Còn chưa tốt nghiệp cấp 3, cô gái này có một tầm nhìn không tưởng và trở thành bà chủ của startup 3 tỷ USD
Hồi tháng 4, VIPKid đã gọi vốn thành công 500 triệu USD, giúp nó được định giá hơn 3 tỷ USD.
Người sáng lập VIPKid cũng được nhắc tới như một trong những người khởi nghiệp thành công bậc nhất chung quốc. Ở tuổi 35, Cindy Mi đang chèo lái VIPKid với tham vọng thu hẹp khoảng cách văn hóa giữa Trung Quốc, Mỹ và khắp thế giới đồng thời tận dụng nền giáo dục chất lượng cao để mang lại lợi ích cho giới trẻ Trung Quốc.
Tuy nhiên, Cindy Mi chưa từng tốt nghiệp cấp ba.
Năm 14 tuổi, Mi phải chuyển tới Cáp Nhĩ Tân, một thành phố ở Đông Bắc Trung Quốc. Việc chuyển nhà khiến cô mất nửa học kỳ và bị tụt hậu so với các bạn cùng lớp trong môn toán. Do lớp có 60 học sinh nên cô giáo của Mi rất khó để giúp cô bé theo kịp các bạn.
Cuối cùng, Mi đầu hàng. Thay vì học tập, cô lén đọc tạp chí viễn tưởng trong lớp. Một ngày nọ, cô giáo phát hiện việc làm của Mi trước khi xé cuốn sách, ném nó vào mặt em và bảo đi ra ngoài và đừng bao giờ tới lớp nữa.
"Tôi rời khỏi lớp học như một anh hùng nhưng chỉ hôm sau, tôi phải quay lại trường, cầu xin cô giáo cho tôi trở lại lớp. Tuy nhiên, tôi đã chẳng còn chút niềm tin nào về việc học", Mi nói.
Ít ai ngờ, câu chuyện từ 2 thập kỷ trước lại là niềm cảm hứng cho Mi trong việc xây dựng VIPKid vào năm 2013, một công ty khởi nghiệp giáo dục có nhiệm vụ kết nối giáo viên thông thạo tiếng anh với sinh viên trẻ Trung Quốc. Các bài học trực tuyến thường có thời lượng khoảng 25 phút theo hình thức nhập vai sẽ giúp giải quyết những vấn đề cố hữu trong việc học ngoại ngữ.
Giống Uber của ngành giáo dục, công ty này đã huy động được 500 triệu USD vào tháng tư vừa qua, giúp nó được định giá hơn 3 tỷ USD. Năm ngoái, doanh thu công ty là 760 triệu USD trong khi năm 2016 mới chỉ là 300 triệu USD. Hồi tháng 8, công ty cho biết họ có 500.000 sinh viên và hơn 60.000 giáo viên, gần gấp đôi so với năm ngoái và là bước nhảy vọt so với 3.305 sinh viên và 404 giáo viên năm 2015.
Thành tích đó không chỉ khiến VIPKid là một trong những cái tên đứng đầu trong lĩnh vực khởi nghiệp giáo dục mà còn là trong tất cả các lĩnh vực khởi nghiệp công nghệ ở Trung Quốc. Đánh đúng vào thị hiếu của người Trung Quốc về chất lượng giáo dục đã giúp VIPKid phát triển theo cấp số nhân và mang về cho công ty những khoản doanh thu đáng nể.
Giáo
dục, đặc biệt là tiếng Anh, từ lâu đã là trọng tâm phát triển ở Trung
Quốc. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm 2016 cho biết
Chính phủ Trung Quốc coi giáo dục là công cụ chính cho nỗ lực "phát
triển đất nước". Trong những năm gần đây, thị trường giáo dục ở Trung
Quốc cũng bùng nổ với sự gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu nước
này. UBS dự đoán, thị trường giáo dục ngoài quốc doanh ở Trung Quốc có
thể tăng lên 165 tỷ USD trong 5 năm.
Từ những năm 1990, Trung Quốc đã bắt đầu nhấn mạnh vào tầm quan trọng của tiếng Anh như một công cụ làm tăng khả năng cạnh tranh. Cùng với đó là sự bùng nổ trong lĩnh vực dạy kèm. Năm 2014, có 50.000 trung tâm tiếng Anh được mở tại Trung Quốc. Một trong số đó phải kể tới New Oriental Education & Technology Group, được thành lập năm 1993 bởi một giáo sư Đại học Bắc Kinh tên là Yu Minhong. Dự kiến, trong năm nay, công ty sẽ có doanh thu 2,2 tỷ USD.
