Breaking News

3 khâu chuẩn bị bức thiết cho tư vấn viên mới "chân ướt chân ráo" vàonghề


“Nằm lòng” những điều này, dù là tư vấn viên mới "chân ướt chân ráo" vào nghề cũng nhanh chóng trở nên chuyên nghiệp.


1. Chuẩn bị tâm lý


Khi bắt đầu bất kỳ việc nào đó cũng khiến chúng ta có chút áp lực tâm lý ít nhiều. Trước bất kỳ một sự kiện, sự việc, hay thay đổi nào, nếu được chuẩn bị tâm lý tốt sẽ có một khởi đầu suôn sẻ và giúp bạn dễ dàng thích nghi hơn. Vậy nên việc chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đón nhận công việc mới là cần thiết.

Khi bạn hiểu rõ về vấn đề nào đó thì bạn mới biết cách chuẩn bị như nào là tốt nhất.


Những tư vấn viên mới vào nghề không khỏi có tâm lý áp lực

Đã quyết định bước vào nghề tư vấn viên bảo hiểm là bạn phải hiểu công việc mình phải làm là gì và chấp nhận sẽ gian nan, vất vả trong thời gian đầu.


Cũng giống như các công việc bán hàng khác, bạn sẽ là người đại diện cho công ty cung cấp sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đến cho mọi gia đình, nhưng hơn hết là bạn xác định mình đang bán một sản phẩm chưa được công chúng đón nhận rộng rãi để thấy được bạn đang làm công việc rất ý nghĩa với cuộc sống là góp phần cùng cộng đồng tư vấn viên mang lại giải pháp tài chính tốt nhất cho các gia đình Việt.

Đổi lại đó cũng là điều khiến bạn lo lắng, không biết mình có làm được không, có tư vấn tốt cho khách hàng được không, có tìm kiếm được khách hàng không, có giúp được nhiều người thay đổi cách nhìn nhận về bảo hiểm nhân thọ được không, có chịu khổ, chịu vất vả lặn lội đến từng gia đình tư vấn trong thời gian dài không…?


Nhưng những tư vấn viên mới "chân ướt chân ráo" vào nghề hãy nghĩ mọi thứ tươi đẹp lên, mọi người làm được mình cũng làm được, mình đã yêu thích và trân trọng nó thì phải cố gắng vượt qua tất cả để làm được. Bởi thành công được đâu phải chỉ mình bạn góp sức mà còn có sự hợp lực của rất nhiều người xung quanh bạn.


Muốn trở thành một tư vấn viên bảo hiểm chuyên nghiệp thì ngoài việc coi trọng nghề nghiệp và gắn bó lâu dài thì cần có kiến thức sâu rộng. Vậy những tư vấn viên mới vào nghề cần chuẩn bị kiến thức như thế nào?


Không chỉ nắm kiến thức cơ bản, hãy là một chuyên gia trong ngành bảo hiểm


2. Chuẩn bị kiến thức


Để trở thành một tư vấn viên trước hết bạn sẽ phải trải qua các lớp học, khóa đào tạo, các buổi hội thảo và thi qua kỳ thi do Bộ Tài Chính tổ chức. Nếu không đạt thì phải thi vào khóa học sau.

Kiến thức là vô tận, học hỏi không biết thế nào là đủ nhưng tư vấn viên mới "chân ướt chân ráo" vào nghề thì cần có những kiến thức cơ bản vừa thi qua được để chứng nhận là đại lý bảo hiểm của công ty vừa là kiến thức nền tảng tư vấn sau này:

  • Kiến thức chung về các sản phẩm bảo hiểm của công ty
  • Trách nhiệm của đại lý, đạo đức hành nghề đại lý;
  • Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
  • Nội dung của sản phẩm bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm được phép kinh doanh;
  • Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm trong hoạt động bảo hiểm;
  • Thực hành hành nghề đại lý bảo hiểm.

Tư vấn viên mới vào nghề luôn được công ty tổ chức các lớp đào tạo kiến thức chung về bảo hiểm nhân thọ, cũng như các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của công ty. Trong đó có 2 loại sản phẩm là truyền thống và đầu tư, sản phẩm truyền thống thì mới vào làm bắt buộc học để bán. Sản phẩm đầu tư phải làm bảo hiểm từ 3 tháng trở lên mới được học, hoặc có bằng Tài chính kế toán, hoặc làm kế toán 1 năm trở lên.

