Muốn quản lý tốt chi tiêu, trước hết bạn phải học cách thay đổi tư duy về tiền bạc
Khó khăn tài chính vẫn luôn là cơn ác mộng đối với tất
cả mọi người. Tuy có nhiều cách khác nhau để giải quyết vấn đề này,
nhưng giải pháp hiệu quả nhất vẫn là thay đổi tư duy về tiền bạc.
Tôi sẽ cho bạn biết một sự thật: Ai rồi cũng sẽ gặp rắc rối về tiền bạc theo cách này hoặc cách khác. Dù kiếm được nhiều hay ít, không ai có thể tránh được tình huống này. Chúng ta thường không nhận ra do mọi người quan niệm rằng đây là một điều đáng xấu hổ không nên nhắc tới. Vì vậy, chúng ta luôn nghĩ rằng mình là người duy nhất gặp khó khăn về tiền bạc.
Tôi cũng đã từng như vậy. Tôi học ngành tài chính ở đại học, sau đó làm trong ngành dịch vụ tài chính. Thế mà tôi vẫn chẳng biết tí gì về vấn đề tiền bạc của bản thân. Khi tôi bắt đầu khám phá vấn đề tiền bạc và chia sẻ hiểu biết của mình cho những người khác, họ đã tìm đến tôi và nói rằng họ cũng có vấn đề giống y hệt tôi vậy.
Hầu hết chúng ta đều không được trang bị kiến thức về tiền bạc để chuẩn bị cho tương lai sau này. Nhưng rồi tôi nhận thấy, các con số thực ra lại khá đơn giản. Nó chẳng qua chỉ là toán. Thu nhập – Chi tiêu = Giàu có, thua lỗ, hoặc giữ nguyên.
Nhưng nếu tiền bạc chỉ đơn giản như thế thì một người Mỹ trung bình sẽ có hơn 400 USD tiền tiết kiệm. Đây là một phép toán có thật. Nhưng trên thực tế, số tiền tiết kiệm mà họ có còn chưa đến 400 USD, dù họ đang ở độ tuổi nào đi chăng nữa.
Vậy vấn đề là gì? Tại sao chúng ta biết mình phải làm gì, nhưng lại không thể thực hiện được điều đó?
Tất cả là do tư duy của chúng ta về tiền bạc. Tư duy của chúng ta về tiền bạc là tập hợp các thái độ và niềm tin của chúng ta về tiền bạc và bản thân. Những nhân tố này quyết định mối quan hệ của chúng ta với tiền bạc, bởi lẽ, cách chúng ta nghĩ về một thứ sẽ định hình cách chúng ta hành động và tương tác với nó.
Dưới đây là hai cách thay đổi tư duy có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng về vấn đề tiền bạc.
“Không đủ khả năng” là một cụm từ mà chúng ta thường xuyên nghe thấy ở khắp mọi nơi. “Tôi ước gì mình được đi du lịch, nhưng tôi không đủ khả năng”, hoặc là “Tôi không đủ khả năng để mua bộ quần áo đó”. Khi chúng ta dùng cụm từ này, nó ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hành động của chúng ta bởi vì nó biểu thị sự túng thiếu và nghèo khổ. Chúng ta đang ngụ ý rằng mình muốn một thứ gì đó nhưng lại không thể sở hữu. Và ngay lập tức, chúng ta cảm thấy mình thật thiếu thốn.
Đôi lúc, có những thứ thực sự vượt quá túi tiền của bạn. Nhưng cũng có những trường hợp mà bạn hoàn toàn có thể chi trả cho món đồ bạn muốn có, nếu bạn không phung phí tiền cho những thứ vô bổ khác, hoặc nếu bạn sử dụng khoản tiền tiết kiệm của mình. Mặc dù vậy, mỗi khi phải lựa chọn, ta thường quyết định không mua nó.
