Nghịch lý xã hội: Tại sao người càng biết tiêu tiền càng giàu, còn người càng tiết kiệm lại càng nghèo?
Có một phát hiện thú vị như sau: Những người ngay từ nhỏ đã hào phóng
mời bạn bè đi ăn thì bây giờ họ vẫn có một cuộc sống đầy đủ. Ngược lại,
những người luôn luôn trốn tránh việc trả tiền và tiêu tiền thì sau bao
năm vẫn sống cuộc sống nghèo khổ.
Tại sao lại như thế? Từ xưa đến nay chúng ta đều được giáo dục rằng: "Phải biết tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Không cần biết kiếm được bao nhiêu tiền, chỉ cần tiết kiệm là sẽ có tiền". Lẽ nào lí luận này là sai?
Chúng ta lại hay nhìn thấy một số người thường đến những nhà hàng sang trọng, uống rượu ngoại, dùng hàng hiệu, mỗi lần tiêu hết hàng chục, hàng trăm triệu. Xa xỉ chưa? Tất nhiên, vẫn có người nói: "Thế mà gọi là xa xỉ hả? Anh chưa nhìn thấy những người còn sang trọng hơn à?".
Đúng thế, phải thừa nhận là còn có những người giàu có, sang trọng hơn rất nhiều. Điều tôi nói trên chỉ là một ví dụ. Theo lí mà nói, người tiêu tiền như vậy thì càng tiêu càng ít đi mới đúng. Nhưng thực tế, họ càng tiêu tiền lại càng nhiều tiền. Vậy rốt cục tiết kiệm tiền mới giàu hay tiêu tiền mới giàu?
Hơn 80% số người trong xã hội này đang không ngừng tiết kiệm tiền. Những gì có thể tiết kiệm họ sẽ tiết kiệm, những gì cần tiêu ít tiền họ cố gắng tiêu ít; tiền có thể gửi ngân hàng, họ sẽ mang đi gửi; và tiền gửi ngân hàng chiếm hơn 80% số tài sản của họ. Còn đối với người giàu có thì sao?
Tiền gửi ngân hàng chỉ chiếm chưa đến 1% tổng tài sản của họ. Số tiền còn lại, họ tuyệt đối không gửi trong ngân hàng, mà ngược lại luôn tìm cách vay tiền ngân hàng để quay vòng vốn. Ngân hàng là nơi thu thập tiền của những người không dùng đến tiền để cho người cần tiền vay, và 80% số tiền của những người tiết kiệm kia đã bị những người giàu có tiêu mất. Mà những người này càng tiêu lại càng nhiều tiền.
Tại
sao người càng biết tiêu tiền càng giàu, còn người không dám tiêu tiền
lại càng nghèo? Bản chất là do tư duy của họ khác nhau. Người thích tiết
kiệm khi đi mua đồ luôn nghĩ: "Làm thế nào mua được càng rẻ càng tốt,
tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó". Những thứ yêu thích lại không dám
mua: "Đợi khi nào nhiều tiền hãy mua, hiện tại tiền này dùng vào việc
khác trước".
Người giàu lại khác. Một khi họ thích thứ gì, họ luôn nghĩ: "Làm thế nào mình mới có thể mua được nó? Làm thế nào để kiếm được nhiều tiền?". Đó chính là sự khác biệt giữa người thích tiết kiệm và người thích tiêu tiền.
Với việc không ngừng suy nghĩ làm sao để có tiền thỏa mãn những tham vọng của bản thân, họ sẽ tìm ra càng nhiều phương pháp kiếm tiền. Khi đã nhiều tiền rồi, họ lại nghĩ làm thế nào kiếm được nhiều tiền hơn nữa? Và sau đó họ sẽ mua những thứ họ thích, sống cuộc sống xa hoa, tiện nghi mà nhiều người mơ ước. Người dám tiêu tiền, có tham vọng giàu sang thì họ sẽ có động lực để kiếm tiền.
