Hệ thống phân phối của doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theo mô hình bán hàng đa cấp?
Hoạt động của một số công ty đại lý và môi giới bảo hiểm mới thành lập thời gian qua đã gây nên những lo ngại về việc hệ thống phân phối của doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theo mô hình bán hàng đa cấp. Xung quanh vấn đề này, Báo Đầu tư Chứng khoán có cuộc phỏng vấn luật sư Nguyễn Khắc Thành Đạt, Đoàn luật sư TP.HCM.
Không ít ý kiến cho rằng, hệ thống phân phối của doanh nghiệp bảo hiểm có dấu hiệu hoạt động theo mô hình bán hàng đa cấp. Ông nghĩ sao?
Có thể thấy, hệ thống quản lý kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cũng như của nhiều mô hình doanh nghiệp khác thường tồn tại nhiều cấp quản lý, với nhiều tầng nấc khác nhau có thể khiến mọi người nhầm tưởng là theo mô hình đa cấp, nhưng thực chất thì không phải vậy. Xin khẳng định ngay, hệ thống phân phối của doanh nghiệp bảo hiểm không hề theo mô hình bán hàng đa cấp.
Luật sư Nguyễn Khắc Thành Đạt, Đoàn luật sư TP.HCM
Thực tế, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có thể chi trả thù lao cho hệ thống đại lý của mình theo nhiều tầng nấc quản lý, nhưng khác ở chỗ doanh nghiệp bảo hiểm hạn chế, thậm chí giới hạn các tầng nấc trung gian (nghĩa là không quá nhiều tầng nấc). Điều đó khiến cho hệ thống đại lý và cơ chế trả thù lao của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ khác hẳn với hệ thống bán hàng đa cấp.
Hệ thống bán hàng đa cấp có quá nhiều cấp bậc, thậm chí không hạn chế số cấp bậc. Theo trang web của Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam (MLMA), thì mô hình trả thưởng, cụ thể là mô hình bậc thang ly khai cụ thể như sau:
"Mô hình này cho phép bạn nhận được các khoản hoa hồng ở nhiều mức hơn bất kỳ sơ đồ nào khác. Nếu như nhà phân phối có một tổ chức 6 mức của mình, thì điều đó có nghĩa là bạn sẽ nhận được các khoản hoa hồng từ số hàng hóa bán được ở mức thứ 12 của bạn. Mô hình này cho phép thu về các khoản thu nhập từ mức thứ 20, độ sâu này trong các mô hình khác không thể đạt tới.
Bậc thang ly khai đem đến một độ rộng không hạn chế. Bạn có thể bảo trợ vào tầng 1 của mình bao nhiêu người tùy khả năng của bạn. Họ, đến lượt mình cũng có thể bảo trợ như thế. Bạn có thể mở rộng mãi mãi khi xây dựng mạng lưới tầng dưới rộng lớn của mình, có khi lên tới hàng chục nghìn nhà phân phối".
Chưa kể, điều kiện thành lập công ty bán hàng đa cấp khác hẳn doanh nghiệp bảo hiểm.
Ông có nói rõ về sự điểm khác này?
Theo quy định, tổ chức đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp phải đáp ứng các điều kiện sau: Là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và chưa từng bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên; thành viên sáng lập, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không bao gồm tổ chức hoặc cá nhân từng giữ một trong các chức vụ nêu trên tại doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
Ngoài ra, công ty bán hàng đa cấp phải ký quỹ tại ngân hàng khoản tiền tương đương 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 10 tỷ đồng; có mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng, chương trình đào tạo cơ bản; có hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp, trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về doanh nghiệp và hoạt động bán hàng đa cấp; có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp.
Trong khi đó, điều kiện cấp phép của các doanh nghiệp bảo hiểm ngặt nghèo hơn, riêng về vốn điều lệ phải có từ trên 600 tỷ đồng trở lên mới đạt chuẩn cấp phép cùng với những quy định chặt chẽ về quản lý rủi ro, cơ chế giám sát thông qua việc trích lập các quỹ dự phòng...
Chưa kể, cơ quan quản lý, cấp phép thành lập của 2 tổ chức trên cũng khác nhau.
Còn về sản phẩm, công ty bán hàng đa cấp được bán gì, và có thể bán sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hay không, thưa ông?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 4, Nghị định 40 thì “Hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp chỉ được thực hiện đối với hàng hóa. Mọi hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp với đối tượng không phải là hàng hóa đều bị cấm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Theo Khoản 2, Điều 3, Luật Thương mại 2005, “Hàng hóa” bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai.
Còn theo Khoản 1, Điều 4, Luật Giá năm 2013, hàng hoá là tài sản có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, bao gồm các loại động sản và bất động sản.
