Breaking News

ĐỪNG MUA BẢO HIỂM NHÂN THỌ CHO ĐẾN KHI BẠN ĐỌC ĐƯỢC NHỮNG DÒNG NÀY

Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta vất vả làm việc để tiết kiệm, tạo dựng tài sản nhưng lại không tìm cách bảo vệ cho những gì đang có. Vì thế, rất có thể chúng ta sẽ mất nhiều hơn được. Bạn có biết rằng ở các nước phát triển trên thế giới như: Hoa kỳ, Nhật Bản..

Tỷ lệ người mua bảo hiểm nhân thọ đạt tới 90% dân số cả nước! Tai sao lại mua bảo hiểm nhân thọ nhiều như vây? Dưới đây là các lý do để bạn tìm câu trả lời

1. BẢO HIỂM NHÂN THỌ KHÔNG MẤT TIỀN MUA

Chắc bạn sẽ rất ngạc nhiên vì điều này! Có thể bạn đang cho rằng tôi lừa gạt bạn, dụ dỗ để mời chào bảo hiểm. Tại sao không mất tiền mua mà lại phải đóng phí bảo hiểm?. Cuộc sống không có gì miễn phí mà tốt cả, ngoại trừ bảo hiểm nhân thọ. Bởi khi đã đều đặn tích lũy đủ số tiền cần thiết, bạn sẽ nhận lại giá trị đáo hạn. Tức là toàn bộ số tiền bạn đã đóng góp trả về cho bạn, bạn còn có thể nhận thêm bảo tức và lãi chia tích lũy. Giá trị đáo hạn sẽ lớn hơn số tiền bạn đã đóng góp. Rõ ràng bạn không mất tiền mà nhận lãi chia và được bảo hiểm miễn phí. Bảo hiểm nhân thọ không phải mua mà phải nói tham gia thì đúng hơn!

2. BẢO HIỂM NHÂN THỌ KHÔNG LO TRƯỢT GIÁ

Nhiều người không muốn tham gia bảo hiểm nhân thọ vì họ cho rằng một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mệnh giá hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đến khi đáo hạn nhận về nếu quy ra vàng, ra gạo, ra thịt…tóm lại là “quy ra thóc” thì chẳng còn đáng là bao vì đồng tiền bị mất giá so với thời điểm tham gia. Họ cho rằng, cũng số tiền đó, nếu mua vàng, mua đôla hoặc chỉ cần gửi ngân hàng thì lãi nhiều hơn. Chắc bạn đang gật gù đồng tình với họ chứ?

Thử Ví dụ nhé! bạn tham gia hợp đồng bảo hiểm 20 năm, mỗi năm đóng 12 triệu/năm thì tổng số tiền phải góp của 20 năm là 240 triệu. Tôi hỏi , bạn có bỏ ngày 240 triệu đóng cho công ty bảo hiểm khi ký hợp đồng không? À không! Mà là mỗi năm chỉ đóng 12 triệu và đóng đều đặn trong 20 năm. Vây nếu có trượt giá thì cũng chỉ trong số tiền đã đóng vào thôi, chứ phần chưa đóng đâu có ảnh hưởng gì. Bên cạnh đó, công ty bảo hiểm chia lãi cho bạn hàng năm sẽ bù đắp một phần của lạm phát, mất giá

Trong thực tế, duy nhất chỉ có bảo hiểm nhân thọ là không trượt giá. Mọi hàng hóa đều có xu hướng tăng giá vài ba lần trong năm nhưng số tiền bạn đóng bảo hiểm từ năm đầu đến năm cuối là cố định không thay đổi, đâu có bị tăng số tiền đóng ở các năm sau. Hơn nữa, bạn đừng chỉ lo trượt giá, mất giá vì đó là chuyện vẫn xảy ra. Cuộc sống có những cái trượt, cái mất còn đáng lo ngại hơn như:trượt dốc về sức khỏe, mất thu nhập gia đình…Khi đó bảo hiểm nhân thọ sẽ đem đến cho bạn một số tiền rất lớn, kể cả bạn mới tham gia được một thời gian ngắn và số tiền đóng góp rất ít so với những gì mà bạn hoặc gia đình mình nhận được

3. MUA BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÌ KHÔNG CÓ NHIỀU TIỀN

Không ít người cho là phải có nhiều tiền thì mới tham gia được bảo hiểm nhân thọ. Khá đông khách hàng đưa ra lý do này để từ chối kế hoạch bảo hiểm mà các tư vấn viên đề xuất. Hơn nữa, họ còn lo xa rằng năm nay đóng được, vài năm nữa nhỡ không có tiền thì sau?

