Breaking News

10 ĐIỀU CẦN PHẢI CÓ TRONG MỘT BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH

Có một câu nói rất hay: “Nếu doanh nghiệp thất bại trong việc lập kế hoạch, thì doanh nghiệp đã lập kế hoạch cho sự thất bại rồi đó”. Bạn đang bắt đầu kinh doanh, bạn cần có một bản kế hoạch kinh doanh khả thi và xuất sắc? Sau đây là 10 nội dung cơ bản không thể thiếu cho một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh.
  1. Ý TƯỞNG KINH DOANH
Bạn phải  có một  ý tưởng kinh doanh và dành nhiều thời gian để suy nghĩ về nó. Ý tưởng kinh doanh là điều kiện cho tất cả những gì bạn muốn phát triển và gây dựng sau này.
2. MỤC TIÊU KINH DOANH
Đây là kết quả mà trong ý tưởng kinh doanh cần đạt được. Cụ thể bạn phải trả lời được những câu hỏi sau:
Bạn sẽ đạt được cái gì từ việc kinh doanh của bạn về mặt thời gian, tiền bạc và kinh nghiệm? Làm sao để đo lường mức độ thành công của việc kinh doanh đó (ví dụ như tổng doanh thu, lợi nhuận ròng, bao nhiêu nhân công, bao nhiêu thị phần). Sau bao lâu thì có thể đo lường mức độ thành công đó (1 năm, 2 năm hay 5 năm)?
Việc đặt ra mục tiêu và thành quả đạt được có thể gói gọn vào chữ SMART (thông minh) trong đó S là Specific (Cụ thể), M là Measurable (có thể đo lường được), A là Achievable (Có thể đạt được), R là Realistic (Thực tế) và T là Timely (thời hạn).
muc-tieu-kinh-doanh
3. NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
Nghiên cứu và phân tích thị trường là khâu buộc phải có. Hãy xem xét xem trên thị trường đã có những công ty đã kinh doanh trong lĩnh vực đó? Thành công của họ đến đâu? Khách hàng của họ là ai, nhu cầu của thị trường trong tương lai như thế nào?
Nếu bạn không giỏi phân tích thị trường hãy tìm đến công ty cố vấn theo đơn đặt hàng của bạn.
4. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ RỦI RO
Bạn phải biết thế mạnh và điểm yếu của mình.
Ví dụ như bạn là một chuyên gia máy tính và bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực máy tính thì đó là điểm mạnh trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh nhưng điểm yếu có thể là bạn chưa có kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm marketing… Phân tích thị trường cũng giúp cho bạn dự đoán những cơ hội và thách thức đe dọa tới sự thành công của ý tưởng kinh doanh đó khi bắt tay vào thực hiện.
5. XÁC LẬP MÔ HÌNH KINH DOANH
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 có những loại hình kinh doanh là : doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp doanh… Mỗi loại hình sẽ có hạn chế và lợi ích riêng,  bạn sẽ quyết định đăng ký kinh doanh theo mô hình hợp lý.
6. KẾ HOẠCH MARKETING
3 nguyên tắc cơ bản trước khi lập một kế hoạch marketing là Segment (phân loại khách hàng) – Target (lựa chọn đối tượng khách hàng công ty hướng tới)- Position (xác định vị thế tương lai của công ty trong mắt khách hàng).
Khách hàng phải là điểm xuất phát, đồng thời là điểm chốt cuối cùng của mọi hoạt động marketing.
7. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH
Kế hoạch này được lập cho bộ máy vận hành của doanh nghiệp như: nhân sự, phương tiện máy móc và quy trình lưu hoàn công việc. Những văn bản pháp lý nào điều chỉnh hoạt động kinh doanh công ty của bạn.
8. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CON NGƯỜI
Lên cơ chế kiểm soát sự vận hành công việc kinh doanh của bạn bao gồm đội ngũ quản lý, nhân viên và những kỹ năng và trình độ của họ. Có sự phân công công việc và phân quyền rõ ràng. Thường xuyên có các buổi họp đánh giá tình hình hoạt động của các phòng ban, có kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên và các cấp quản lý.
9. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
Kế hoạch tài chính là quan trọng nhất quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Nguồn tài chính sẽ nuôi cho kế hoạch kinh doanh. Cụ thể nhất là kế hoạch sử dụng các nguồn vốn như: nguồn vốn vay, vốn của chủ sở hữu và các nguồn tài chính đó sẽ được dùng như thế nào?
Lấy các số liệu nghiên cứu thị trường, bạn sẽ phải dự trong năm năm đầu các dòng tiền sẽ như thế nào, khi nào đạt cân bằng thu chi, lúc nào sẽ hoàn vốn, sự luân chuyển của đồng vốn như thế nào. Nên nhớ luân chuyển vốn là nguyên nhân mà hầu hết các doanh nghiệp thất bại nên có kế hoạch cho mảng này càng chi tiết càng tốt.
ke-hoach-tai-chinh
Ví dụ như khi đang chờ nguồn thu về thì đã có đủ một khỏan tiền để trang trải các chi phí cho hoạt động kinh doanh. Nếu bạn không cân nhắc đến yếu tố này một cách nghiêm chỉnh, bạn có thể gặp thất bại mặc dù đó là một bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo đến đâu.  Nếu như bạn không có chuyên môn về tài chính, tốt nhất nên tham gia các lớp học ngắn hạn đào tạo về tài chính cho nhà quản lý.
10. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 
Gạch đầu dòng càng rõ ràng càng tốt các hoạt động chính để đạt được mục tiêu.  Đặt ra những ưu tiên và những hạn định về thời gian cho mỗi công việc để giúp bạn có thể theo dõi và đo lường mức độ hoàn thành công việc. Cần có phương án dự phòng cho những hoạt động phát sinh và rủi ro.