Chiêm nghiệm đắt giá của tỷ phú Richard Branson: Cơ hội thành công ít hay nhiều, tất cả đều phụ thuộc vào suy nghĩ của bản thân bạn!
Dưới đây là chia sẻ của tỷ phú Richard Branson về con đường đi tới thành công:
"Lại một cuộc thi VOOM - sân chơi cho các doanh nghiệp được Virgin Media Business tổ chức hằng năm - tuyệt vời nữa diễn ra. Cuộc thi này đã dấy lên trong tôi suy nghĩ về căn nguyên sâu xa, nguồn trợ lực giúp Bill Gates, Warren Buffett hay nhiều doanh nhân khác gây dựng nên những công ty, tập đoàn đồ sộ và nổi tiếng như vậy.
Điều mà tôi nghiệm ra sẽ có thể khiến bạn phải bất ngờ: phần lớn trong số họ từng trải qua cảm giác nản lòng, thoái chí vì một điều gì đó nhưng rồi họ đã biến điều đó thành nguồn cảm hứng để vượt qua thách thức.
Một
số giám khảo của cuộc thi VOOM chính là những ví dụ chân thực chứng
minh cho điều này. Người đầu tiên là nhà đồng sáng lập của Innocent,
Richard Reed. Anh chia sẻ rằng công việc đầu tiên của anh là làm việc
tại một nhà máy chuyên sản xuất bánh quy cho chó ở Huddersfield (Anh).
Với công việc này, ông kiếm được 2 pound/ giờ.
Ngày đầu tiên bắt đầu công việc, anh nhận ra công việc của mình chỉ là vận dụng tay và đầu gối để nhặt những chiếc bánh quy rơi từ băng chuyền xuống sàn. Lúc đó, anh từng nghĩ chắc chắn phải có một cách kiếm sống khác tốt hơn cách này nhưng lại cứ thế để nó trôi qua.
Là một người trẻ tuổi, gan dạ, anh thấy được hiệu suất làm việc của mình sẽ cao hơn nếu sử dụng công cụ hỗ trợ. Vì thế, anh hỏi mượn quản đốc nhà máy một chiếc bàn chải. Người quản đốc đáp lại: "Con trai à, con chính là chiếc bàn chải đó!". Đây chính là khoảnh khắc khiến Richard nhận ra anh phải trở thành ông chủ của chính mình và phải trở thành một doanh nhân.
Người
thứ hai là giám khảo Sophie Morgan. Cô đã chia sẻ về cách cô biến
khoảnh khắc tồi tệ nhất trong cuộc đời mình - gặp tai nạn xe hơi - thành
động lực để tiến lên phía trước, tiến về tương lai. Ngồi trên xe lăn,
cô phải đối mặt với vô vàn vấn đề nhưng thay vì chán nản, tuyệt vọng, cô
tạo lập nên các doanh nghiệp để vượt qua những thử thách.
Từ đây ta có thể dễ dàng thấy được tất cả đều thuộc về tư duy và suy nghĩ. Richard Reed, Sophie Morgan hay nhiều doanh nhân khác, họ luôn suy nghĩ tích cực, luôn biết tìm tòi, mở ra cơ hội tiềm ẩn trong những khó khăn. Và một điều quan trọng là thay vì gục ngã trước những trở ngại, họ lại biết biến chúng thành động lực, không ngừng phấn đấu.
Cuối cùng, đạo diễn chương trình Going to The Extra Mile của Virgin Media, Mo Farah, đã đưa ra một số lời khuyên về lĩnh vực thể thao nhưng cũng là bài học quan trọng đối với các doanh nhân: Trong cả hai lĩnh vực, bạn đều phải trung thực với chính bản thân mình và phải tàn nhẫn để có thể chạm tới thành công.
Sẽ có những lúc bạn thất bại, bạn mắc lỗi nhưng nếu bạn không nản lòng, trái lại còn biết biến những sai lầm đó thành động lực thúc đẩy bản thân tiến về phía trước, thành tích, hiệu suất công việc của bạn chắc chắn sẽ được cải thiện rõ rệt.