Như vậy, công ty bán hàng đa cấp chỉ được phép phân phối các loại hàng hóa hữu hình mà không được phân phối hàng hóa vô hình (dịch vụ). Quy định pháp luật này đã tồn tại từ lâu, qua nhiều văn bản pháp luật khác nhau, cấm mọi hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp với đối tượng không phải là hàng hóa hữu hình. Điều này nhằm hạn chế việc lợi dụng đa cấp để đầu tư tài chính trái phép hoặc kinh doanh các dịch vụ không đúng bản chất của đa cấp, giúp hướng đa cấp đi đúng bản chất là phân phối hàng hóa.
Trong khi đó, bảo hiểm nhân thọ lại là một loại hình dịch vụ tài chính, hay nói khác đi là một loại hàng hóa vô hình (dịch vụ).
Theo Khoản 2, Điều 4, Luật Giá năm 2013, dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Dịch vụ tài chính là bất kỳ loại hình dịch vụ nào mang tính chất tài chính. Các dịch vụ tài chính bao gồm toàn bộ các dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm cũng như toàn bộ các dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác (ngoài bảo hiểm) thực hiện những loại hình hoạt động mang tính chất tài chính.
Như vậy, về mặt pháp lý các công ty bán hàng đa cấp không được phép phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.
Như vậy, càng không thể đánh đồng hệ thống đại lý bảo hiểm nhân thọ với mô hình kinh doanh đa cấp đúng không thưa ông?
Mô hình kinh doanh đa cấp được cho là một phát kiến vĩ đại của con người, đây là cách kinh doanh rất tiến bộ, mang lại nhiều lợi ích cho cả nhà cung cấp, những người tham gia mạng lưới bán hàng, giảm nhiều chi phí về kho bãi, vận chuyển, quảng cáo…
Bán hàng đa cấp tận dụng mối quan hệ xã hội để bán hàng, nghĩa là người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thấy tốt thì giới thiệu cho người quen mua hàng và hưởng hoa hồng từ công ty. Kinh doanh đa cấp gắn liền với tên tuổi của nhà hóa học người Mỹ Carl Renborg (1887-1973).
Năm 1935, Ông sáng lập ra công ty "Vitamins California" và nhờ hệ thống bán hàng kiểu mới này, khi người tiêu dùng cũng trở thành người truyền bá sản phẩm (distributor-nhà phân phối), công ty của ông đã nhanh chóng đạt doanh số 7 triệu USD mà không hề mất một đồng quảng cáo nào. Sự độc đáo ở chỗ nhờ tiết kiệm được quảng cáo và các khâu trung gian (đại lý bán buôn, bán lẻ, kho bãi...) nên những người tham gia vào hệ thống của ông có thể nhận được thù lao rất cao.
Còn bảo hiểm nhân thọ là sự đóng góp của số đông để chia sẻ rủi ro cho một số ít người.
Về phương diện lịch sử, bảo hiểm nhân thọ đã có lịch sử hơn 400 năm, hệ thống đại lý bảo hiểm đã hình thành từ năm 1860 cho đến nay. Còn kinh doanh đa cấp chỉ mới xuất hiện từ những năm 1930, đến nay được khoảng 90 năm.
Như vậy, không thể đánh đồng hệ thống đại lý bảo hiểm nhân thọ với mô hình kinh doanh đa cấp. Thậm chí, có thể nói rõ hơn, mô hình kinh doanh đa cấp là mô hình không có đại lý làm trung gian phân phối.
Bán hàng đa cấp (tên gọi thông dụng tại Việt Nam) hay kinh doanh đa cấp (multi-level marketing) hoặc kinh doanh theo mạng (network marketing) là thuật ngữ chung dùng để chỉ một phương thức tiếp thị sản phẩm. Đây là hoạt động kinh doanh bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng, người tiêu dùng có thể trực tiếp đến mua hàng tại công ty mà không phải qua các đại lý hay cửa hàng bán lẻ.
Nhờ vậy, hình thức này còn tiết kiệm rất nhiều chi phí từ việc quảng cáo, khuyến mại, tiền sân bãi, kho chứa, vận chuyển hàng hóa. Số tiền này được dùng để trả thưởng cho nhà phân phối và nâng cấp, cải tiến sản phẩm tiếp tục phục vụ người tiêu dùng.
Nhà phân phối có vai trò như những đại lý. Họ dùng những kết quả sử dụng của bản thân và những người quen biết để thu hút khách hàng. Qua việc làm đó họ đem về lượng khách hàng cho công ty và bản thân họ. Ngoài ra họ còn có thể tìm kiếm những đối tác khác để có thể trở thành nhà phân phối cùng làm việc với mình.
Trong Nghị định số 40/2018/NĐ-CP (Nghị định 40) về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, ở Khoản 1, Điều 3 đã xác định:
"Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới".