Một trong những lý do hết sức quan trọng để bảo hiểm ra đời là vì muốn giúp cho chúng ta có nhiều tiền hơn hiện tại thông qua tính năng tiết kiệm đều đặn, có kỷ luật từ một phần rất nhỏ thu nhập mỗi tháng. Thử tưởng tượng xem, nếu như ngày nào đó con bạn xin tiền đóng học, cha me cần tiền để phụng dưỡng, bác sỹ bảo chúng ta chi tiền để được chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh tật…thì chúng ta cũng trả lời rằng “không có tiền” sao?

Vì thế, nếu bạn là người ít tiền thì càng cần dành ra từ 10-15% thu nhập mỗi tháng để có kế hoạch tích lũy, bảo vệ cho số tiền ít ỏi mà bạn đang có. Chỉ cần cân đối lại chi tiêu, tránh lãng phí là bạn hoàn toàn có thể “góp gió thành bão”. Hơn nữa, khi tham gia bảo hiểm nhân thọ rồi, bạn sẽ có thêm động lực để tìm cách gia tăng thu nhập, tập trung tiết kiệm

4. THAM GIA BẢO HIỂM NHÂN THỌ HAY GỬI TIẾT KIỆM NGÂN HÀNG

Ai cũng thích là mình có tiền gửi ngân hàng vừa không lo bị mất, vừa được hưởng lãi suất. Đúng vậy, ngân hàng ra đời là niềm vui lớn cho những ai có tiền mà chưa dùng đến. Tuy nhiên, để tiền tại ngân hàng liệu có thực sự an toàn không? Có nên gửi tất cả tiền của mình vào ngân hàng không? Tôi và bạn sẽ xem xét điều này.

Bạn cứ yên tâm rằng, nếu tiền của bạn gửi vào ngân hàng thì sẽ không bị ai lấy mất cả. Ngân hàng phải lo việc này. Nhưng có một tên trộm mà ngân hàng không bao giờ bắt được hắn, mặc dù hắn lấy tiền của bạn ngay giữa ban ngày ban mặt. Tên trộm này, chính là bạn! Tại sao ư? Tiền gửi ở ngân hàng bạn thích rút ra lúc nào là quyền của bạn. Vì thế, bạn sẽ bị những cám dỗ về mặt chi tiêu không có kế hoạch sẽ tác động bạn. Bạn có ý định gửi tiền vào ngân hàng 5 năm, 10 năm để sửa chữa nhà cửa, cho con đi học, hưu trí an nhàn hơn hay các mục đích dài hơn khác. Nhưng cũng có thể bạn sẽ lấy ra để mua xe máy mới trong khi xe máy của bạn vẫn còn dùng tốt hoặc bạn mua ôtô mà nhu cầu của mình và gia đình không thực sự cần dùng đến…Xin nhắc lại với bạn rằng, đây là rủi ro do cám dỗ tiêu dùng

Không chỉ có vậy! Bạn có chắc rằng mình sẽ đủ sức khỏe để hàng ngày tạo ra thu nhập rồi gửi tiết kiệm không? Rất có thể bạn mới chỉ đi được một đoạn đường ngắn thì phải dừng lại do những vấn đề về sức khỏe. Hơn nữa, toàn bộ dành dụm của bạn đang có trong ngân hàng có khả năng sẽ phải chi dùng để chăm sóc sức khỏe cho bạn hoặc người thân. Như thế, bạn chỉ có thể có được những gì bạn đã tích lũy hoặc trắng tay. Ngân hàng có những chức năng riêng của nó và cũng rất tốt, nhưng không thể đem đến cho bạn số tiền mà bạn chưa có

Tôi không có ý kiến khuyên bạn không nên gửi tiết kiệm vào ngân hàng. Bạn cứ làm những gì mình đã làm vì ngân hàng cũng rất tốt. nhưng nếu bạn cần cân đối lại thì tốt hơn. Bạn cần xem xét với mục đích chi tiêu gì thì gửi ngân hàng và mục đích tài chính nào thì tham gia bảo hiểm nhân thọ. Theo tôi, nếu bạn muốn có tiền để hưởng hưu trí an nhàn, cho con học đại hoc, dự phòng chăm sóc sức khỏe và thay thế mất thu nhập… thì chỉ có bảo hiểm nhân thọ mới giúp bạn đạt được ước nguyện

5. CÁCH TIẾT KIỆM MỚI

Ở đây, tôi không nói thêm về việc bạn nên gửi tiền của mình vào đâu. Điều mà tôi muốn là cùng bạn xem có phải đây là công thức tiết kiệm mà bạn đang áp dụng không ?