Đối với bất cứ điều gì bạn đang thực hiên trong cuộc sống của mình - chạy đua, khởi nghiệp hay bất cứ việc gì khác - hãy coi thất bại, sai lầm là động lực, là nguồn cảm hứng, cơ hội thành công của bạn sẽ nhiều hơn. Không chỉ vậy, bạn cũng sẽ có được nhiều niềm vui hơn trên con đường đi tới thành công.
"Lại một cuộc thi VOOM - sân chơi cho các doanh nghiệp được Virgin Media Business tổ chức hằng năm - tuyệt vời nữa diễn ra. Cuộc thi này đã dấy lên trong tôi suy nghĩ về căn nguyên sâu xa, nguồn trợ lực giúp Bill Gates, Warren Buffett hay nhiều doanh nhân khác gây dựng nên những công ty, tập đoàn đồ sộ và nổi tiếng như vậy.
Điều mà tôi nghiệm ra sẽ có thể khiến bạn phải bất ngờ: phần lớn trong số họ từng trải qua cảm giác nản lòng, thoái chí vì một điều gì đó nhưng rồi họ đã biến điều đó thành nguồn cảm hứng để vượt qua thách thức.
Tỷ phú Branson.
Ngày đầu tiên bắt đầu công việc, anh nhận ra công việc của mình chỉ là vận dụng tay và đầu gối để nhặt những chiếc bánh quy rơi từ băng chuyền xuống sàn. Lúc đó, anh từng nghĩ chắc chắn phải có một cách kiếm sống khác tốt hơn cách này nhưng lại cứ thế để nó trôi qua.
Là một người trẻ tuổi, gan dạ, anh thấy được hiệu suất làm việc của mình sẽ cao hơn nếu sử dụng công cụ hỗ trợ. Vì thế, anh hỏi mượn quản đốc nhà máy một chiếc bàn chải. Người quản đốc đáp lại: "Con trai à, con chính là chiếc bàn chải đó!". Đây chính là khoảnh khắc khiến Richard nhận ra anh phải trở thành ông chủ của chính mình và phải trở thành một doanh nhân.
Cuộc thi VOOM - sân chơi cho các doanh nghiệp - được Virgin Media Business tổ chức hằng năm (Ảnh: Virgin Media Business)
Từ đây ta có thể dễ dàng thấy được tất cả đều thuộc về tư duy và suy nghĩ. Richard Reed, Sophie Morgan hay nhiều doanh nhân khác, họ luôn suy nghĩ tích cực, luôn biết tìm tòi, mở ra cơ hội tiềm ẩn trong những khó khăn. Và một điều quan trọng là thay vì gục ngã trước những trở ngại, họ lại biết biến chúng thành động lực, không ngừng phấn đấu.
Cuối cùng, đạo diễn chương trình Going to The Extra Mile của Virgin Media, Mo Farah, đã đưa ra một số lời khuyên về lĩnh vực thể thao nhưng cũng là bài học quan trọng đối với các doanh nhân: Trong cả hai lĩnh vực, bạn đều phải trung thực với chính bản thân mình và phải tàn nhẫn để có thể chạm tới thành công.
Sẽ có những lúc bạn thất bại, bạn mắc lỗi nhưng nếu bạn không nản lòng, trái lại còn biết biến những sai lầm đó thành động lực thúc đẩy bản thân tiến về phía trước, thành tích, hiệu suất công việc của bạn chắc chắn sẽ được cải thiện rõ rệt.
Đối với bất cứ điều gì bạn đang thực hiên trong cuộc sống của mình - chạy đua, khởi nghiệp hay bất cứ việc gì khác - hãy coi thất bại, sai lầm là động lực, là nguồn cảm hứng, cơ hội thành công của bạn sẽ nhiều hơn. Không chỉ vậy, bạn cũng sẽ có được nhiều niềm vui hơn trên con đường đi tới thành công.
Theo Nhịp sống kinh tế/Business Insider