Ngành BHXH: Tập trung hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu
Từ nay đến cuối năm 2018, toàn ngành Bảo hiểm Xã hội (BHXH) tập trung quyết liệt hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao để tạo tiền đề cho năm 2019 và những năm tiếp theo.
Đã hoàn thành 33/64 nhiệm vụ Chính phủ giao
Theo Báo cáo của BHXH Việt Nam, đến tháng 11/2018, tổng số người tham gia BHXH là 14,56 triệu người (trong đó, BHXH bắt buộc là 14,31 triệu người, đạt 97,7% kế hoạch năm; BHXH tự nguyện là 254 nghìn người, đạt 76,6% kế hoạch năm); bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là 12,24 triệu người, đạt 95,2% kế hoạch năm; bảo hiểm y tế (BHYT) là 82,38 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 87,7% dân số. Tổng số thu đạt 294.221 tỷ đồng, đạt 89,2% kế hoạch năm; tăng 15% so với cùng kỳ năm 2017. Tổng số nợ BHXH bằng 3,2% so với kế hoạch giao thu năm 2018.
Trong vòng 11 tháng qua, toàn ngành đã chi trả 278.505 tỷ đồng. Tính đến nay, cả nước đã có 14,47 triệu người được cấp sổ BHXH (đạt 99,35% so với số người tham gia BHXH); 82,36 triệu người được cấp thẻ BHYT, trong đó có 79,37 triệu người đã được cấp thẻ BHYT theo mã số BHXH. Toàn ngành cũng đã rà soát, bàn giao được 13.128.858 sổ BHXH cho người lao động, đạt 99,66% trên tổng số lao động đang tham gia BHXH.
BHXH Việt Nam cũng cho biết, tính đến 20/11/2018, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao BHXH Việt Nam thực hiện 64 nhiệm vụ. Trong đó, 33 nhiệm vụ đã hoàn thành, 31 nhiệm vụ trong hạn và không có nhiệm vụ quá hạn. BHXH Việt Nam cũng đã tham gia, góp ý nhiều dự thảo văn bản quan trọng liên quan đến lĩnh vực BHXH, BHYT; kịp thời phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai các văn bản quy định, hướng dẫn mới của Chính phủ.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo cũng chỉ rõ, việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT vẫn còn một số tồn tại. Tỷ lệ bao phủ BHXH còn thấp so với tiềm năng, đặc biệt là BHXH tự nguyện. Tình trạng trốn đóng, nợ đóng, đóng không đủ số lượng và mức đóng của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn phổ biến. Tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm vẫn còn xảy ra ở nhiều địa phương. Việc triển khai thực hiện công tác giám định trên Hệ thống thông tin giám định BHYT tại một số tỉnh chưa đạt yêu cầu đề ra...
Quyết liệt hoàn thành các chỉ tiêu
Tại hội nghị trực tuyến triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm cuối năm 2018 ngành BHXH vừa được tổ chức, Thứ trưởng, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh nhận định, từ nay đến hết năm 2018 còn rất ít thời gian, trong khi đó các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà ngành phải hoàn thành vẫn còn nhiều. Vì vậy, toàn ngành cần tập trung quyết liệt hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2018 để tạo tiền đề cho năm 2019 và những năm tiếp theo. Trong đó, Thứ trưởng yêu cầu toàn ngành cần phải tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm như phát triển đối tượng tham gia BHXH, nhất là BHXH tự nguyện; thu BHXH, BHYT, BHTN; giảm tỷ lệ nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN xuống mức thấp nhất. Bên cạnh đó, thực hiện tốt, cân đối được dự toán chi phí khám chữa bệnh BHYT năm 2018 do Thủ tướng Chính phủ giao và hoàn thành việc trả sổ BHXH tận tay cho người lao động. Đồng thời, giải quyết tốt các chính sách BHXH, BHYT cho người tham gia; thực hiện được việc cập nhật, tăng giảm dữ liệu hộ gia đình tham gia BHYT; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính…
Theo ông Trần Đình Liệu, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, hai tháng cuối năm nhiệm vụ thu, giảm nợ và phát triển đối tượng còn rất nặng nề. Chính phủ vừa điều chỉnh chỉ tiêu thu của ngành thêm 3.500 tỷ đồng. Trong công tác phát triển đối tượng thì chỉ tiêu về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là gặp thách thức lớn nhất, ngành BHXH cần phát triển được hơn 100.000 đối tượng này nữa mới hoàn thành nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao trong năm 2018. Vì vậy, ông Liệu đề nghị các địa phương tập trung vào các giải pháp phát huy chức năng thanh tra chuyên ngành của BHXH trong đó tập trung vào thanh tra đột xuất, tập trung rà soát, đối chiếu với số liệu của cơ quan thuế để phát triển đối tượng và đốc thu; mở rộng mạng lưới đại lý thu…
Về lĩnh vực BHYT, Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn yêu cầu BHXH tỉnh, các đơn vị nghiệp vụ tập trung xử lý một số nhóm nhiệm vụ trong thực hiện chính sách BHYT. Cụ thể, cần nghiên cứu kỹ Nghị định 146 và Thông tư 30 của Bộ Y tế sắp có hiệu lực, để biết các thay đổi và tổ chức thực hiện cho đúng vì các chính sách sẽ tác động đến phát triển đối tượng, quyền lợi mức hưởng, thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT; các ban nghiệp vụ sớm có văn bản hướng dẫn để thực hiện. Bên cạnh đó, BHXH các tỉnh, thành phố tập trung cho công tác quyết toán năm 2018, đặc biệt, thực hiện quyết toán trên cơ sở hệ thống giám định điện tử. Đồng thời, toàn ngành cũng tập trung cho công tác đấu thầu thuốc, đấu thầu vật tư y tế; gắn trách nhiệm chính là khâu thẩm định xây dựng kế hoạch nhà thầu.