Tuy nhiên, điểm mấu chốt của vấn đề là những giáo viên tiếng Anh giỏi. Ở tại các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải, theo học một lớp có giáo viên giỏi là cực kỳ tốn kém. 27.000 giáo viên tiếng Anh trình độ cao ở Trung Quốc không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cho 300 triệu người trẻ. Từ đó, xu hướng học trực tuyến nổi lên và VIPKid đã đón đầu cơ hội.
Trở lại câu chuyện của Mi. Tiếng Anh không có gì xa lạ với cô và cô còn là một phần trong làn sóng tiếng Anh đầu tiên tại Trung Quốc. Năm 2000, ở tuổi 17, Mi bỏ học cấp 3 để thành lập ABCEnglish cùng với chú. Cha mẹ Mi rất ủng hộ cô. "Bố mẹ bảo tôi rằng cứ làm theo điều mình chọn nhưng đừng ân hận. Tôi đã học được cách đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm cho quyết định của mình từ rất sớm", Mi nói.
Có lẽ, đó cũng là quãng thời gian khó khăn nhất với Mi.
ABCEnglish chỉ là kẻ tí hon cạnh tranh với những gã khổng lồ. Mi phải làm mọi thứ để trường có thể hoạt động, từ bán hàng, mua giáo trình, phỏng vấn giáo viên tiềm năng, chia lớp, chuẩn bị bài tập về nhà cho học sinh…. Những công việc khiến Mi bận rộn từ sáng sớm tới 10h đêm. Khi về, cô tiếp tục phải học tới 2 giờ sáng để có thể tốt nghiệp bằng cử nhân Văn học Anh của Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh hệ tự học, vốn khó hơn rất nhiều so với phương thức truyền thống.
Cuối cùng, thành công cũng tới với Mi. Công ty do cô và người chú thành lập đã có doanh thu 30 triệu USD hàng năm. Tuy nhiên, giống nhiều doanh nhân thành đạt khác, Mi không hài lòng với những gì mình có. Cô muốn kiếm nhiều hơn và đối mặt với những thử thách khó khăn hơn. VIPKid cũng vì thế mà ra đời.
Mục tiêu ngắn hạn của VIPKid là tạo ra một nền giáo dục dân chủ, chất lượng cao nhưng xa hơn, Mi nghĩ rằng công ty có thể tạo ra sự kết nối đặc biệt với những công dân toàn cầu, tăng cường sự giao lưu và tìm hiểu văn hóa giữa người trẻ ở các quốc gia trên khắp thế giới. Những bài hát tiếng Anh mà Mi nghe lúc nhỏ đã dẫn cô vào con đường của một tỷ phú USD ngày hôm nay và cô muốn điều tương tự tới với những người khác.
Người sáng lập VIPKid cũng được nhắc tới như một trong những người khởi nghiệp thành công bậc nhất chung quốc. Ở tuổi 35, Cindy Mi đang chèo lái VIPKid với tham vọng thu hẹp khoảng cách văn hóa giữa Trung Quốc, Mỹ và khắp thế giới đồng thời tận dụng nền giáo dục chất lượng cao để mang lại lợi ích cho giới trẻ Trung Quốc.
Tuy nhiên, Cindy Mi chưa từng tốt nghiệp cấp ba.
Năm 14 tuổi, Mi phải chuyển tới Cáp Nhĩ Tân, một thành phố ở Đông Bắc Trung Quốc. Việc chuyển nhà khiến cô mất nửa học kỳ và bị tụt hậu so với các bạn cùng lớp trong môn toán. Do lớp có 60 học sinh nên cô giáo của Mi rất khó để giúp cô bé theo kịp các bạn.
Cuối cùng, Mi đầu hàng. Thay vì học tập, cô lén đọc tạp chí viễn tưởng trong lớp. Một ngày nọ, cô giáo phát hiện việc làm của Mi trước khi xé cuốn sách, ném nó vào mặt em và bảo đi ra ngoài và đừng bao giờ tới lớp nữa.
"Tôi rời khỏi lớp học như một anh hùng nhưng chỉ hôm sau, tôi phải quay lại trường, cầu xin cô giáo cho tôi trở lại lớp. Tuy nhiên, tôi đã chẳng còn chút niềm tin nào về việc học", Mi nói.
Ít ai ngờ, câu chuyện từ 2 thập kỷ trước lại là niềm cảm hứng cho Mi trong việc xây dựng VIPKid vào năm 2013, một công ty khởi nghiệp giáo dục có nhiệm vụ kết nối giáo viên thông thạo tiếng anh với sinh viên trẻ Trung Quốc. Các bài học trực tuyến thường có thời lượng khoảng 25 phút theo hình thức nhập vai sẽ giúp giải quyết những vấn đề cố hữu trong việc học ngoại ngữ.