Khoản 2 của điều luật trên cũng định nghĩa: "Doanh nghiệp bán hàng đa cấp là doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp để bán hàng hóa".
Kim Lan
Không ít ý kiến cho rằng, hệ thống phân phối của doanh nghiệp bảo hiểm có dấu hiệu hoạt động theo mô hình bán hàng đa cấp. Ông nghĩ sao?
Có thể thấy, hệ thống quản lý kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cũng như của nhiều mô hình doanh nghiệp khác thường tồn tại nhiều cấp quản lý, với nhiều tầng nấc khác nhau có thể khiến mọi người nhầm tưởng là theo mô hình đa cấp, nhưng thực chất thì không phải vậy. Xin khẳng định ngay, hệ thống phân phối của doanh nghiệp bảo hiểm không hề theo mô hình bán hàng đa cấp.
Luật sư Nguyễn Khắc Thành Đạt, Đoàn luật sư TP.HCM
Thực tế, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có thể chi trả thù lao cho hệ thống đại lý của mình theo nhiều tầng nấc quản lý, nhưng khác ở chỗ doanh nghiệp bảo hiểm hạn chế, thậm chí giới hạn các tầng nấc trung gian (nghĩa là không quá nhiều tầng nấc). Điều đó khiến cho hệ thống đại lý và cơ chế trả thù lao của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ khác hẳn với hệ thống bán hàng đa cấp.
Hệ thống bán hàng đa cấp có quá nhiều cấp bậc, thậm chí không hạn chế số cấp bậc. Theo trang web của Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam (MLMA), thì mô hình trả thưởng, cụ thể là mô hình bậc thang ly khai cụ thể như sau:
"Mô hình này cho phép bạn nhận được các khoản hoa hồng ở nhiều mức hơn bất kỳ sơ đồ nào khác. Nếu như nhà phân phối có một tổ chức 6 mức của mình, thì điều đó có nghĩa là bạn sẽ nhận được các khoản hoa hồng từ số hàng hóa bán được ở mức thứ 12 của bạn. Mô hình này cho phép thu về các khoản thu nhập từ mức thứ 20, độ sâu này trong các mô hình khác không thể đạt tới.
Bậc thang ly khai đem đến một độ rộng không hạn chế. Bạn có thể bảo trợ vào tầng 1 của mình bao nhiêu người tùy khả năng của bạn. Họ, đến lượt mình cũng có thể bảo trợ như thế. Bạn có thể mở rộng mãi mãi khi xây dựng mạng lưới tầng dưới rộng lớn của mình, có khi lên tới hàng chục nghìn nhà phân phối".
Chưa kể, điều kiện thành lập công ty bán hàng đa cấp khác hẳn doanh nghiệp bảo hiểm.
Ông có nói rõ về sự điểm khác này?
Theo quy định, tổ chức đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp phải đáp ứng các điều kiện sau: Là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và chưa từng bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên; thành viên sáng lập, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không bao gồm tổ chức hoặc cá nhân từng giữ một trong các chức vụ nêu trên tại doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
Ngoài ra, công ty bán hàng đa cấp phải ký quỹ tại ngân hàng khoản tiền tương đương 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 10 tỷ đồng; có mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng, chương trình đào tạo cơ bản; có hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp, trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về doanh nghiệp và hoạt động bán hàng đa cấp; có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp.
Trong khi đó, điều kiện cấp phép của các doanh nghiệp bảo hiểm ngặt nghèo hơn, riêng về vốn điều lệ phải có từ trên 600 tỷ đồng trở lên mới đạt chuẩn cấp phép cùng với những quy định chặt chẽ về quản lý rủi ro, cơ chế giám sát thông qua việc trích lập các quỹ dự phòng...
Chưa kể, cơ quan quản lý, cấp phép thành lập của 2 tổ chức trên cũng khác nhau.
Còn về sản phẩm, công ty bán hàng đa cấp được bán gì, và có thể bán sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hay không, thưa ông?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 4, Nghị định 40 thì “Hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp chỉ được thực hiện đối với hàng hóa. Mọi hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp với đối tượng không phải là hàng hóa đều bị cấm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Theo Khoản 2, Điều 3, Luật Thương mại 2005, “Hàng hóa” bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai.
Còn theo Khoản 1, Điều 4, Luật Giá năm 2013, hàng hoá là tài sản có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, bao gồm các loại động sản và bất động sản.