Theo Báo cáo của BHXH Việt Nam, đến tháng 11/2018, tổng số người tham gia BHXH là 14,56 triệu người (trong đó, BHXH bắt buộc là 14,31 triệu người, đạt 97,7% kế hoạch năm; BHXH tự nguyện là 254 nghìn người, đạt 76,6% kế hoạch năm); bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là 12,24 triệu người, đạt 95,2% kế hoạch năm; bảo hiểm y tế (BHYT) là 82,38 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 87,7% dân số. Tổng số thu đạt 294.221 tỷ đồng, đạt 89,2% kế hoạch năm; tăng 15% so với cùng kỳ năm 2017. Tổng số nợ BHXH bằng 3,2% so với kế hoạch giao thu năm 2018.
Trong vòng 11 tháng qua, toàn ngành đã chi trả 278.505 tỷ đồng. Tính đến nay, cả nước đã có 14,47 triệu người được cấp sổ BHXH (đạt 99,35% so với số người tham gia BHXH); 82,36 triệu người được cấp thẻ BHYT, trong đó có 79,37 triệu người đã được cấp thẻ BHYT theo mã số BHXH. Toàn ngành cũng đã rà soát, bàn giao được 13.128.858 sổ BHXH cho người lao động, đạt 99,66% trên tổng số lao động đang tham gia BHXH.
BHXH Việt Nam cũng cho biết, tính đến 20/11/2018, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao BHXH Việt Nam thực hiện 64 nhiệm vụ. Trong đó, 33 nhiệm vụ đã hoàn thành, 31 nhiệm vụ trong hạn và không có nhiệm vụ quá hạn. BHXH Việt Nam cũng đã tham gia, góp ý nhiều dự thảo văn bản quan trọng liên quan đến lĩnh vực BHXH, BHYT; kịp thời phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai các văn bản quy định, hướng dẫn mới của Chính phủ.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo cũng chỉ rõ, việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT vẫn còn một số tồn tại. Tỷ lệ bao phủ BHXH còn thấp so với tiềm năng, đặc biệt là BHXH tự nguyện. Tình trạng trốn đóng, nợ đóng, đóng không đủ số lượng và mức đóng của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn phổ biến. Tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm vẫn còn xảy ra ở nhiều địa phương. Việc triển khai thực hiện công tác giám định trên Hệ thống thông tin giám định BHYT tại một số tỉnh chưa đạt yêu cầu đề ra...
Quyết liệt hoàn thành các chỉ tiêu
Tại hội nghị trực tuyến triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm cuối năm 2018 ngành BHXH vừa được tổ chức, Thứ trưởng, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh nhận định, từ nay đến hết năm 2018 còn rất ít thời gian, trong khi đó các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà ngành phải hoàn thành vẫn còn nhiều. Vì vậy, toàn ngành cần tập trung quyết liệt hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2018 để tạo tiền đề cho năm 2019 và những năm tiếp theo. Trong đó, Thứ trưởng yêu cầu toàn ngành cần phải tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm như phát triển đối tượng tham gia BHXH, nhất là BHXH tự nguyện; thu BHXH, BHYT, BHTN; giảm tỷ lệ nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN xuống mức thấp nhất. Bên cạnh đó, thực hiện tốt, cân đối được dự toán chi phí khám chữa bệnh BHYT năm 2018 do Thủ tướng Chính phủ giao và hoàn thành việc trả sổ BHXH tận tay cho người lao động. Đồng thời, giải quyết tốt các chính sách BHXH, BHYT cho người tham gia; thực hiện được việc cập nhật, tăng giảm dữ liệu hộ gia đình tham gia BHYT; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính…
Theo ông Trần Đình Liệu, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, hai tháng cuối năm nhiệm vụ thu, giảm nợ và phát triển đối tượng còn rất nặng nề. Chính phủ vừa điều chỉnh chỉ tiêu thu của ngành thêm 3.500 tỷ đồng. Trong công tác phát triển đối tượng thì chỉ tiêu về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là gặp thách thức lớn nhất, ngành BHXH cần phát triển được hơn 100.000 đối tượng này nữa mới hoàn thành nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao trong năm 2018. Vì vậy, ông Liệu đề nghị các địa phương tập trung vào các giải pháp phát huy chức năng thanh tra chuyên ngành của BHXH trong đó tập trung vào thanh tra đột xuất, tập trung rà soát, đối chiếu với số liệu của cơ quan thuế để phát triển đối tượng và đốc thu; mở rộng mạng lưới đại lý thu…
Về lĩnh vực BHYT, Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn yêu cầu BHXH tỉnh, các đơn vị nghiệp vụ tập trung xử lý một số nhóm nhiệm vụ trong thực hiện chính sách BHYT. Cụ thể, cần nghiên cứu kỹ Nghị định 146 và Thông tư 30 của Bộ Y tế sắp có hiệu lực, để biết các thay đổi và tổ chức thực hiện cho đúng vì các chính sách sẽ tác động đến phát triển đối tượng, quyền lợi mức hưởng, thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT; các ban nghiệp vụ sớm có văn bản hướng dẫn để thực hiện. Bên cạnh đó, BHXH các tỉnh, thành phố tập trung cho công tác quyết toán năm 2018, đặc biệt, thực hiện quyết toán trên cơ sở hệ thống giám định điện tử. Đồng thời, toàn ngành cũng tập trung cho công tác đấu thầu thuốc, đấu thầu vật tư y tế; gắn trách nhiệm chính là khâu thẩm định xây dựng kế hoạch nhà thầu.
Hà My
No comments