BHNT - Xử lý tình huống từ chối : Để tôi hỏi ý kiến chồng/ vợ !
"ĐỂ TÔI HỎI Ý KIẾN CHỒNG."
Có nhiều căn nguyên xảy ra khi người vợ muốn hỏi ý kiến chồng khi tham gia BHNT và ngược lại.
1. Khi người vợ thua kém về kinh tế.
Hoặc đi làm nhưng thu nhập thấp hoặc ở nhà nuôi con, vô hình người vợ trở thành gánh nặng cho người chồng, nghĩ rằng thấp cổ bé họng nên mọi chuyện phải hỏi ý kiến chồng. Tôi chỉ có một điều muốn chia sẻ với các bạn, đừng bất công với chồng mình như vậy, hãy làm sao để cùng nhau gánh vác sức nặng của kinh tế gia đình, hoặc nếu người chồng gia trưởng không muốn vợ cùng ghé vai, ở bên cạnh nhau lâu, tôi tin người vợ biết cách, chỉ là cái tôi lớn không hạ xuống nên kể cả buồn chán vẫn mặc kệ và đẩy cuộc sống vào những khó khăn mà đáng lẽ có thể khắc phục.
Khi mà người chồng vẫn đều đặn mang tiền về người vợ thường rất ít người biết cách chi tiêu, cứ nghĩ cần kiệm tích góp tiền cho chồng nghĩa là làm tròn bổn phận của người vợ, nhưng tiết kiệm làm sao để đảm bảo đồng tiền được phát huy đúng giá trị thì không phải người phụ nữ nào cũng làm được.
Kể cho các bạn nghe câu chuyện về người vợ giữ tiền cho chồng: “Nhà em anh M. kiếm tiền là chính, lương em không cao, muốn thay đổi lắm nhưng vì con còn nhỏ, cho con đi học chắc chắn em thay đổi công việc, một mình anh M. chịu gánh nặng kinh tế xảy ra chuyện gì em biết trông cậy vào đâu? Anh M. chưa tin tưởng vào BH, chưa muốn gặp chị thì em quyết định, em biết chồng em là trụ cột chính, anh cần được BH hơn bao giờ hết, nhưng vì bản tính cố hữu vẫn còn ương ngạnh nên em sẽ ký trước, coi như hàng tháng em cất tiền đi cũng là tiết kiệm tiền cho chồng, chẳng may em bệnh tật còn có BH đỡ, giờ nếu anh M. vừa vất vả kiếm tiền mà không may em làm sao sẽ lại càng dồn gánh nặng lên vai chồng, em sẽ trở thành người phụ nữ tệ hại đủ đường”.
Diễn biến câu chuyện các bạn tự suy xét về người vợ này nhé!
2. Khi người vợ làm chủ kinh tế
Không ai nói đàn ông mới là người chịu trách nhiệm kinh tế gia đình, không phải người đàn ông nào cũng giỏi việc này, suy cho cùng ai có khả năng thì người đó cứ phát huy. Khi một người đàn ông phụ thuộc kinh tế thường có cái tôi rất lớn và ích kỷ là điều mọi người dễ thấy. Khi người phụ nữ đã là người mang về thu nhập chính thì thay vì “dở ông, dở thằng” các anh hãy hỗ trợ vợ mình trong cuộc sống sẽ tốt hơn. Hạ cái tôi xuống và chấp nhận thì vợ các anh không những thoải mái tư tưởng mà còn cảm thấy các anh là người đã giúp họ yên tâm việc nước.
Nhiều người chồng yếu thế về kinh tế khi thấy vợ muốn có hợp đồng BH thường tìm mọi cách ngăn cản hoặc muốn ký gì thì ký chứ nhất định không chịu ký. Các anh cần hiểu rằng, khi vợ các anh đã thay các anh làm việc nước thì các anh cần chuyển rủi ro của các anh đi, nếu tiền đã không kiếm được lại thêm chẳng may cái sự bệnh tật, tai nạn ập xuống thì khó khăn chồng chất khó khăn lên vợ các anh, lúc đó các anh sẽ trở thành người đàn ông “hãm đủ đường”, các anh có hiểu không?
“ĐỂ TÔI HỎI Ý KIẾN VỢ”
1. Khi người chồng là người chủ kinh tế.
“Em à! Nhà mình cần có bảo hiểm, có mình anh lo gần hết chi phí cuộc sống thế này mà anh đổ bệnh hay dại mồm làm sao thì mẹ con em sẽ ra sao? Nếu điều không may nó không rơi vào anh mà lại rơi vào em và con thì quả thật anh có tài cán đến đâu cũng không chịu nổi khó khăn về kinh tế đâu em. Vui vẻ mình hưởng thì khó khăn mình cần phải biết khắc phục chứ làm sao mà ngửa tay xin sự giúp đỡ của người khác được, ai cũng có gia đình, ai cũng có mối lo của riêng mình.”
