7 câu hỏi có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về sự cần thiết của việc tham gia bảo hiểm nhân thọ
Có rất nhiều câu hỏi vì sao phải tham gia bảo hiểm nhân thọ liên quan đến chính bạn và gia đình bạn được giải đáp rất thuyết phục khiến bạn phải suy nghĩ lại và quyết tâm mua một gói bảo hiểm.
Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm dành cho tính mạng con người, bởi vậy nó mới có tên bảo hiểm “nhân thọ”. Ở hình thức này, người tham gia bảo hiểm sẽ ký hợp đồng và đóng phí định kì trong một thời gian thỏa thuận trước với công ty bảo hiểm. Sau đó, họ sẽ được chi trả một khoản tiền như đã nêu trong hợp đồng khi kết thúc thời hạn bảo hiểm hoặc khi có sự cố rủi ro xảy ra với chính bản thân mình. Đây được coi như một sự đảm bảo về tài chính, một hình thức tiết kiệm mang tính kỷ luật cao trong nhiều năm, và cũng là một phương thức chia sẻ rủi ro giữa một nhóm đông người trong xã hội. Bài viết này sẽ tập trung vào trả lời cho hàng loạt các câu hỏi “vì sao” liên quan đến bảo hiểm nhân thọ.
1. Vì sao trên 90% dân số ở các nước phát triển tham gia bảo hiểm nhân thọ?
Ở Việt Nam hiện nay, vẫn rất nhiều người cảm thấy lo lắng và đắn đo: "Tham gia bảo hiểm nhân thọ có nên hay không?". Trong khi đó, trên 90% dân số ở các nước phát triển tham gia bảo hiểm nhân thọ. Vì sao tỷ lệ ở các nước phát triển lại cao đến như vậy. Điều đó là bởi họ hiểu được các giá trị cốt lõi của bảo hiểm nhân thọ, bao gồm:
Bảo hiểm nhân thọ giúp khắc phục được những rủi ro lớn liên quan đến thu nhập của người mua bảo hiểm. Nó là phương tiện để đảm bảo rằng các tai nạn bất ngờ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng sẽ không xoá sạch được thu nhập có thể có của một gia đình.
Bảo hiểm nhân thọ cũng là một hình thức tiết kiệm trong dài hạn. Nếu trong khoảng thời gian đã thỏa thuận trong hợp đồng, người tham gia bảo hiểm đều đặn nộp tiền và may mắn không gặp bất trắc gì thì khi đáo hạn, họ vẫn sẽ nhận được một khoản tiền lớn bao gồm số tiền gốc và phần lãi suất thu được trong các năm vừa qua.
Ở Việt Nam, đa phần người dân chưa có ý thức tham gia bảo hiểm nhân thọ là vì: chưa nắm rõ khải niệm và lợi ích của bảo hiểm nhân thọ, có nhiều tin đồn thất thiệt về uy tín và khả năng chi trả của các công ty bảo hiểm, thích tích lũy tài sản dưới dạng vàng hay tiền mặt hơn,…
2. Vì sao nên mua bảo hiểm cho trẻ em đến 18 tuổi?
Vì khi bố mẹ đã quyết định tham gia gói bảo hiểm nhân thọ cho con em mình đến năm 18 tuổi thì nghĩa là những đứa trẻ đó đã nhận được những quyền lợi sau:
Được bảo vệ về sức khỏe, tính mạng cho đến khi kết thúc hợp đồng bảo hiểm. Các chi phí liên quan đến nằm viện, chấn thương, tử vong,…đều được bảo hiểm nhân thọ chi trả.
Được bảo vệ quyền lợi tài chính trong suốt thời gian hợp đồng bảo hiểm. Khi cha mẹ chẳng may gặp tai nạn, ảnh hưởng đến thu nhập thì đã có bảo hiểm chi trả những tổn thất do phải điều trị. Kể cả khi bố mẹ em bé chẳng may bị thương tật vĩnh viễn hay tử vong thì hợp đồng bảo hiểm vẫn được duy trì miễn phí cho đến khi đáo hạn, và bạn nhỏ vẫn được hưởng toàn bộ quyền lợi như bình thường.
Được nhận một khoản tiền lớn khi đủ 18 tuổi để trang trải chi phí học hành, cuộc sống. Đó được coi như một khoản tích cóp trong khoảng thời gian dài mà cha mẹ dành cho họ.
