởi nghiệp về bảo hiểm. 

Ngoài cạnh tranh trực tiếp, không loại trừ việc nhà bảo hiểm bắt tay với công ty Insurtech để phát huy lợi thế của hai bên, đó là kinh nghiệm triển khai sản phẩm bảo hiểm của công ty bảo hiểm và khả năng ứng dụng công nghệ của các công ty Insurtech. 

Tạp chí Insurtech nhận định, sản phẩm bảo hiểm tùy chỉnh sẽ là xu hướng chính của Insurtech trong năm 2021. Theo bà, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam sẽ có động thái gì trước xu thế này khi đã và đang tích cực đầu tư cho công nghệ bảo hiểm? 

Để bắt kịp xu hướng Insurtech trên thế giới, theo tôi, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam sẽ phải đầu tư mạnh hơn cho chuyển đổi số. Đây là quá trình đòi hỏi sự đầu bài bản, lâu dài và có sự thay đổi khác biệt về tư duy quản trị, chẳng hạn thay vì tập trung vào giảm tỷ lệ bồi thường, tối ưu hóa lợi nhuận…, nhà bảo hiểm cần tạo ra những trải nghiệm đột phá cho khách hàng, nghiên cứu và xây dựng các sản phẩm mới theo yêu cầu của khách hàng... 

Như bà đã nêu ở trên, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt cần đầu tư mạnh hơn cho số hóa để có thể theo kịp xu hướng Insurtech thế giới. Vậy thách thức lớn nhất mà nhà bảo hiểm sẽ gặp phải trong quá trình này là gì?

Để chuyển đổi số thành công, theo tôi, các doanh nghiệp bảo hiểm trước tiên cần giải quyết được 2 vấn đề chính là nhân lực và kinh phí, tiếp theo đó là vượt qua tâm lý e ngại thay đổi, lo sợ rủi ro, rào cản pháp lý, hạ tầng hệ thống, cơ sở dữ liệu khách hàng chưa đồng bộ...

Một yếu tố cũng rất đáng quan tâm khác là tạo dựng thói quen mua bảo hiểm online cho khách hàng. Bởi lâu nay, suy nghĩ của người dân về vai trò của bảo hiểm truyền thống còn có những e ngại nhất định, nên việc “mở lòng” để chuyển đổi sang môi trường online càng khóa khăn hơn, đòi hỏi có sự phối hợp đồng điệu giữa sự đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm và sự cởi mở của các cơ quan quản lý, giúp gỡ bỏ các nút thắt chưa phù hợp, tạo sự chủ động cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình chuyển đổi số...

No comments