Breaking News

“Bảo hiểm nhân thọ giống như một người tình, bỏ thì thương vương thì tội”

Bảo hiểm nhân thọ “bỏ thì thương”

Đã bao giờ bạn ra đường quên không đội mũ bảo hiểm mà trong lòng cảm thấy bất an? Dù là con đường quen thuộc, một đoạn đường ngắn từ nhà đến cơ quan, từ nhà ra chợ hay đưa con tới trường.
Ngày nay, phần đông mọi người đã quen thuộc với chiếc mũ bảo hiểm, ra đường mà không đội mũ thì sẽ có cảm giác thiếu vắng, lo sợ trong lòng. Ta đã biết đến công dụng và tầm quan trọng của mũ bảo hiểm vì vậy không thể nào làm ngơ được. Có mũ bảo hiểm rồi mà rủi ro vẫn còn rình rập, tai nạn vẫn có thể xảy đến chứ chưa nói gì đến việc để đầu trần và tham gia giao thông.
Bảo hiểm nhân thọ cũng thế. Khi ta thấy được giá trị của nó mà không tham gia thì sẽ không tránh khỏi được sự bất an, lo lắng. Và nỗi lo này không chỉ ngắn trong một khoảng thời gian bạn đi hết đoạn đường không đội mũ bảo hiểm mà nó còn kéo dài, dai dẳng trong suốt chặng đường đời. Bởi vì tương lai là cả một con đường dài, là ẩn số không ai đoán được, chẳng có điều gì đảm bảo cho tương lai.

Bảo hiểm nhân thọ "bỏ thì thương" biết được con đường tương lai ẩn chứa điều gì?
Và hơn hết, nỗi lo này không chỉ đơn thuần là sự sợ hãi về tai nạn khi đi trên đường mà còn là sự bất an mọi mặt trong cuộc sống về sức khỏe, bệnh tật, tài chính, hưu trí, giáo dục và hạnh phúc gia đình.
Có thể những nỗi lo không xảy ra đồng thời và liên tục nhưng nó xuất hiện bất chợt như khi bạn gặp một vụ tai nạn giao thông trên đường, đọc báo thấy một trường hợp ngộ độc thức ăn, vào bệnh viện nhìn thấy các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, đủ các loại bệnh, đủ các trường hợp … hay khi bạn bè kêu thất nghiệp, con cái ốm đau, xin tiền học … Tất cả những nỗi lo đó cứ len lỏi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống khiến ta không khỏi suy nghĩ về nó.
Thật đúng, bảo hiểm nhân thọ bỏ thì thương. Không tham gia bảo hiểm, những nỗi lo sẽ không được vơi đi mà thậm chí còn tăng lên rất nhiều.
Vậy liệu "vương" thì có "tội"?
Thế đấy, không mua bảo hiểm thì sợ rủi ro bên cạnh mà mua thì lại thấy như mắc nợ vào thân.
Biết rằng tham gia bảo hiểm nhân thọ là ta phải bớt đi thu nhập cho số tiền bảo hiểm. Điều đó đồng nghĩa với việc chi tiêu hàng tháng cũng sẽ bị giảm đi. Hết tháng, hết quý lại phải dành tiền ra đóng phí. Đúng là như mắc nợ.
Thế nhưng cái cảm giác “mắc nợ” ấy lại giúp ta rất nhiều. Nhờ nó mà ta có được sự an tâm trước những rủi ro xảy ra trong cuộc sống. Nhờ nó mà ta và người thân có được sự an toàn, khỏe mạnh, tài chính gia đình được đảm bảo. Nhờ nó mà ta xây dựng được quỹ học vấn vững chắc cho con, quỹ hưu trí cho tuổi già. Vậy thì có thực sự ta đang “mắc nợ” hay ngược lại phải nói lời cảm ơn?

Chỉ những ai may mắn mới nắm được chiếc ô bảo hiểm
Rồi tự dưng lại giống như phải nuôi thêm một đứa con vậy, đã vất vả rồi nay lại vất vả hơn, tự mình làm khổ thân mình.
Nếu như việc tham gia bảo hiểm nhân thọ khiến bạn cảm thấy vất vả vì phải nuôi thêm một đứa con thì bạn có nhận ra đây là đứa con dễ nuôi nhất và tốn ít chi phí nhất hay không? Bạn không phải chăm sóc con những lúc ốm đau, không phải mua quần áo cho nó, đưa nó đi học, đi chơi … Chỉ cần dành ra khoảng 10% thu nhập mỗi tháng để nuôi con lớn lên từng ngày.
Đứa con này sẽ rất hiếu thảo. Bởi khi con trưởng thành thì bạn sẽ được đền đáp xứng đáng (tức là khi nhận được tiền đáo hạn). Nhờ có đứa con ấy mà bạn được an vui tận hưởng tuổi già. Trong trường hợp bạn có gặp phải bất cứ vấn đề nghiêm trọng nào liên quan đến sức khỏe, thân thể, tính mạng thì đứa con ấy sẽ đứng ra lo liệu mọi chuyện bất cứ lúc nào.
Tham gia bảo hiểm nhân thọ trong một thời gian dài như thế, không biết khi nào mới lấy được tiền.
Ta phải hiểu rằng tham gia bảo hiểm nhân thọ được lợi nhiều hơn là lời. Cuộc sống bình yên, ai biết được ta sẽ cần bao nhiêu tiền khi đau ốm, khi con thay đổi cấp học hay khi ta về già. Nếu cứ mang trong mình suy nghĩ muốn lấy được tiền nhanh, “không biết khi nào mới lấy lại được tiền” thì chẳng hóa ra là ta muốn mình nhanh chóng già đi để đến ngày đáo hạn hay muốn mình gặp phải những rủi ro, biến cố để nhận được tiền bảo hiểm từ công ty bảo hiểm hay sao?  
Giống như một người tình mà ta không nỡ xa. BHNT bỏ thì thương vương thì tội. Vương chẳng thiệt bao nhiêu nhưng chắc chắn bỏ thì tiếc rất nhiều. Câu trả lời nên bỏ hay nên vương chắc hẳn tự mỗi người đã có.

Theo thị trường tài chính Việt Nam

No comments