“Quyết định không…” là một cụm từ có sức mạnh to lớn. Chúng ta quyết định không đi du lịch hay mua đồ nội thất mới bởi vì những thứ đó làm ta xao nhãng khỏi mục tiêu chính, và rồi đẩy chúng ta vào một hoàn cảnh khó khăn khác liên quan đến tiền bạc.
Khi bạn quyết định không làm gì đó, nó biểu thị sức mạnh và sự đầy đủ của bạn – đây là một tư duy vô cùng lành mạnh về tiền bạc. Bạn đã cân nhắc các khả năng khác nhau và chọn một giải pháp có thể đem đến niềm vui và hạnh phúc lâu dài cho bản thân.
Hầu hết chúng ta đều muốn lương tăng gấp hai lần mức đang có. Chúng ta không chỉ khao khát điều đó, mà còn thực sự tin rằng đó là giải pháp duy nhất cho mọi vấn đề tiền bạc mà ta gặp phải. Nếu lương bạn tăng gấp đôi, bạn sẽ có điều kiện để mua những món hàng bạn thích, bạn sẽ bắt đầu tiết kiệm một cách tử tế, và rồi cuối cùng bạn cũng sẽ thoát được khỏi đống nợ nần. Thế nhưng, đó chỉ là một ảo tưởng vô vọng.
Theo một nghiên cứu được tiến hành tại Đại học Vanderbilt, tỉ lệ phá sản của nhóm người trúng xổ số độc đắc cao gấp 4 lần so với mặt bằng dân số chung. Trong vòng 3-5 năm đầu tiên sau khi trúng xổ số, nhiều người đã quay trở lại vạch xuất phát, hoặc tệ hơn nữa, là trở nên nghèo hơn cả lúc trước.
Chúng ta không thể nào kiếm được nhiều hơn số tiền mà mình đã chi tiêu. Đây là “tư duy thiếu thốn” mà mọi người hay có, và nó hoàn toàn không hề giúp gì cho tình hình tài chính của bạn. Chúng ta ngăn cản bản thân, nói không với chính mình, nhưng rốt cuộc lại vẫn bỏ cuộc vào phút cuối. Điều này không những khiến chúng ta không đạt được mục đích ban đầu đề ra, mà còn tước đi của chính mình niềm vui trong cuộc sống. Chúng ta cứ mua sắm một cách bốc đồng, rồi sau đó lại cảm thấy cực kỳ tội lỗi. Chúng ta cứ lặp đi lặp lại cái vòng luẩn quẩn ấy đến mức bế tắc không thể nào thoát ra được.
Thay đổi sang “tư duy đầy đủ” sẽ giúp bạn chấm dứt tình trạng khổ sở đó. Mặc dù có hơi đột ngột, nhưng nhiều người làm theo cách này cho biết, họ đã nhanh chóng ngừng thèm muốn các thứ mà họ vẫn hay mua. Những con nghiện mua sắm không còn cảm thấy nhu cầu cần phải mua sắm. Những người nghiện cà phê chọn một con đường khác để đi làm và bỏ qua việc uống cà phê. Tại sao họ lại làm được như vậy?
Khi chúng ta cảm thấy đầy đủ, nghĩa là chúng ta cảm thấy mình có nhiều hơn những gì mình đang thực sự có. Chúng ta từ bỏ lối mua sắm phù phiếm và trở nên ý thức hơn về những gì chúng ta đã có. Chúng ta không cảm thấy tồi tệ mỗi khi phải chi tiêu cho các sinh hoạt thường ngày. Đây thực sự là một biện pháp làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của ta theo hướng tích cực hơn.
Bài chia sẻ của Ashley Feinstein Gerstley – người sáng lập Fiscal Femme và tác giả của cuốn “The 30-Day Money Cleanse”.
Tôi sẽ cho bạn biết một sự thật: Ai rồi cũng sẽ gặp rắc rối về tiền bạc theo cách này hoặc cách khác. Dù kiếm được nhiều hay ít, không ai có thể tránh được tình huống này. Chúng ta thường không nhận ra do mọi người quan niệm rằng đây là một điều đáng xấu hổ không nên nhắc tới. Vì vậy, chúng ta luôn nghĩ rằng mình là người duy nhất gặp khó khăn về tiền bạc.