THU NHẬP- CHI PHÍ = TIẾT KIỆM?

Bạn trả lời là “đúng”. Tôi cũng không nói là sai mà chỉ lỗi thời, kém hiệu quả. Tại sao vậy? Bởi nếu chúng ta làm theo cách này thì hoàn toàn bị động và không biết là mình sẽ còn bao nhiêu mà tiết kiệm. Thậm chí, sẽ chẳng còn đồng nào cả vì cứ thoải mái mà chi tiêu trước khi tiết kiệm thì rất có thể chi phí sẽ bằng luôn thu nhập, có khi còn vượt quá thu nhập

Vậy công thức nào hiệu quả hơn? Rất đơn giản, chỉ cần đảo lại vị trí của CHI PHÍ & TIẾT KIỆM cho nhau là xong. Chúng ta sẽ có công thức mới :

THU NHẬP – TIẾT KIỆM= CHI PHÍ!

Đây là một công thức cho bạn chủ động hoàn toàn với số tiền mà mình sẽ tiêt kiệm vì bạn tiết kiệm trước rồi mới chi tiêu sau. Và chỉ cần giữ lại từ 10%-20% thu nhập của mình hàng tháng mà thôi. Một thời gian sau khoảng 10 năm, 15 năm…càng lâu càng tốt. tôi tin là bạn sẽ có một số tiền khá lớn so với thu nhập của bạn.

Một số người cho rằng, nếu tiết kiệm trước rồi mới chi tiêu thì sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Chắc bạn cũng có suy nghĩ như vậy. Hãy yên tâm bởi khi bạn áp dụng công thức mới này thì ý thức tiết kiệm của bạn sẽ cao hơn vì bạn biết rằng mình phải làm gì và chỉ được chi tiêu bao nhiêu thôi. Hơn nữa hầu hết chúng ta đang rất lãng phí trong sinh hoạt thường ngày. Rất nhiều bữa ăn thừa mứa thức ăn và phải cất vào tủ lạnh. Nhưng những gì cho vào tủ lạnh thì một phần không nhỏ lại bỏ vào thùng rác. Hãy thử mở tủ quần áo, giầy dép của bạn ra mà xem bao nhiêu chiếc quân, áo, giầy dép bạn chỉ dùng vài lần rồi bỏ đó? Thậm chí có cả những cái chưa dùng lần nào. Đồ chơi trẻ em cũng vậy, bày khắp nhà. Và, đã khi nào bạn mua sắm rất nhiều thứ trong lúc đi du lịch mà về nhà không dùng đến bao giờ chưa?… !!! Cứ cho là không phải lỗi tại bạn đi, Chỉ tại chi tiêu trước và tiết kiệm sau mà thôi. Vậy thì hãy thôi đổi công thức tiết kiệm ngay bây giờ.

6. ĐẢM BẢO CUỘC SỐNG HƯU TRÍ AN NHÀN

Bạn có tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu? Nếu không có thì về già bạn lấy gì để sống khi tuổi cao sức yếu không thể làm việc tạo ra thu nhập được nữa? Nhưng bạn cũng cần xem xét, liệu lương hưu có thể đảm bảo cho bạn một cuộc sống an nhàn khi về già hay không?

Vào những năm 1990, cảnh tượng mà nhiều người đều có thể dễ dàng bắt gặp tại các thành phố lớn là những bác xích lô già của chúng ta đang còng lưng đạp xe hàng ngày. Trong khi đó, ngồi ung dung, vừa ngắm cảnh, vừa chụp ảnh là những người nước ngoài cùng độ tuổi. Tại sao lại nghịch cảnh như vậy? Người nước ngoài ở những nước phát triển họ đã có những kế hoạch gia tăng cho quỹ hưu trí từ khi còn trẻ vì họ biết rằng khi nghỉ hưu, đâu ai được hưởng nguyên lương khi còn đang làm việc. Trong khi đó, những chi phí bất ngờ lại dễ đến hơn vì tuổi cao sức yếu. Còn con cái thì “ Một mẹ có thể nuôi được mười con chứ chắc gì mười con đã lo nỗi cho một mẹ “

7. BẢO HIỂM CHO CÔNG VIỆC KINH DOANH VÀ ĐẦU TƯ

Có người đã từng ví rằng mỗi người chúng ta là một con ngỗng đẻ trứng vàng. Vây ta nên quan tâm bảo vệ cho ngỗng hay cho trứng vàng? Còn người là còn của, ngỗng mà khỏe thì trứng sẽ tiếp tục có