Giống Uber của ngành giáo dục, công ty này đã huy động được 500 triệu USD vào tháng tư vừa qua, giúp nó được định giá hơn 3 tỷ USD. Năm ngoái, doanh thu công ty là 760 triệu USD trong khi năm 2016 mới chỉ là 300 triệu USD. Hồi tháng 8, công ty cho biết họ có 500.000 sinh viên và hơn 60.000 giáo viên, gần gấp đôi so với năm ngoái và là bước nhảy vọt so với 3.305 sinh viên và 404 giáo viên năm 2015.
Thành tích đó không chỉ khiến VIPKid là một trong những cái tên đứng đầu trong lĩnh vực khởi nghiệp giáo dục mà còn là trong tất cả các lĩnh vực khởi nghiệp công nghệ ở Trung Quốc. Đánh đúng vào thị hiếu của người Trung Quốc về chất lượng giáo dục đã giúp VIPKid phát triển theo cấp số nhân và mang về cho công ty những khoản doanh thu đáng nể.
Mi (áo đen) nói chuyện với các giao viên nước ngoài.
Từ những năm 1990, Trung Quốc đã bắt đầu nhấn mạnh vào tầm quan trọng của tiếng Anh như một công cụ làm tăng khả năng cạnh tranh. Cùng với đó là sự bùng nổ trong lĩnh vực dạy kèm. Năm 2014, có 50.000 trung tâm tiếng Anh được mở tại Trung Quốc. Một trong số đó phải kể tới New Oriental Education & Technology Group, được thành lập năm 1993 bởi một giáo sư Đại học Bắc Kinh tên là Yu Minhong. Dự kiến, trong năm nay, công ty sẽ có doanh thu 2,2 tỷ USD.
Tuy nhiên, điểm mấu chốt của vấn đề là những giáo viên tiếng Anh giỏi. Ở tại các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải, theo học một lớp có giáo viên giỏi là cực kỳ tốn kém. 27.000 giáo viên tiếng Anh trình độ cao ở Trung Quốc không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cho 300 triệu người trẻ. Từ đó, xu hướng học trực tuyến nổi lên và VIPKid đã đón đầu cơ hội.
Trở lại câu chuyện của Mi. Tiếng Anh không có gì xa lạ với cô và cô còn là một phần trong làn sóng tiếng Anh đầu tiên tại Trung Quốc. Năm 2000, ở tuổi 17, Mi bỏ học cấp 3 để thành lập ABCEnglish cùng với chú. Cha mẹ Mi rất ủng hộ cô. "Bố mẹ bảo tôi rằng cứ làm theo điều mình chọn nhưng đừng ân hận. Tôi đã học được cách đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm cho quyết định của mình từ rất sớm", Mi nói.
Có lẽ, đó cũng là quãng thời gian khó khăn nhất với Mi.
ABCEnglish chỉ là kẻ tí hon cạnh tranh với những gã khổng lồ. Mi phải làm mọi thứ để trường có thể hoạt động, từ bán hàng, mua giáo trình, phỏng vấn giáo viên tiềm năng, chia lớp, chuẩn bị bài tập về nhà cho học sinh…. Những công việc khiến Mi bận rộn từ sáng sớm tới 10h đêm. Khi về, cô tiếp tục phải học tới 2 giờ sáng để có thể tốt nghiệp bằng cử nhân Văn học Anh của Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh hệ tự học, vốn khó hơn rất nhiều so với phương thức truyền thống.
Cuối cùng, thành công cũng tới với Mi. Công ty do cô và người chú thành lập đã có doanh thu 30 triệu USD hàng năm. Tuy nhiên, giống nhiều doanh nhân thành đạt khác, Mi không hài lòng với những gì mình có. Cô muốn kiếm nhiều hơn và đối mặt với những thử thách khó khăn hơn. VIPKid cũng vì thế mà ra đời.
Mục tiêu ngắn hạn của VIPKid là tạo ra một nền giáo dục dân chủ, chất lượng cao nhưng xa hơn, Mi nghĩ rằng công ty có thể tạo ra sự kết nối đặc biệt với những công dân toàn cầu, tăng cường sự giao lưu và tìm hiểu văn hóa giữa người trẻ ở các quốc gia trên khắp thế giới. Những bài hát tiếng Anh mà Mi nghe lúc nhỏ đã dẫn cô vào con đường của một tỷ phú USD ngày hôm nay và cô muốn điều tương tự tới với những người khác.
Theo Trí thức trẻ/Business Insider