Tôi cũng đã từng như vậy. Tôi học ngành tài chính ở đại học, sau đó làm trong ngành dịch vụ tài chính. Thế mà tôi vẫn chẳng biết tí gì về vấn đề tiền bạc của bản thân. Khi tôi bắt đầu khám phá vấn đề tiền bạc và chia sẻ hiểu biết của mình cho những người khác, họ đã tìm đến tôi và nói rằng họ cũng có vấn đề giống y hệt tôi vậy.
Hầu hết chúng ta đều không được trang bị kiến thức về tiền bạc để chuẩn bị cho tương lai sau này. Nhưng rồi tôi nhận thấy, các con số thực ra lại khá đơn giản. Nó chẳng qua chỉ là toán. Thu nhập – Chi tiêu = Giàu có, thua lỗ, hoặc giữ nguyên.
Nhưng nếu tiền bạc chỉ đơn giản như thế thì một người Mỹ trung bình sẽ có hơn 400 USD tiền tiết kiệm. Đây là một phép toán có thật. Nhưng trên thực tế, số tiền tiết kiệm mà họ có còn chưa đến 400 USD, dù họ đang ở độ tuổi nào đi chăng nữa.
Vậy vấn đề là gì? Tại sao chúng ta biết mình phải làm gì, nhưng lại không thể thực hiện được điều đó?
Tất cả là do tư duy của chúng ta về tiền bạc. Tư duy của chúng ta về tiền bạc là tập hợp các thái độ và niềm tin của chúng ta về tiền bạc và bản thân. Những nhân tố này quyết định mối quan hệ của chúng ta với tiền bạc, bởi lẽ, cách chúng ta nghĩ về một thứ sẽ định hình cách chúng ta hành động và tương tác với nó.
Dưới đây là hai cách thay đổi tư duy có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng về vấn đề tiền bạc.
Thay đổi tư duy ngôn ngữ
Ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng khi nhắc đến tiền bạc có vai trò rất quan trọng. Khi chúng ta coi mục tiêu tài chính của mình như một hành động tự yêu thương bản thân có chủ đích, thay vì một hành động mang tính kiểm soát và tước đoạt, chúng ta sẽ dễ dàng hoàn thành mục tiêu đó hơn. Những gì bạn phải làm là chú ý ngôn từ, định hình lại nó, và tiến về phía trước.“Không đủ khả năng” là một cụm từ mà chúng ta thường xuyên nghe thấy ở khắp mọi nơi. “Tôi ước gì mình được đi du lịch, nhưng tôi không đủ khả năng”, hoặc là “Tôi không đủ khả năng để mua bộ quần áo đó”. Khi chúng ta dùng cụm từ này, nó ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hành động của chúng ta bởi vì nó biểu thị sự túng thiếu và nghèo khổ. Chúng ta đang ngụ ý rằng mình muốn một thứ gì đó nhưng lại không thể sở hữu. Và ngay lập tức, chúng ta cảm thấy mình thật thiếu thốn.
Đôi lúc, có những thứ thực sự vượt quá túi tiền của bạn. Nhưng cũng có những trường hợp mà bạn hoàn toàn có thể chi trả cho món đồ bạn muốn có, nếu bạn không phung phí tiền cho những thứ vô bổ khác, hoặc nếu bạn sử dụng khoản tiền tiết kiệm của mình. Mặc dù vậy, mỗi khi phải lựa chọn, ta thường quyết định không mua nó.
“Quyết định không…” là một cụm từ có sức mạnh to lớn. Chúng ta quyết định không đi du lịch hay mua đồ nội thất mới bởi vì những thứ đó làm ta xao nhãng khỏi mục tiêu chính, và rồi đẩy chúng ta vào một hoàn cảnh khó khăn khác liên quan đến tiền bạc.