Ngoài ra, xét về góc độ duy tâm, chúng ta thấy những gì mà trong tiềm thức luôn luôn khao khát một thời gian dài, thì năng lượng của bản thân sẽ thôi thúc ta bằng mọi cách phải đạt được, và đây là quy luật hấp dẫn của vũ trụ. Cuộc sống hiện tại là sự phản ánh tư duy trong quá khứ, và cuộc sống sau này lại chính là do suy nghĩ hiện tại mà ra.
Đối với người thích tiết kiệm, với họ càng tiết kiệm càng có nhiều tiền. Thực ra, đó là sản phẩm của nền kinh tế kế hoạch. Vào thời điểm đó, mọi người đều có một số tiền và của cải nhất định, chỉ có tiết kiệm mới có được nhiều hơn. Ngày nay, nguồn tài sản của người dân đa dạng, và khái niệm kiếm tiền đã bao hàm nhận thức về tiết kiệm tiền.
Có vô số thực tế đã chứng minh: Người càng keo kiệt, càng không dám tiêu tiền và càng nghèo. Lúc
cần dùng đến tiền phải rộng rãi chi ra. Chẳng hạn: Khi đầu tư làm ăn
lớn như mở cửa hàng mà trong đầu không có suy nghĩ phải bỏ tiền đầu tư
thì làm sao có thể kiếm được tiền? Muốn tìm được nhiều đối tác mà không
chịu chi tiền mời họ đi ăn uống, giao lưu thì ai muốn hợp tác với mình?.
Để từ bỏ một thói quen quả thực rất khó. Đặc biệt là thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức. Nếu bạn khao khát muốn thay đổi chất lượng cuộc sống, vậy còn đợi gì nữa, hãy mạnh dạn thay đổi cách nghĩ và thói quen tiêu tiền của bạn. Hãy nghĩ làm cách nào có thể kiếm được nhiều tiền để thỏa mãn những tham vọng đó.
Tuy nhiên, các bạn đừng nhầm lẫn việc tiêu tiền với hoang phí tiền. Tiền kiếm ra để tiêu và tiêu tiền thế nào cũng là một nghệ thuật. Những người giàu quan niệm: Miễn là không hoang phí tiền, còn tiêu vào đâu đều là hợp lý. Ví dụ: Mua một đôi giày đắt tiền chính là một sự đầu tư thông minh, bởi ngoài giá trị lâu bền, đôi giày đắt tiền còn có khả năng tăng sự tự tin và địa vị xã hội. Vì vậy, đây không phải là tiêu tiền hoang phí mà là sự đầu tư có mục đích.
Nếu không có khả năng tiêu tiền một cách khôn ngoan thì cách tốt nhất bạn có thể làm là tiết kiệm tiền. Và nếu biết sử dụng tiền một cách hợp lý, "biết" tiêu tiền thì hãy phát huy nó, chẳng mấy chốc bạn sẽ trở thảnh một tỷ phú.
Tại sao lại như thế? Từ xưa đến nay chúng ta đều được giáo dục rằng: "Phải biết tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Không cần biết kiếm được bao nhiêu tiền, chỉ cần tiết kiệm là sẽ có tiền". Lẽ nào lí luận này là sai?
Chúng ta lại hay nhìn thấy một số người thường đến những nhà hàng sang trọng, uống rượu ngoại, dùng hàng hiệu, mỗi lần tiêu hết hàng chục, hàng trăm triệu. Xa xỉ chưa? Tất nhiên, vẫn có người nói: "Thế mà gọi là xa xỉ hả? Anh chưa nhìn thấy những người còn sang trọng hơn à?".
Đúng thế, phải thừa nhận là còn có những người giàu có, sang trọng hơn rất nhiều. Điều tôi nói trên chỉ là một ví dụ. Theo lí mà nói, người tiêu tiền như vậy thì càng tiêu càng ít đi mới đúng. Nhưng thực tế, họ càng tiêu tiền lại càng nhiều tiền. Vậy rốt cục tiết kiệm tiền mới giàu hay tiêu tiền mới giàu?
