Theo luật có thể kiện ngược lại KH sau vụ Scandal của Prudential
Chuyên gia Luật suy đoán về vụ khách hàng quậy công ty Prudential ngày 1/6/2017
Tôi suy đoán:
1) Có ai xui chị ấy làm ầm ĩ lên, đổ lỗi đại lý không nhắc đóng phí, để từ đó công ty bảo hiểm trả phí lại; hoặc
2) Chị ta cần tiền nên tự mình làm việc ấy, hoặc
3) Có yếu tố dàn dựng để cạnh tranh không lành mạnh.
Tôi hoàn toàn không cảm nhận chị ấy là khách hàng trung thực và bị đại lý/nhân viên công ty dối gạt.
Xét về mặt pháp lý, một người, tạm gọi là chị A, có những hành vi chửi bới, lăng mạ một doanh nghiệp hay một/các cá nhân làm việc tại doanh nghiệp đó.
TÌNH HUỐNG 1: Nếu hành vi xảy ra tại doanh nghiệp, doanh nghiệp/cá nhân có quyền báo cơ quan công an địa phương. Họ sẽ lập biên bản và xử phạt về hành vi gây rối trật tự công cộng theo Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;…”
Doanh nghiệp hoặc cá nhân cũng có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại khi chị A xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của doanh nghiệp/ cá nhân theo Điều 611 Bộ Luật dân sự 2005:
“Điều 611. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”
TÌNH HUỐNG 2: Trong trường hợp, chị A lăng mạ cá nhân hay tổ chức trên mạng xã hội. Căn cứ quy định xử phạt hành chính hiện được áp dụng tại Nghị định 174 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, Điều 64 quy định 2 mức xử phạt: phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với những hành vi ở mức nhẹ và mức cao nhất từ 20-30 triệu đồng đối với những hành vi cung cấp thông tin sai lệch mang tính chất vu khống, xuyên tạc.
Tương tự doanh nghiệp/cá nhân có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại khi chị A xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của doanh nghiệp/ cá nhân theo Điều 611 Bộ Luật dân sự 2005.
TÌNH HUỐNG 3: Nếu hành vi của chị A là nghiêm trọng vì có yếu tố làm nhục hay vu khống người khác thì hành vi đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 121 hoặc Điều 122.
"Điều 121. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm...
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."
"Điều 122. Tội vu khống
1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm....
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."
Nguồn : FB Luật sư Nguyễn Khắc Thành Đạt
No comments