Trong thực tế có khá nhiều lời từ chối tư vấn viên bảo hiểm rằng họ để tiền đầu tư vào ngân hàng, vàng bạc, nhà đất, cổ phiểu, ngoại tệ…chứ không muốn tham gia bảo hiểm nhân thọ. Còn bạn, điều gì bạn quan tâm hơn? Tài sản đầu tư hay nhà đầu tư? Có thể bạn bảo là chọn cả hai luôn. Nhưng chỉ chọn một vì chúng ta đang làm phép so sánh. Bạn thử nghỉ xem, ai là người đưa tiền cho bạn để đầu tư? Chắc chắn là bạn rồi! Vì thế, nếu không dự phòng trước những tình huống bất trắc như : nằm viện, thương tật…thì tài sản đầu tư của bạn sẽ bị giảm, bị mất do bạn phải bán đi để chi phí chăm sóc sức khỏe cho mình hay người thân. Trong tinh huống xấu nhất, thu nhập của bạn không còn nữa thì sẽ đầu tư lại từ đâu?

8. CÓ MỘT TÌNH YÊU TRỌN VẸN

Giây phúc thiêng liêng nhất đời bạn và người ấy trao cho nhau kỷ vật gì? Nhẫn cưới. Đó là biểu tượng thiêng liêng với ý nghĩa một tình yêu trọn vẹn. Cùng với nhẫn cưới, các bạn cũng trao cho nhau bao lời hẹn ước, thề nguyền rằng sẽ luôn ở bên nhau dù sướng-khổ, vui-buồn, giàu-nghèo…

Thề là vậy, hứa là thế. Nhưng bạn có chắc chắn sẽ mãi mãi ở bên người ấy không? Bạn có đảm bảo rằng, cho dù có bất cứ chuyện gì xảy ra đối với bạn thì bạn vẫn luôn đủ khả năng chăm lo cho người ấy không? Nhẫn cưới và những lời hứa hẹn có thay thế được bạn không ?

Có người nói vui rằng: ” Mua bảo hiểm, mình có làm sao, để cô ấy đem tiền cho trai à? ”. Bạn có nghĩ vậy không? Bạn thử nghĩ xem, trong tình huống như vậy mà không có tiền để lại thì người vợ có thể sống một mình được lâu không? Nếu cô ấy đơn thân và còn trẻ, chắn chắn trong thời gian ngắn cô ấy phải đi tìm bờ vai tin cậy khác. Còn nếu cô ấy phải một minh nuôi con thì cô ấy sẽ rất cần người hỗ trợ mình. Khi ai đó chẳng may đi xa mãi mãi mà có nhiều tiền để lại cho vợ con. Tôi tin rằng họ sẽ nhớ mãi đến người chồng, người cha đầy tình yêu và trách nhiệm ấy luôn muốn đồng hành cùng gia đình. Như thế bảo hiểm nhân thọ sẽ giúp bạn có mối tình trọn vẹn với gia đình

9. THAM GIA VÀO CỘNG ĐỒNG NHÂN BẢN

Người Việt Nam chúng ta có câu “ Lá lành đùm lá rách “. Ai cũng dễ dàng hiểu rõ ý nghĩa của câu này. Những lúc đồng bào ở bất cứ vùng miền nào gặp thiên tai, dịch họa thì tinh thần, tình cảm cộng đồng của chúng ta là sức mạnh động viên giúp họ vượt qua khó khăn hiện tại, tiếp tục vươn lên trong cuộc sống. Sao ta không chung sức cùng công đồng bằng một phương cách mà trước hết tốt cho chính bản thân và gia đình mình. Đặc biệt, những đồng tiền bạn đóng góp sẽ tích lũy thành số tiền lớn rồi về với bạn trong tương lai

Khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, bạn đã đóng góp vào quỹ dự phòng, hỗ trợ rủi ro chung. Nếu bạn gặp rủi ro, bạn sẽ nhận được sự chia sẻ. bạn may mắn hơn những người khác thì bạn là người chia sẻ cho họ. Khi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đáo hạn, bạn nhận lại tất cả số tiền đã góp quỹ hàng năm cùng bảo tức và lãi chia tích lũy. Bảo hiểm nhân thọ hoạt động dựa trên nguyên tắc chia sẻ rủi ro, lấy số đông bù cho số ít. Chúng ta gọi đó là chia sẻ rủi ro giữa nhứng người tham gia bảo hiểm. Vì thế tham bảo hiểm là tham gia xây dựng một cộng đồng nhân bản.

( sưu tầm )

No comments