Hơn 80% số người trong xã hội này đang không ngừng tiết kiệm tiền. Những gì có thể tiết kiệm họ sẽ tiết kiệm, những gì cần tiêu ít tiền họ cố gắng tiêu ít; tiền có thể gửi ngân hàng, họ sẽ mang đi gửi; và tiền gửi ngân hàng chiếm hơn 80% số tài sản của họ. Còn đối với người giàu có thì sao?
Tiền gửi ngân hàng chỉ chiếm chưa đến 1% tổng tài sản của họ. Số tiền còn lại, họ tuyệt đối không gửi trong ngân hàng, mà ngược lại luôn tìm cách vay tiền ngân hàng để quay vòng vốn. Ngân hàng là nơi thu thập tiền của những người không dùng đến tiền để cho người cần tiền vay, và 80% số tiền của những người tiết kiệm kia đã bị những người giàu có tiêu mất. Mà những người này càng tiêu lại càng nhiều tiền.
Người giàu lại khác. Một khi họ thích thứ gì, họ luôn nghĩ: "Làm thế nào mình mới có thể mua được nó? Làm thế nào để kiếm được nhiều tiền?". Đó chính là sự khác biệt giữa người thích tiết kiệm và người thích tiêu tiền.
Với việc không ngừng suy nghĩ làm sao để có tiền thỏa mãn những tham vọng của bản thân, họ sẽ tìm ra càng nhiều phương pháp kiếm tiền. Khi đã nhiều tiền rồi, họ lại nghĩ làm thế nào kiếm được nhiều tiền hơn nữa? Và sau đó họ sẽ mua những thứ họ thích, sống cuộc sống xa hoa, tiện nghi mà nhiều người mơ ước. Người dám tiêu tiền, có tham vọng giàu sang thì họ sẽ có động lực để kiếm tiền.
Ngoài ra, xét về góc độ duy tâm, chúng ta thấy những gì mà trong tiềm thức luôn luôn khao khát một thời gian dài, thì năng lượng của bản thân sẽ thôi thúc ta bằng mọi cách phải đạt được, và đây là quy luật hấp dẫn của vũ trụ. Cuộc sống hiện tại là sự phản ánh tư duy trong quá khứ, và cuộc sống sau này lại chính là do suy nghĩ hiện tại mà ra.
Đối với người thích tiết kiệm, với họ càng tiết kiệm càng có nhiều tiền. Thực ra, đó là sản phẩm của nền kinh tế kế hoạch. Vào thời điểm đó, mọi người đều có một số tiền và của cải nhất định, chỉ có tiết kiệm mới có được nhiều hơn. Ngày nay, nguồn tài sản của người dân đa dạng, và khái niệm kiếm tiền đã bao hàm nhận thức về tiết kiệm tiền.
Để từ bỏ một thói quen quả thực rất khó. Đặc biệt là thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức. Nếu bạn khao khát muốn thay đổi chất lượng cuộc sống, vậy còn đợi gì nữa, hãy mạnh dạn thay đổi cách nghĩ và thói quen tiêu tiền của bạn. Hãy nghĩ làm cách nào có thể kiếm được nhiều tiền để thỏa mãn những tham vọng đó.
Tuy nhiên, các bạn đừng nhầm lẫn việc tiêu tiền với hoang phí tiền. Tiền kiếm ra để tiêu và tiêu tiền thế nào cũng là một nghệ thuật. Những người giàu quan niệm: Miễn là không hoang phí tiền, còn tiêu vào đâu đều là hợp lý. Ví dụ: Mua một đôi giày đắt tiền chính là một sự đầu tư thông minh, bởi ngoài giá trị lâu bền, đôi giày đắt tiền còn có khả năng tăng sự tự tin và địa vị xã hội. Vì vậy, đây không phải là tiêu tiền hoang phí mà là sự đầu tư có mục đích.
Nếu không có khả năng tiêu tiền một cách khôn ngoan thì cách tốt nhất bạn có thể làm là tiết kiệm tiền. Và nếu biết sử dụng tiền một cách hợp lý, "biết" tiêu tiền thì hãy phát huy nó, chẳng mấy chốc bạn sẽ trở thảnh một tỷ phú.
Trí thức trẻ