Breaking News

Kinh nghiệm của một số nước về chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm...

Nhiều nước có thị trường bảo hiểm phát triển hơn Việt Nam cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm theo dòng sản phẩm bảo hiểm mà đại lý dự kiến sẽ tham gia phân phối, như Mỹ, Malaysia, Canada,… Tuy nhiên, mức độ chi tiết khi phân chia dòng sản phẩm để cấp chứng chỉ ở các nước không giống nhau, thị trường bảo hiểm càng phát triển thì dòng sản phẩm tổ chức thi cấp chứng chỉ đại lý càng chi tiết. Ví dụ tại bang California ở Mỹ, có tới 29 dòng sản phẩm theo các nhóm sản phẩm liên quan tới tai nạn, sức khỏe, tài sản, kỹ thuật, du lịch, câu lạc bộ mortor,



… Ở Canada đại lý sẽ đăng ký theo 13 dòng sản phẩm (một số chứng chỉ dành cho cả đại lý và môi giới). Ví dụ, các dòng sản phẩm đại lý ở Canada như đại lý chỉ bán sản phẩm nhân thọ - LO (Life-Only Agent), bảo hiểm tai nạn và sức khỏe - Accident and Health (AH), đại lý - môi giới về bảo hiểm tài sản (Property Broker-Agent - PR), Đại lý – môi giới bảo hiểm kỹ thuật (Casualty Broker - Agent - CA), đại lý bảo hiểm một số dòng hạn chế xe cơ giới (Limited Lines Automobile Insurance Agent - AU), đại lý – môi giới các dòng sản phẩm bảo hiểm dành cho cá nhân (Personal Lines Broker-Agent - PL), đại lý bảo hiểm câu lạc bộ mô tô (Motor Club Agent - MC), đại lý bảo hiểm tín dụng (Credit Insurance Agent - CI), …


Nhìn chung, tại các nước này việc đào tạo, thi và cấp chứng chỉ triển khai theo dòng sản phẩm (không phân biệt dòng sản phẩm ấy của doanh nghiệp bảo hiểm nào). Tuy nhiên, hiện chưa có thông tin cụ thể về cấu trúc kỳ thi sát hạch để được cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm nên không rõ các nước có chia ra kỳ thi cơ bản và kỳ thi sản phẩm hay không, cũng có thể khi đăng ký thi theo dòng sản phẩm dự kiến phân phối thì học viên muốn trở thành đại lý sẽ phải học theo các chương trình tương ứng với dòng sản phẩm đó, các kiến thức cơ bản về bảo hiểm đã được tích hợp trong chương trình đào tạo của mỗi dòng sản phẩm.

Một số nước quy định chặt chẽ về thời gian đào tạo đại lý, điều kiện đầu vào để dự thi cấp chứng chỉ hành nghề đại lý (như Trung Quốc), một số nước chỉ quản lý chặt công tác tổ chức thi và cấp chứng chỉ, không quản lý quá trình đào tạo đại lý bảo hiểm (như Mỹ, Canada, Malaysia). Công tác đào tạo thường triển khai phân tán tại các doanh nghiệp bảo hiểm và trung tâm đào tạo, công tác tổ chức thi thực hiện tập trung tại cơ sở đào tạo được cơ quan quản lý giám sát chỉ định (có vị thế như Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo bảo hiểm của Việt Nam hoặc một tổ chức của các Hiệp hội bảo hiểm).

                                          Nguồn :MOF  ( Bộ Tài Chính _ Cục quản lý và giám sát bảo hiểm )

No comments