3. Vì sao trụ cột tài chính trong gia đình nên tham gia bảo hiểm nhân thọ?
Vì nếu không có bảo hiểm nhân thọ, chẳng may rủi ro xảy ra với họ, tình hình kinh tế trong nhà sẽ sụt giảm nghiêm trọng khi mất đi nguồn thu nhập chính. Hơn nữa, lúc đó gia đình còn phải lo chi trả chi phí chữa trị trong trường hợp bị thương tật, bệnh hiểm nghèo, hay thậm chí là chi phí mai táng trong trường hợp tử vọng. Ngược lại, khi có bảo hiểm nhân thọ, các chi phí về điều trị, chạy chữa sẽ do bảo hiểm lo. Hơn nữa, nếu người đóng bảo hiểm qua đời, người thân của họ cũng nhận được khoản trợ cấp tương đối lớn để duy trì cuộc sống sau này.
4. Vì sao nên lựa chọn bảo hiểm nhân thọ thay vì gửi tiết kiệm ngân hàng?
Cả tiết kiệm ngân hàng lẫn bảo hiểm nhân thọ đều có thể mang lại cho người tham gia một khoản tiền lớn hơn số tiền gốc nhiều sau thời gian đáo hạn. Tuy nhiên, nếu xét về lãi suất thì ngân hàng có lẽ nổi trội hơn hẳn. Nhưng tính kỷ luật của khoản tiết kiệm ngân hàng lại kém hơn hẳn phía bảo hiểm, vì tiền gửi ngân hàng có thể rút ra dễ dàng bất cứ thời điểm nào trong khi phí bảo hiểm phải đóng định kỳ và chỉ được rút sau một khoản thời gian nhất định.
Ngoài ra, nếu gửi tiền vào ngân hàng, khi có ốm đau bệnh tật thì người gửi sẽ rút tiền về và sử dụng nó vào mục đích chữa trị. Ngược lại, khi có vấn đề về sức khỏe thì người tham gia bảo hiểm sẽ được công ty bảo hiểm chi trả số tiền chữa bệnh mà có thể còn lớn hơn nhiều so với số tiền gốc họ đã nộp vào trước đó.
5. Vì sao nên tham gia bảo hiểm nhân thọ khi có thu nhập ổn định?
Do quy định chặt chẽ của bảo hiểm nhân thọ, một khi đã tham gia thì khách hàng phải đóng phí theo định kỳ. Nếu có một khoảng thời gian nào đó việc nộp phí bị ngắt quãng thì quyền lợi của họ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, mỗi người cần tính toán kỹ khả năng chi trả trong tương lai của mình đến đâu, và chỉ nên tham gia bảo hiểm nhân thọ khi đã chắc chắn có một nguồn thu nhập lâu dài và ổn định. Tuy nhiên, bảo hiểm nhân thọ cũng không hẳn chỉ dành cho người có thu nhập cao. Trên thực tế, chỉ cần bỏ ra khoảng vài trăm nghìn đồng một tháng là cũng có thể có một hợp đồng bảo hiểm cho mình.
6. Vì sao người làm những công việc nguy hiểm nên tham gia bảo hiểm nhân thọ?
Vì đối với các nghề như phi công, lái xe, thủy thủ, cảnh sát,… thì xác suất để người lao động gặp tai nạn nghề nghiệp luôn cao hơn những nghề khác nhiều lần. Tất nhiên, việc chuẩn bị để đối phó với các rủi ro đó là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Đặc biệt, người làm những nghề này thường được trả lương hậu hĩnh và là thu nhập chính trong gia đình nên dự phòng nguồn tài chính khi họ chẳng may mất khả năng lao động càng trở nên bức thiết hơn nữa.
7. Vì sao có những người bị công ty bảo hiểm từ chối bán bảo hiểm nhân thọ?
Vì họ không còn đủ tiêu chuẩn mua bảo hiểm nữa, ví dụ như lớn tuổi, mắc bệnh, sức khỏe quá yếu,... Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm là phòng ngừa rủi ro, khách hàng phải tham gia bảo hiểm từ khi còn trẻ khỏe chứ không phải là đến lúc gặp rủi ro rồi mới nghĩ đến chuyện mua bảo hiểm.
No comments