2. Khi người chồng thua kém về kinh tế
Đồng ý ký vào hợp đồng bảo hiểm nghĩa là bạn đã giúp vợ mình bớt đi một mối lo. Nếu vừa lo cơm áo, vừa lo học hành cho con cái, vừa lo chi trả chi phí rủi ro thì chắc không người đàn bà nào có đủ sức mạnh để gồng lên. Rủi ro rơi vào người vợ, bạn và các con sẽ duy trì cuộc sống tiếp theo thế nào? Nếu rủi ro rơi vào bạn, bạn trở thành người đàn ông “phá hoại” đó bạn nhé!
Phụ nữ là để yêu thương, nếu bạn không đủ sức mạnh kinh tế thì hãy cho cô ấy sức mạnh tinh thần nhé!
P/s: Hãy nhìn những gia đình mà con mất cha hoặc mất mẹ, người cha, người mẹ đi bước nữa, tại sao người ta có thành kiến không tốt về mẹ kế, cha dượng. Tôi thì thông cảm cho họ, họ phải nuôi những đứa con không phải do họ sinh ra, lại thêm những đứa trẻ được tiêm vào đầu những mẹ kế, cha dượng mặc nhiên là không tốt. Hãy đặt bản thân vào vị trí của họ, con không phải do mình sinh ra nhưng phải mang gánh nặng kinh tế…cảm giác sẽ thế nào? Khi sinh con ra thì chí ít cũng phải có trách nhiệm với chúng cho đến khi chúng 18 tuổi, để bọn trẻ không trở thành gánh nặng cho xã hội, để đứa trẻ có mái nhà để nương tựa chứ không phải cha/mẹ chúng ra đi vì bệnh tật đến nhà cửa cũng phải bán, con cái phải nghỉ học để cha/mẹ chữa bệnh, người thì vẫn đi, nhà thì vẫn mất, con cái bơ vơ… Quá nhiều hoàn cảnh thế này đã diễn ra, đã bao giờ bạn nghĩ nếu rơi vào mình, cuộc sống sẽ tiếp diễn ra sao chưa?
Có nhiều căn nguyên xảy ra khi người vợ muốn hỏi ý kiến chồng khi tham gia BHNT và ngược lại.
1. Khi người vợ thua kém về kinh tế.
Hoặc đi làm nhưng thu nhập thấp hoặc ở nhà nuôi con, vô hình người vợ trở thành gánh nặng cho người chồng, nghĩ rằng thấp cổ bé họng nên mọi chuyện phải hỏi ý kiến chồng. Tôi chỉ có một điều muốn chia sẻ với các bạn, đừng bất công với chồng mình như vậy, hãy làm sao để cùng nhau gánh vác sức nặng của kinh tế gia đình, hoặc nếu người chồng gia trưởng không muốn vợ cùng ghé vai, ở bên cạnh nhau lâu, tôi tin người vợ biết cách, chỉ là cái tôi lớn không hạ xuống nên kể cả buồn chán vẫn mặc kệ và đẩy cuộc sống vào những khó khăn mà đáng lẽ có thể khắc phục.
Khi mà người chồng vẫn đều đặn mang tiền về người vợ thường rất ít người biết cách chi tiêu, cứ nghĩ cần kiệm tích góp tiền cho chồng nghĩa là làm tròn bổn phận của người vợ, nhưng tiết kiệm làm sao để đảm bảo đồng tiền được phát huy đúng giá trị thì không phải người phụ nữ nào cũng làm được.
Kể cho các bạn nghe câu chuyện về người vợ giữ tiền cho chồng: “Nhà em anh M. kiếm tiền là chính, lương em không cao, muốn thay đổi lắm nhưng vì con còn nhỏ, cho con đi học chắc chắn em thay đổi công việc, một mình anh M. chịu gánh nặng kinh tế xảy ra chuyện gì em biết trông cậy vào đâu? Anh M. chưa tin tưởng vào BH, chưa muốn gặp chị thì em quyết định, em biết chồng em là trụ cột chính, anh cần được BH hơn bao giờ hết, nhưng vì bản tính cố hữu vẫn còn ương ngạnh nên em sẽ ký trước, coi như hàng tháng em cất tiền đi cũng là tiết kiệm tiền cho chồng, chẳng may em bệnh tật còn có BH đỡ, giờ nếu anh M. vừa vất vả kiếm tiền mà không may em làm sao sẽ lại càng dồn gánh nặng lên vai chồng, em sẽ trở thành người phụ nữ tệ hại đủ đường”.
