Breaking News

4 mục tiêu tiết kiệm tiền bạc nên làm khi bước sang tuổi 40

Thông thường giai đoạn ở tuổi 40 sẽ là đỉnh cao của sự nghiệp, giúp bạn có được thu nhập cao nhất. Chính vì thế, nên tiết kiệm tiền bạc đến mức tối ở giai đoạn này để đảm bảo cho kế hoạch nghỉ hưu trong tương lai.

4 mục tiêu tiết kiệm tiền bạc nên làm khi bước sang tuổi 40

Nếu không phải cuộc sống quá khó khăn, các nhà tư vấn tài chính đều khuyên rằng những người ở độ tuổi 40 nên nắm rõ sự cần thiết phải tiết kiệm, chuẩn bị đầy đủ cho giai đoạn nghỉ hưu.

Nhiều người dù đã ngoài 40 tuổi nhưng vẫn không có chiến lược tiết kiệm hưu trí rõ ràng, hoặc đã tiết kiệm nhưng không đủ. Ngoài ra, việc chi tiêu không cân bằng như các khoản sinh hoạt phí, học phí cũng khiến quỹ tiết kiệm khó thể phát triển. Ông Bill Baldwin, giám đốc quản lý của Argent Wealth Management ở Massachusetts cho biết: “Đa phần mọi người có thói quen tiết kiệm những gì có thể. Họ làm hết sức mình để dành một khoản tiền nhưng lại không biết cách tính toán rằng bản thân cần tối thiểu bao nhiêu".

Dưới đây là 4 mục tiêu tiết kiệm mà những người bước sang tuổi tứ tuần nên thực hiện để phát triển quỹ hưu trí, chăm lo cho cuộc sống tương lai:

1. Tiết kiệm ở mức độ tối đa

Các nhà tư vấn khuyên rằng nên tiết kiệm ít nhất 10% lương của bạn và sau đó điểu chỉnh tăng dần theo thời gian, Nếu bạn đã tiết kiệm được một phần đáng kể theo mức lương thu được trong khoảng 15-20 năm qua. Như vậy, đến năm 40 tuổi bạn cần phải đẩy mạnh khoản tiết kiệm đó đến mức tối đa để kết thúc quỹ hưu trí trước khi nghỉ việc.

“Ví dụ một người 40 tuổi muốn đạt mức tiết kiệm 1 triệu USD khi họ 67 tuổi thì cần phải tiết kiệm 10.000 USD mỗi năm và kiếm được 9% lợi nhuận để đạt được mục tiêu đó”, bà Dee Lee, nhà phân tích kế hoạch tài chính tư vấn. Nếu bạn không thể tiết kiệm khoản tiền lớn như vậy? Cách giải quyết chính là cắt giảm những khoản chi phí không cần thiết, đồng nghĩa với việc bạn sẽ gặp khó khăn hơn khi đưa ra quyết định tài chính.

Khi còn là nhân viên bán hàng của tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia IBM, tiết kiệm mức tối đa là thói quen của John Morris. Vào thời điểm ông 46 tuổi, ông đã làm việc liên tục và đầu tư vào quỹ tiết kiệm hưu trí ở mức tốt nhất. Ông thừa nhận bản thân rất muốn chi tiêu "thoáng tay" hơn chứ không phải tính toán từng thứ: “Ông chú của tôi luôn quấy rầy tôi trong mỗi bữa tiệc gia đình rằng tôi cần phải tiết kiệm cho cuộc sống sau này, dù tôi chỉ mới 22 tuổi. Khi đó, tôi vẫn còn mơ mộng đến việc sử dụng toàn bộ số tiền kiếm được để mua một chiếc xe hơi tốt và sắm sửa đồ đạc thay vào những thứ đồ cũ kĩ kia. Nhưng tôi buộc phải nghe lời chú và sau đó, tôi nhận ra rằng đó là việc làm thông minh nhất của tôi”.

2. Đầu tư độc lập

Ngoài mức lương nhận được từ công việc chính, nên đầu tư thông minh để mở rộng tài sản. Nếu bận rộn đến mức không thể phân bố, đánh giá thị trường và tiềm năng đầu tư thì bạn có thể thuê một người quản lý độc lập giúp điều hành công việc này.

Tốt nhất ngoài khoản tiết kiệm cho hưu trí được hỗ trợ bởi công ty cũng nên có quỹ hưu trí cá nhân và quỹ dự phòng dành cho những trường hợp khẩn cấp. Nếu không biết nên đầu tư vào lĩnh vực nào? Nghiên cứu kĩ lưỡng xu hướng phát triển của thị trường nhưng quan trọng hãy đầu tư vào lĩnh vực là lợi thế của bạn. Nếu không đầu tư, bạn đã bỏ lỡ cơ hội tối đa hóa tài sản của mình.

3. Phân bố và đa dạng hóa tài sản

Việc phân bố và đa dạng hóa tài sản luôn là mục tiêu quan trọng của mọi doanh nhân thành đạt. Ellen Rinaldi, giám đốc bảo mật thông tin của một công ty lớn cho biết: “Theo nguyên tắc chung, tuổi 40 là giai đoạn tốt nhất để mở rộng 80% danh mục đầu tư và tạo sự cân bằng trong việc đầu tư cổ phiếu cũng như trái phiếu”. Duy trì tất cả khoản đầu tư không chỉ đủ để phục vụ cho giai đoạn nghỉ hưu mà còn vì các lợi ích có thể mang về cho công ty và cá nhân.

Mọi người thường có xu hướng dành nhiều thời gian vào việc tìm kiếm những kì nghỉ hơn là lên kế hoạch chu đáo cho thời gian nghỉ hưu. Đó là sai lầm nghiêm trọng. Hãy bắt đầu quỹ tiết kiệm dành cho hưu trí ngay khi có thể, càng sớm càng tốt”, J. Michael Scarborough, chủ tịch của hệ thống quản lý hưu trí chia sẻ.

4. Thực hiện quyết định sáng suốt cho các khoản chi phí

Khoảng thời gian tiết kiệm lý tưởng nhất là khi các con của bạn còn nhỏ hoặc chúng đã hoàn thành xong khóa học. Bởi với tư cách là bậc làm cha mẹ, bạn phải chăm lo cho con cái mình nhiều hơn. Thậm chí, nhiều bậc cha mẹ thường hi sinh kế hoạch nghỉ hưu của mình để chăm sóc con cái ngay cả khi chúng đã có thể tự lập.

Tuy nhiên, nhiều cố vấn tài chính cũng khuyên rằng trong mọi hoàn cảnh đều phải đưa quyết định chi tiêu một cách thông minh. Qua đó có thể tránh sử dụng tiền bạc vào những mục đích không quá cần thiệt hoặc thậm chí có thể coi là lãng phí.

“Khi buộc phải lựa chọn, đa phần các bậc phụ huynh đều chấp nhận chất lượng cuộc sóng thấp hơn và lâu hơn dự định để giúp con cái. Nhưng hãy tìm cách thỏa hiệp thông minh nhất và ít ảnh hưởng đến khoản tiết kiệm hưu trí. Có thể mức độ tiết kiệm sẽ thấp hơn nhưng còn hơn là không có gì”, Dick Bellmer, cựu chủ tịch Hiệp hội các nhà tư vấn Tài chính chia sẻ.

Nguyễn Linh