Như vậy, công ty bán hàng đa cấp chỉ được phép phân phối các loại hàng hóa hữu hình mà không được phân phối hàng hóa vô hình (dịch vụ). Quy định pháp luật này đã tồn tại từ lâu, qua nhiều văn bản pháp luật khác nhau, cấm mọi hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp với đối tượng không phải là hàng hóa hữu hình. Điều này nhằm hạn chế việc lợi dụng đa cấp để đầu tư tài chính trái phép hoặc kinh doanh các dịch vụ không đúng bản chất của đa cấp, giúp hướng đa cấp đi đúng bản chất là phân phối hàng hóa.
Trong khi đó, bảo hiểm nhân thọ lại là một loại hình dịch vụ tài chính, hay nói khác đi là một loại hàng hóa vô hình (dịch vụ).
Theo Khoản 2, Điều 4, Luật Giá năm 2013, dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Dịch vụ tài chính là bất kỳ loại hình dịch vụ nào mang tính chất tài chính. Các dịch vụ tài chính bao gồm toàn bộ các dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm cũng như toàn bộ các dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác (ngoài bảo hiểm) thực hiện những loại hình hoạt động mang tính chất tài chính.
Như vậy, về mặt pháp lý các công ty bán hàng đa cấp không được phép phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.
Như vậy, càng không thể đánh đồng hệ thống đại lý bảo hiểm nhân thọ với mô hình kinh doanh đa cấp đúng không thưa ông?
Mô hình kinh doanh đa cấp được cho là một phát kiến vĩ đại của con người, đây là cách kinh doanh rất tiến bộ, mang lại nhiều lợi ích cho cả nhà cung cấp, những người tham gia mạng lưới bán hàng, giảm nhiều chi phí về kho bãi, vận chuyển, quảng cáo…
Bán hàng đa cấp tận dụng mối quan hệ xã hội để bán hàng, nghĩa là người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thấy tốt thì giới thiệu cho người quen mua hàng và hưởng hoa hồng từ công ty. Kinh doanh đa cấp gắn liền với tên tuổi của nhà hóa học người Mỹ Carl Renborg (1887-1973).
Năm 1935, Ông sáng lập ra công ty "Vitamins California" và nhờ hệ thống bán hàng kiểu mới này, khi người tiêu dùng cũng trở thành người truyền bá sản phẩm (distributor-nhà phân phối), công ty của ông đã nhanh chóng đạt doanh số 7 triệu USD mà không hề mất một đồng quảng cáo nào. Sự độc đáo ở chỗ nhờ tiết kiệm được quảng cáo và các khâu trung gian (đại lý bán buôn, bán lẻ, kho bãi...) nên những người tham gia vào hệ thống của ông có thể nhận được thù lao rất cao.
Còn bảo hiểm nhân thọ là sự đóng góp của số đông để chia sẻ rủi ro cho một số ít người.
Về phương diện lịch sử, bảo hiểm nhân thọ đã có lịch sử hơn 400 năm, hệ thống đại lý bảo hiểm đã hình thành từ năm 1860 cho đến nay. Còn kinh doanh đa cấp chỉ mới xuất hiện từ những năm 1930, đến nay được khoảng 90 năm.
Như vậy, không thể đánh đồng hệ thống đại lý bảo hiểm nhân thọ với mô hình kinh doanh đa cấp. Thậm chí, có thể nói rõ hơn, mô hình kinh doanh đa cấp là mô hình không có đại lý làm trung gian phân phối.
Bán hàng đa cấp (tên gọi thông dụng tại Việt Nam) hay kinh doanh đa cấp (multi-level marketing) hoặc kinh doanh theo mạng (network marketing) là thuật ngữ chung dùng để chỉ một phương thức tiếp thị sản phẩm. Đây là hoạt động kinh doanh bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng, người tiêu dùng có thể trực tiếp đến mua hàng tại công ty mà không phải qua các đại lý hay cửa hàng bán lẻ.
Nhờ vậy, hình thức này còn tiết kiệm rất nhiều chi phí từ việc quảng cáo, khuyến mại, tiền sân bãi, kho chứa, vận chuyển hàng hóa. Số tiền này được dùng để trả thưởng cho nhà phân phối và nâng cấp, cải tiến sản phẩm tiếp tục phục vụ người tiêu dùng.
Nhà phân phối có vai trò như những đại lý. Họ dùng những kết quả sử dụng của bản thân và những người quen biết để thu hút khách hàng. Qua việc làm đó họ đem về lượng khách hàng cho công ty và bản thân họ. Ngoài ra họ còn có thể tìm kiếm những đối tác khác để có thể trở thành nhà phân phối cùng làm việc với mình.
Trong Nghị định số 40/2018/NĐ-CP (Nghị định 40) về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, ở Khoản 1, Điều 3 đã xác định:
"Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới".
Khoản 2 của điều luật trên cũng định nghĩa: "Doanh nghiệp bán hàng đa cấp là doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp để bán hàng hóa".
Kim Lan
No comments