Diễn biến câu chuyện các bạn tự suy xét về người vợ này nhé!
2. Khi người vợ làm chủ kinh tế
Không ai nói đàn ông mới là người chịu trách nhiệm kinh tế gia đình, không phải người đàn ông nào cũng giỏi việc này, suy cho cùng ai có khả năng thì người đó cứ phát huy. Khi một người đàn ông phụ thuộc kinh tế thường có cái tôi rất lớn và ích kỷ là điều mọi người dễ thấy. Khi người phụ nữ đã là người mang về thu nhập chính thì thay vì “dở ông, dở thằng” các anh hãy hỗ trợ vợ mình trong cuộc sống sẽ tốt hơn. Hạ cái tôi xuống và chấp nhận thì vợ các anh không những thoải mái tư tưởng mà còn cảm thấy các anh là người đã giúp họ yên tâm việc nước.
Nhiều người chồng yếu thế về kinh tế khi thấy vợ muốn có hợp đồng BH thường tìm mọi cách ngăn cản hoặc muốn ký gì thì ký chứ nhất định không chịu ký. Các anh cần hiểu rằng, khi vợ các anh đã thay các anh làm việc nước thì các anh cần chuyển rủi ro của các anh đi, nếu tiền đã không kiếm được lại thêm chẳng may cái sự bệnh tật, tai nạn ập xuống thì khó khăn chồng chất khó khăn lên vợ các anh, lúc đó các anh sẽ trở thành người đàn ông “hãm đủ đường”, các anh có hiểu không?
“ĐỂ TÔI HỎI Ý KIẾN VỢ”
1. Khi người chồng là người chủ kinh tế.
“Em à! Nhà mình cần có bảo hiểm, có mình anh lo gần hết chi phí cuộc sống thế này mà anh đổ bệnh hay dại mồm làm sao thì mẹ con em sẽ ra sao? Nếu điều không may nó không rơi vào anh mà lại rơi vào em và con thì quả thật anh có tài cán đến đâu cũng không chịu nổi khó khăn về kinh tế đâu em. Vui vẻ mình hưởng thì khó khăn mình cần phải biết khắc phục chứ làm sao mà ngửa tay xin sự giúp đỡ của người khác được, ai cũng có gia đình, ai cũng có mối lo của riêng mình.”
2. Khi người chồng thua kém về kinh tế
Đồng ý ký vào hợp đồng bảo hiểm nghĩa là bạn đã giúp vợ mình bớt đi một mối lo. Nếu vừa lo cơm áo, vừa lo học hành cho con cái, vừa lo chi trả chi phí rủi ro thì chắc không người đàn bà nào có đủ sức mạnh để gồng lên. Rủi ro rơi vào người vợ, bạn và các con sẽ duy trì cuộc sống tiếp theo thế nào? Nếu rủi ro rơi vào bạn, bạn trở thành người đàn ông “phá hoại” đó bạn nhé!
Phụ nữ là để yêu thương, nếu bạn không đủ sức mạnh kinh tế thì hãy cho cô ấy sức mạnh tinh thần nhé!
P/s: Hãy nhìn những gia đình mà con mất cha hoặc mất mẹ, người cha, người mẹ đi bước nữa, tại sao người ta có thành kiến không tốt về mẹ kế, cha dượng. Tôi thì thông cảm cho họ, họ phải nuôi những đứa con không phải do họ sinh ra, lại thêm những đứa trẻ được tiêm vào đầu những mẹ kế, cha dượng mặc nhiên là không tốt. Hãy đặt bản thân vào vị trí của họ, con không phải do mình sinh ra nhưng phải mang gánh nặng kinh tế…cảm giác sẽ thế nào? Khi sinh con ra thì chí ít cũng phải có trách nhiệm với chúng cho đến khi chúng 18 tuổi, để bọn trẻ không trở thành gánh nặng cho xã hội, để đứa trẻ có mái nhà để nương tựa chứ không phải cha/mẹ chúng ra đi vì bệnh tật đến nhà cửa cũng phải bán, con cái phải nghỉ học để cha/mẹ chữa bệnh, người thì vẫn đi, nhà thì vẫn mất, con cái bơ vơ… Quá nhiều hoàn cảnh thế này đã diễn ra, đã bao giờ bạn nghĩ nếu rơi vào mình, cuộc sống sẽ tiếp diễn ra sao chưa?