Khi bạn quyết định không làm gì đó, nó biểu thị sức mạnh và sự đầy đủ của bạn – đây là một tư duy vô cùng lành mạnh về tiền bạc. Bạn đã cân nhắc các khả năng khác nhau và chọn một giải pháp có thể đem đến niềm vui và hạnh phúc lâu dài cho bản thân.
Thay đổi tư duy từ “thiếu thốn” sang “đầy đủ
Mỗi khi nhắc đến tiền là chúng ta lại cảm thấy thiếu thốn. Dường như đây là một kiểu tư duy mặc định của con người. Tiền chúng ta kiếm được chẳng bao giờ là đủ. Có nhiều tiền hơn sẽ khiến ta muốn nhiều thứ hơn, và rồi ta sẽ lại cố gắng kiếm thêm tiền để đáp ứng nhu cầu ấy.Hầu hết chúng ta đều muốn lương tăng gấp hai lần mức đang có. Chúng ta không chỉ khao khát điều đó, mà còn thực sự tin rằng đó là giải pháp duy nhất cho mọi vấn đề tiền bạc mà ta gặp phải. Nếu lương bạn tăng gấp đôi, bạn sẽ có điều kiện để mua những món hàng bạn thích, bạn sẽ bắt đầu tiết kiệm một cách tử tế, và rồi cuối cùng bạn cũng sẽ thoát được khỏi đống nợ nần. Thế nhưng, đó chỉ là một ảo tưởng vô vọng.
Theo một nghiên cứu được tiến hành tại Đại học Vanderbilt, tỉ lệ phá sản của nhóm người trúng xổ số độc đắc cao gấp 4 lần so với mặt bằng dân số chung. Trong vòng 3-5 năm đầu tiên sau khi trúng xổ số, nhiều người đã quay trở lại vạch xuất phát, hoặc tệ hơn nữa, là trở nên nghèo hơn cả lúc trước.
Chúng ta không thể nào kiếm được nhiều hơn số tiền mà mình đã chi tiêu. Đây là “tư duy thiếu thốn” mà mọi người hay có, và nó hoàn toàn không hề giúp gì cho tình hình tài chính của bạn. Chúng ta ngăn cản bản thân, nói không với chính mình, nhưng rốt cuộc lại vẫn bỏ cuộc vào phút cuối. Điều này không những khiến chúng ta không đạt được mục đích ban đầu đề ra, mà còn tước đi của chính mình niềm vui trong cuộc sống. Chúng ta cứ mua sắm một cách bốc đồng, rồi sau đó lại cảm thấy cực kỳ tội lỗi. Chúng ta cứ lặp đi lặp lại cái vòng luẩn quẩn ấy đến mức bế tắc không thể nào thoát ra được.
Thay đổi sang “tư duy đầy đủ” sẽ giúp bạn chấm dứt tình trạng khổ sở đó. Mặc dù có hơi đột ngột, nhưng nhiều người làm theo cách này cho biết, họ đã nhanh chóng ngừng thèm muốn các thứ mà họ vẫn hay mua. Những con nghiện mua sắm không còn cảm thấy nhu cầu cần phải mua sắm. Những người nghiện cà phê chọn một con đường khác để đi làm và bỏ qua việc uống cà phê. Tại sao họ lại làm được như vậy?
Khi chúng ta cảm thấy đầy đủ, nghĩa là chúng ta cảm thấy mình có nhiều hơn những gì mình đang thực sự có. Chúng ta từ bỏ lối mua sắm phù phiếm và trở nên ý thức hơn về những gì chúng ta đã có. Chúng ta không cảm thấy tồi tệ mỗi khi phải chi tiêu cho các sinh hoạt thường ngày. Đây thực sự là một biện pháp làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của ta theo hướng tích cực hơn.
Bài chia sẻ của Ashley Feinstein Gerstley – người sáng lập Fiscal Femme và tác giả của cuốn “The 30-Day Money Cleanse”.
No comments