Sau đó bạn cũng sẽ được quản lý hoặc trưởng phòng đào tạo thêm kiến thức và kỹ năng bán hàng.

Bên cạnh đó bạn cũng nên tự mình tìm hiểu lịch sử ra đời của bảo hiểm nhân thọ, lịch sử hình thành và phát triển của công ty mình đại diện, thu thập nhiều dẫn chứng thực tế, trường hợp cụ thể từ đồng nghiệp, các bài viết trên internet...

Kiến thức là điều kiện cần và kỹ năng là điều kiện đủ để bạn có sự chuẩn bị vững vàng nhất trước khi bước vào nghề tư vấn bảo hiểm nhân thọ.Vậy những tư vấn viên mới vào nghề cần chuẩn bị kỹ năng cơ bản nào?



Với bất kỳ một tư vấn viên nào, khác hàng luôn là trên hết


3. Chuẩn bị kỹ năng


Tự bản thân mỗi người đều cần trang bị những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống, và làm nghề nào cũng cần có kỹ năng riêng để vững tin cũng như thành công.

Đặc biệt làm nghề tư vấn lại cần rất nhiều kỹ năng không chỉ của người bán hàng mà còn của nhà tâm lý, phân tích, hay kỹ năng của nhà đầu tư tài chính...

Thực tế trong khóa đào tạo đầu vào cũng đã có những buổi đào tạo kỹ năng bán hàng cơ bản dành cho những người mới bước vào nghề tư vấn. Qua đó giúp bạn cách giao tiếp, nói chuyện hay gọi điện cho khách hàng để xây dựng niềm tin vào người tư vấn, cũng như tin tưởng vào sản phẩm, công ty bảo hiểm.

Hiểu rõ được giá trị nhân văn cũng như mục đích cao cả của bảo hiểm nhân thọ bạn sẽ đề cao giá trị nghề nghiệp của mình đang làm. Biết mình đang mang lại giải pháp tài chính cho mọi gia đình, đang chia sẻ rủi ro giúp cuộc sống này tốt đẹp hơn thì bạn sẽ tự đặt cái “Tâm” của mình lên trước để lắng nghe khách hàng.


Không gì bằng bài học thực tế, người thực việc thực, nên ngoài khóa học kỹ năng bạn nên năng động giao tiếp học hỏi từ những anh chị em đi trước.

Học cách lắng nghe, thấu hiểu để tư vấn sản phẩm phù hợp.

Học cách chuẩn bị kỹ quyền lợi, điều khoản, điều kiện trước tư vấn cho bất kỳ khách hàng nào.

Học cách lấy lại tinh thần, tin vào bản thân trước những lúc khó khăn.

Học cách xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, thân thiện gần gũi với khách hàng.

Học cách xử lý các tình huống từ chối, bác bỏ của khách hàng;

Học cách dừng đúng lúc khi có những vấn đề chưa rõ sẽ giải đáp sau khi hỏi quản lý hoặc trưởng phòng.

Học cách xây dựng niềm tin cũng như chăm sóc khách hàng sau khi ký hợp đồng để khách hàng có thể cùng mình đi đến hết thời hạn hợp đồng.

….

Nghề tư vấn bảo hiểm nhân thọ được biết đến là nghề tay trái của nhiều ngành nghề khác và nghề rất dễ gia nhập, nhưng để gắn bó dài lâu thì không hề đơn giản chút nào. Nhưng các bạn mới bước vào nghề cũng đừng quá lo lắng, chỉ cần nắm bắt được những điều cơ bản này để có một khởi đầu suôn sẻ và cố gắng đem lại giá trị cho cuộc sống thì chắc chắn các bạn sẽ thành công.


Khách hàng là yếu tố tiên quyết trong bất kỳ ngành nghề nào, đặc biệt còn khó khăn với những tư vấn viên mới vào nghề, nhưng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn mở tài khoản ngay để có cơ hội tiếp cận với hàng nghìn khách hàng tiềm năng nhất.


Theo thị trường tài chính Việt Nam