Chiêm nghiệm những triết lý dưới đây của Đức Đạt Lai Lạt Ma, bạn sẽ thay đổi suy nghĩ và cách sống của chính mình
Nghiên cứu chứng minh, khi bạn thể hiện sự từ bi, bạn sẽ nhận lại cảm giác tương tự như được ăn một món ngon hay có một kỳ nghỉ thư giãn. Về cơ bản, lòng trắc ẩn tốt cho sức khỏe của bạn.
1. Hãy từ bi
“Chủ đề từ bi không phải là điều chỉ được đề cập trong tôn giáo. Điều quan trọng bạn cần phải biết là nó thuộc về nhân loại, nó là câu hỏi về sự sống còn của con người” – Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Hãy thường xuyên thể hiện sự từ bi và nhận lại “sự cao quý của người giúp đỡ”, bởi nó có thể giúp bạn giảm căng thẳng, điều hòa nhịp tim và cải thiện hệ thống miễn dịch.
Bạn có thể thể hiện lòng từ bi bằng cách thấu hiểu cảm xúc của con người. Có nghĩa là bạn có thể trò chuyện với họ và cố gắng chia sẻ với những gì họ đang phải trải qua. Điều này khó hơn nhiều so với một hành động tử tế đơn thuần.
Bạn có thể áp dụng lòng từ bi với một người đang bị bệnh, một người bị mất việc, một người mới chia tay hay thậm chí một người vô gia cư…
2. Hãy tử tế và giúp đỡ người khác
“Đây là tín ngưỡng đơn giản nhất của tôi. Không cần đền chùa, không cần triết lý phức tạp. Não của chúng ta, trái tim của chúng ta chính là đền thờ và triết lý chính là sự tử tế” – Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Tốt bụng và hào phóng không làm bạn tốn nhiều chi phí mà lợi ích nhận được là rất lớn. Đó là kết luận mà Michael Norton và các đồng nghiệp tại Trường Kinh doanh Harvard rút ra sau khi làm một số nghiên cứu thú vị. Những tình nguyện viên cho đi một số tiền nhỏ cảm thấy hạnh phúc hơn những người chỉ dùng nó cho riêng bản thân mình.
3. Tìm kiếm hạnh phúc
“Mục đích của cuộc sống là có được hạnh phúc” – Đạt Lai Lạt Ma.
Trên con đường cuộc sống, thứ cuối cùng mà chúng ta mong muốn nhất chính là tìm kiếm hạnh phúc.
Khi được phỏng vấn về điều này, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng chúng ta đang bị tấn công dồn dập bởi những thông điệp về của cải vật chất. Chẳng có thông điệp nào về sự tha thứ, từ bi, kiên nhẫn, khoan dung và tử tế cả. Bạn cần phải đặt những ưu tiên này lên hàng đầu mới mong có được hạnh phúc thực sự.
4. Khám phá sự bình yên tại tâm
Đức Đạt Lai Lạt Ma khuyên mọi người mỗi ngày nên dành ra một ít thời gian để nhìn nhận lại bản thân và xua đuổi những ý nghĩ tiêu cực như sự giận dữ, oán giận, ghen tuông và mệt mỏi. Hãy thử thay thế chúng bằng những cảm xúc tích cực như lạc quan, biết ơn, yêu thương và hòa bình. Ông đã nói rất đúng rằng tâm hồn tĩnh lặng là cội nguồn của hạnh phúc và sức khỏe.
5. Đừng làm hại người khác
“Nếu có thể, hãy giúp đỡ người khác. Nếu không thể, ít nhất đừng làm hại họ” – Đạt Lai Lạt Ma.
Khi bạn bắt đầu nói dối, lan truyền những tin đồn nhảm, bắt nạt hay lợi dụng người khác, hậu quả tiêu cực từ họ sớm muộn sẽ quay trở lại bạn. Đây chỉ là một trong những hành động có thể gây tổn hại đến những người xung quanh. Do đó, hãy luôn tốt bụng và sống chân thành.
6. Nuôi dưỡng tình bạn
Đừng bao giờ đánh giá thấp tình bạn. Tình bạn cũng cần được chăm sóc và yêu thương bởi nó có thể tạo ra sự tin tưởng và tình cảm. Tình bạn thực sự sẽ không bao giờ phụ thuộc vào tiền bạc hay quan điểm chính trị.
Có một thực tế đáng buồn rằng, lãng quên tình bạn sẽ dẫn đến cô đơn. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ làm gia tăng trầm cảm trong xã hội chúng ta.
7. Không để công nghệ khống chế cuộc sống
Bạn có biết Đức Đạt Lai Lạt Ma có tới hơn 8 triệu người theo dõi trên Twitter? Mặc dù ông đánh giá cao những tiến bộ của phương tiện truyền thông xã hội trong việc giao tiếp, ông vẫn cảnh báo chúng ta không nên lạm dụng nó bởi những lý do sau:
- Công nghệ có thể kiểm soát cuộc sống của bạn. Hãy nhìn vào cách con người ngày nay sử dụng điện thoại di động.
- Ai chịu trách nhiệm? Bạn hay công nghệ?
- Đây là sự thay thế nghèo nàn cho tình bạn thực sự.
- Công nghệ không giúp bạn trở nên từ bi hơn.
- Sự tương tác thực tế giữa người với người sẽ bị ảnh hưởng.
8. Đừng tranh cãi, hãy đàm phán
“Đối thoại nghĩa là thỏa thuận, tôn trọng quyền lợi của nhau, trên tinh thần hòa giải luôn có một giải pháp cho mâu thuẫn và bất đồng. Không có người nào chiến thắng 100% hay thất bại 100%, mà 50-50. Đây là cách thực hiện duy nhất” – Đạt Lai Lạt Ma.
Cho dù đó là một cuộc khủng hoảng quốc tế hay cuộc tranh cãi với đối tác hoặc ông chủ, chìa khóa để có được một kết quả hòa bình chính là không tranh cãi mà đối thoại. Bằng cách này, bạn sẽ học được nghệ thuật thỏa hiệp và đàm phán. Đừng mang theo quá khứ, hãy tập trung vào những gì gây ra vấn đề hiện tại.
9. Hãy bảo vệ trái đất
Để tồn tại, chúng ta có nhiệm vụ phải bảo vệ hành tinh này tốt nhất có thể. Học cách tái chế, tìm cách tạo ra năng lượng thay thế và tìm hiểu các vấn đề hiện tại là những cách giúp trì hoãn trái đất đi đến giới hạn.
10. Học từ thất bại
“Khi bạn thất bại, đừng đánh mất bài học đó” – Đạt Lai Lạt Ma.
Khi gặp thất bại, điều quan trọng là bạn phải biết mình phạm sai lầm ở đâu, như thế nào. Bạn có thể buồn vì thứ gì đó sai hoặc bản thân đã không suy nghĩ thấu đáo cho toàn bộ quá trình. Có thể đã có vấn đề khi lên kế hoạch hoặc bạn đã không suy nghĩ đến những tình huống xấu nhất. Việc tự nhìn lại sẽ giúp bạn học hỏi sau mỗi lẫn thất bại.
No comments