Breaking News

Nghề nghiệp nào khó làm nhất ở Việt Nam ? Vâng : Nghề tư vấn bảo hiểm


Nghề bán hàng không bao giờ là dễ dàng, cái gì cũng có cái khó của nó. Ở nước ngoài, nghề bán bảo hiểm rất được coi trọng và được công nhận là một trong những nghề cao quý nhất, còn ở Việt Nam luôn bị nghi ngờ và xa lánh. Không khẳng định bán bảo hiểm là nghề khó nhất ở Việt Nam nhưng cũng không dề dễ dàng chút nào.

Sau đây là những yếu tố chứng tỏ bán bảo hiểm là nghề rất khó ở Việt Nam:

1. Là sản phẩm vô hình
Đúng là một sản phẩm mà người mua không được nhìn, cầm, nắm và không thấy được ngay giá trị sử dụng thì sẽ khó bán hơn. Trong khi đó bảo hiểm là sản phẩm vô hình, mang tính bảo vệ dài hạn, và đặc biệt là nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm nhân thọ là chỉ bảo hiểm cho những rủi ro không lường trước được, tức là là giá trị chưa thể thấy ngay trước mắt mà phải dài lâu. Vậy nên, tư vấn cho khách hàng tham gia bảo hiểm nhân thọ chính là dựa trên việc xây dựng niềm tin của khách hàng đối với tư vấn viên, sự tin tưởng đối với công ty bảo hiểm. Và cái khó ở đây là làm thế nào để xây dựng niềm tin dài hạn cho khác hàng để có thể duy trì hợp đồng đến lúc đáo hạn.

2. Mọi người chưa nhận thức hết được về sự cần thiết của bảo hiểm nhân thọ 

Bảo hiểm nhân thọ chính thức được triển khai tại Việt Nam từ năm 1996, đến nay đã được 20 năm nhưng mới chỉ khoảng 8% dân số Việt Nam tham gia bảo hiểm nhân thọ. Cho thấy nhiều người dân Việt chưa nhận thức được hết về sự cần thiết của bảo hiểm nhân thọ trong cuộc sống, chưa hiểu rõ ý nghĩa sâu xa của bảo hiểm là dự phòng rủi ro, bảo vệ tài chính cho chính mình và người thân như nào. Thực tế các mặt hàng được bán đều đáp ứng nhu cầu thiết yếu của đa số người tiêu dùng. Nhưng riêng khó khăn nhất với người bán sản phẩm bảo hiểm nhân thọ là mọi người vẫn chưa coi bảo hiểm là sản phẩm thiết thực cần ngay, bởi hầu hết người Việt ít qua tâm đến rủi ro, chỉ thích tiết kiệm và luôn đặt "lãi" lên trên hết. Nhiều người còn có suy nghĩ mình sẽ không gặp rủi ro hoặc nếu có thì mình sẽ có thể vượt qua khó khăn khi rủi ro xảy ra. Họ ngại ngần khi nhắc đến bảo hiểm nhân thọ là nhắc đến tử vong, tai nạn, nằm viện hay mất mát thu nhập, thực tế là họ sợ đối diện với những vấn đề đó, nhưng cuộc sống mà, ai dám chắc mình sẽ bình an và không gặp rủi ro cho đến suốt đời.

3. Bị coi là lừa đảo 
Chắc chắn rằng bảo hiểm nhân thọ không lừa đảo, nó đã tồn tại hàng trăm năm trên thế giới. Nhưng từ khi vào Việt Nam, nhiều người vẫn "dị ứng" khi nhắc đến bảo hiểm, công ty bảo hiểm vì sợ công ty phá sản và cho rằng đóng tiền vào thì dễ, rút ra thì khó... và từ đó coi bảo hiểm nhân thọ là lừa đảo, là đa cấp ... Những tư vấn viên cũng không tránh khỏi bị xa lánh và từ chối nghe tư vấn. Nhiều khách hàng khó tính còn chửi mắng té tát, dập ngay điện thoại mặc dù những tư vấn viên chỉ có ý tốt. Vậy nếu không phải là người yêu nghề, kiên nhẫn, quyết tâm để vượt qua những lúc như thế thì khó mà trụ được trong ngành nghề. Điều này là do một phần khách hàng không đọc hiểu kỹ các điều khoản trước khi ký hợp đồng bảo hiểm và đến khi sự việc xảy ra mỡi ngỡ là không thuộc phạm vi được chi trả quyền lợi bảo hiểm. Hay có những tư vấn viên vì lợi ích cá nhân, không tư vấn hết trách nhiệm, không đưa ra giải pháp phù hợp với điều kiện của khách hàng mà chỉ nhanh chóng muốn ký được nhiều hợp đồng, được hợp đồng lớn. Để đến khi khách hàng không theo được hợp đồng đến lúc đáo hạn và không bảo vệ được quyền lợi bảo hiểm... Ngành nghề nào cũng khó tránh khỏi có người này người kia, nhưng khó khăn nhất của người bán bảo hiểm không chỉ là việc giải thích cho khách hàng hiểu về nguy cơ tài chính mà hơn hết là làm thế nào để khách hàng tin vào mình tin và sản phẩm đó, tin vào sự bảo vệ của công ty bảo hiểm. Tức là họ phải vượt qua rào cản tâm lý, thay đổi thói quen quản lý tài chính của người Việt.